Nổi mề đay ở trẻ và những điều cha mẹ nhất định phải biết

Chế Thị Thùy Linh

27-08-2020

goole news
16

Nổi mề đay ở trẻ là bệnh không hiếm gặp, khá giống với bệnh nổi mề đay ở người lớn nhưng ở trẻ bệnh diễn ra dai dẳng hơn và có nhiều biến chứng nguy hiểm hơn bởi làn da của bé còn non nớt. Cha mẹ cần trang bị cho mình kiến thức đầy đủ về bệnh mề đay ở trẻ để chăm sóc sức khỏe cho con tốt hơn, đặc biệt là vào mùa hè - mùa của bệnh mề đay.

Nổi mề đay ở trẻ là gì?

Nổi mề đay (hay còn gọi là mày đay) là một phản ứng tự nhiên của mao mạch trên da với các yếu tố bên ngoài xâm nhập vào cơ thể gây phù cấp hoặc mạn tính ở trung bì. Đây là bệnh dị ứng phổ biến, rất dễ nhận biết và không lây nhiễm từ người này sang người khác.

Bệnh mề đay ở trẻ được chia thành hai loại:

  • Mề đay cấp: thời gian bệnh kéo dài từ 1 ngày đến dưới 6 tuần, bệnh có thể tự khỏi và không gây nguy hiểm đến sức khỏe.
  • Mề đay mãn tính: tái phát nhiều làn, kéo dài trên 6 tuần, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, cần can thiệp điều trị chuyên khoa.

Triệu chứng

Triệu chứng bệnh mề đay ở trẻ tương tự như ở người lớn, mức độ nặng nhẹ còn tùy thuộc vào thời gian mắc bệnh, tác nhân cũng như thể trạng của từng người. Các triệu chứng điển hình bao gồm:

  • Ngứa và nổi mẩn đỏ: trẻ bị mề đay sẽ xuất hiện các nốt mẩn đỏ trên toàn cơ thể, gây ngứa mạnh.
  • Phát ban, sưng phù: trẻ thường phát ban, sần phù trên bề mặt da, đặc biệt là các vùng da nhạy cảm như môi, mắt, cơ quan sinh dục.
  • Các biểu hiện khác: sốt, tiêu chảy, nổi mụn nước.

Các triệu chứng trên có thể tự khỏi hoặc tái phát nhiều lần trong vài tháng, thậm chí là cả năm.

triệu chứng nổi mề đay ở trẻCác triệu chứng nổi mề đay ở trẻ

Nguyên nhân gây bệnh

Các nguyên nhân phổ biến dễ gây nổi mề đay ở trẻ bao gồm:

- Dị ứng khi thời tiết thay đổi đột ngột.

- Cơ địa: Một số trẻ nhỏ cơ thể dị ứng với phấn hoa, lông động vật, khói bụi…dễ gây dị ứng nổi mẩn, ngứa ngáy, trường hợp nặng gây khó thở hoặc không thể hô hấp, trường hợp này cần đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

- Thực phẩm: một số trẻ dị ứng với các loại thực phẩm như hải sản, đậu phộng,..

- Do thuốc hoặc tiêm phòng: một số thành phần của thuốc tây hay tiêm phòng có thể gây dị ứng ở cơ thể trẻ, nhóm thuốc dễ gây dị ứng nhất là thuốc ức chế men chuyển, nhóm thuốc cyclin, tiêm phòng vacxin, thuốc chống viêm không steroid...

- Do di truyền: 50% trong tổng số người bị nổi mề đay do yếu tố di truyền, nếu cả bố và mẹ đều bị bệnh nổi mề đay thì 50% con sinh sẽ mắc bệnh. Trường hợp chỉ bố hoặc mẹ mắc bệnh thì tỷ lệ con sinh ra mắc bệnh giảm đi 1 nửa.

- Do dị ứng với mỹ phẩm.

- Côn trùng cắn.

- Do bệnh lý: một số trẻ bị mắc các bệnh như suy giảm hệ miễn dịch lupus ban đỏ, bệnh tuyến giáp tự miễn,...

- Không xác định nguyên nhân: đây là nhóm bệnh nhân không xác định được nguyên nhân gây nổi mề đay. Thường là tự phát, chiếm 50% trong tổng số trường hợp bị nổi mề đay.

Nổi mề đay ở trẻ có nguy hiểm không?

Nổi mề đay ở trẻ không phải bệnh lây nhiễm nhưng sẽ tái phát nhiều lần ở cùng một người. Bệnh mề đay có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào thể trạng của từng người. Bệnh ở thể nhẹ sẽ chỉ gây ngứa và tự khỏi. 

Bệnh mề đay ở trẻ sẽ trở nên nguy hiểm hơn khi bệnh diễn biến nặng hơn khi mà các biến chứng chạm mạn tính gây sưng mạch khí quản, nghẹt thở, khó thở do bị sưng mạch họng nguy hiểm đến tính mạng.

Mề đay khi biến chứng ở đường tiêu hóa sẽ gây ra các cơn đau thắt bụng, nôn mửa và tiêu chảy. Nguy hiểm hơn khi bệnh mề đay biến chứng ở não có thể gây phù nề não.

Trẻ bị mề đay có nên tắm hay không?

Nhiều cha mẹ không cho con tắm vì sợ lan rộng các vùng ngứa và sần, tuy nhiên khi trẻ bị nổi mề đay cha mẹ hoàn toàn có thể cho bé tắm. Trẻ bị mề đay cần được tắm rửa sạch sẽ và đúng cách:

- Tắm bằng nước ấm vừa phải, không quá nóng, không tắm nước lạnh. Có thể tắm cho bé bằng nước của các loại cây như lá khế, lá tía tô hoặc lá trầu không để làm dịu các vết ngứa đồng thời giúp khử trùng cho da.

- Tắm nhanh trong từ 7 - 15 phút, tắm xong nên thấm khô người bằng khăn mềm ngay khi vừa tắm xong.

- Không sử dụng các loại sữa tắm có tính tẩy mạnh và dễ gây kích ứng cho da của bé.

- Không kỳ cọ vào các vết mẩn ngứa, dễ gây tổn thương da.

Nổi mề đay ở trẻ nên kiêng gì?

Nổi mề đay do nhiều nguyên nhân gây ra và chủ yếu là do các tác nhân từ bên ngoài vì thế để giảm thiểu các triệu chứng ở người bệnh thì điều đầu tiên cần làm là ngừng tiếp xúc với những tác nhân trên. Còn trong ăn uống, người bệnh cần kiêng những loại thực phẩm sau:

Nổi mề đay ở trẻ cần kiêng gì Cha mẹ cần chú ý các loại thức ăn nên hay không nên cho trẻ bị mề đay ăn

- Thực phẩm giàu chất đạm: tôm, cua, thịt bò, cá biển là nhóm thực phẩm rất giàu chất đạm  sẽ khiến cho triệu chứng dị ứng nặng hơn. Đặc biệt với những người dị ứng với những loại thực phẩm này.

- Thực phẩm dầu mỡ: cần hạn chế ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ bởi khi trẻ bị mề đay, hệ miễn dịch của trẻ suy yếu nên khả năng tiếp nhận và chuyển hóa chất béo kém hiệu quả. Điều này dễ gây tích tụ chất béo trong cơ thể dễ gây kích ứng cho cơ thể.

- Đường và muối: đường và muối có tác động kích thích hệ thần kinh ngoại biên - nguyên nhân gây ra các mảng sưng ngứa của mề đay, khiến chúng lan rộng hơn. Chính vì vậy cần hạn chế cho trẻ ăn các nhóm thức ăn nhiều đường và muối.

- Hạn chế thực phẩm cay nóng, các chất kích thích như: bia rượu, cà phê, thuốc lá, ớt, tiêu.. những loại này làm tăng độc tố cho gan, nóng gan cũng là nguyên nhân khởi phát tình trạng dị ứng, mề đay ở trẻ.

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông - địa chỉ khám chữa nhi khoa uy tín tại Hà Nội

Khoa nhi Bệnh viện Đa khoa Phương Đông quy tụ đội ngũ y bác sĩ đầu ngành trong lĩnh vực nhi khoa, đặc biệt có nhiều bác sĩ giỏi với hơn 30 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh lý của trẻ nhỏ. Nhiều năm công tác tại các bệnh viện tuyến trung ương như Bệnh viện Nhi trung ương, Bệnh viện Bạch Mai,...  Tiêu biểu như bác sĩ chuyên khoa II Trần Kinh Trang - trưởng khoa nhi BVĐK Phương Đông, nguyên trưởng khoa tim mạch Bệnh viện Nhi trung ương, TS.BS Dương Bá Trực - trưởng khoa huyết học, Bệnh viện Nhi trung ương cùng nhiều bác sĩ chuyên gia khác.

Khám nhi tại BVĐK Phương Đông Khuôn viên xanh tại BVĐK Phương Đông

Không gian bệnh viện rộng rãi, cơ sở vật chất khang trang, sạch sẽ, có khu vui chơi riêng dành cho trẻ nhỏ giúp trẻ có được tâm lý thoải mái khi đến bệnh viện. Đặc biệt, phòng nội trú chỉ 1 - 2 người/phòng, đảm bảo không lây nhiễm chéo giữa các bệnh nhi. Quý khách khi đến thăm khám tại Phương Đông sẽ được trải nghiệm dịch vụ y tế cao cấp, không phải chờ đợi, mọi thủ tục khám chữa bệnh đều được hướng dẫn và phục vụ tận nơi.

Quý khách có nhu cầu khám chữa bệnh vui lòng liên hệ tới tổng đài 19001806 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

4,438

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

Cách điều trị bệnh tay chân miệng theo từng cấp độ

Tay chân miệng ở trẻ nhỏ với những triệu chứng biểu hiện tại các vị trí điển hình là vùng miệng, bàn tay, bàn chân và được chia thành nhiều cấp độ bệnh.

19001806 Đặt lịch khám