Phân biệt cúm mùa và cúm lợn: Đặc tính, triệu chứng và cách điều trị

Phương Loan

02-10-2024

goole news
16

Cúm mùa và cúm lợn đều là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, gây triệu chứng tương tự nhau nên thường bị nhầm lẫn. Phân biệt cúm mùa và cúm lợn dựa vào đặc tính, con đường lây truyền, mức độ nghiêm trọng,... giúp tối ưu hiệu quả điều trị.

Phân biệt cúm mùa và cúm lợn

Cúm mùa và cúm lợn là các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, thường khởi phát vào mùa Đông. Hai loại cúm có triệu chứng tương tự nhau, cần xác định phân biệt cúm mùa và cúm lợn để đạt hiệu quả cao trong điều trị.

Đặc tính

Cúm lợn hay cúm A H1N1 là một chủng cúm mùa, gây nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. Virus H1N1 có khả năng truyền nhiễm từ người sang người, tốc độ lây lan tùy thuộc từng mùa.

Cúm lợn hay còn gọi cúm A H1N1 lây truyền nhanh từ người sang người

Cúm lợn hay còn gọi cúm A H1N1 lây truyền nhanh từ người sang người

Cúm mùa là thuật ngữ rộng, bao hàm các loại cúm lợn, cảm sốt, dị ứng gây ra bởi virus, vi khuẩn. Mũi, mắt, họng, tai, ngực là những vị trí virus ưa thích cư ngụ trên cơ thể người.

Dựa theo triệu chứng bệnh, kết quả xét nghiệm, cúm mùa được phân loại thành cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B. Mỗi chủng loại gây bệnh sẽ có phác đồ điều trị khác nhau, đạt mục đích ngăn chặn sự diễn tiến và giảm nhẹ triệu chứng.

Thời điểm lưu hành

Cúm lợn và cúm mùa lưu hành quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa Thu - Đông, thời tiết lạnh ẩm tạo điều kiện virus phát triển và lây lan. Thông thường, mùa cúm bắt đầu gia tăng vào tháng 10, đạt đỉnh ở tháng 12.

Chuyên gia khuyến cáo, người dân nên tiêm vacxin cúm trước khi vào mùa 2 tuần - 1 tháng. Đây là khoảng thời gian vừa đủ để cơ thể sản sinh các kháng thể đặc hiệu, có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.

Xem thêm:

Triệu chứng

Virus cúm mùa sau xâm nhập vào cơ thể, người bệnh bắt đầu có biểu hiện sốt cao 39 - 40 độ. Kèm theo đó là tình trạng buồn nôn, nôn, nhức đầu, mệt mỏi, nóng lạnh thất thường, ho, đau họng, sổ mũi.

Bệnh cúm tương đối lành tính nhưng phát triển nhanh nếu không được điều trị thuyên giảm kịp thời. Cúm mùa được đánh giá ít tác động xấu, gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh hơn cúm lợn.

Virus cúm xâm nhập gây buồn nôn, nôn, nhức đầu, mệt mỏi,... ở người bệnh

Virus cúm xâm nhập gây buồn nôn, nôn, nhức đầu, mệt mỏi,... ở người bệnh

Cúm lợn A/H1N1 có khả năng gây tử vong ở người, ước tính mỗi năm có khoảng 250.000 - 500.000 trường hợp thiệt mạng vì virus H1N1. Giai đoạn đầu, cúm lợn gây triệu chứng thông thường như sốt trên 38 độ C, viêm họng, ho khan, suy nhược, nôn mửa, tiêu chảy, mệt mỏi,...

Cúm A H1N1 không được điều trị sẽ gây các biến chứng nghiêm trọng như bội nhiễm, viêm phổi nặng, suy đa tạng, tử vong ở người bệnh mạn tính. Nếu can thiệp kịp thời, bệnh nhân vẫn cần vài tuần đến một tháng để hồi phục hoàn toàn sức khỏe.

Con đường lây truyền

Cúm mùa và cúm lợn có 2 con đường lây lan chính, từ người sang người:

  • Tiếp xúc với dịch tiết người bệnh qua không khí: Người khỏe mạnh khi ở cự ly gần với người bệnh có thể nhiễm phải các hạt nước bọt (ho, hắt hơi, cười, nói chuyện).
  • Tiếp xúc với bề mặt bám dịch tiết người bệnh: Những mặt phẳng, đồ vật như bát, đũa, ly nước, bàn, cầu thang,... là nơi truyền nhiễm virus trung gian.

Vì sao cần phân biệt cúm mùa và cúm lợn

Phân biệt cúm mùa và cúm lợn đóng vai trò quan trọng, cấp thiết đối với người bệnh cũng như cơ sở y tế. Phân loại kịp thời, chính xác đảm bảo công tác kiểm soát dịch tễ diễn ra hiệu quả, phòng ngừa tình trạng bùng phát thành dịch lớn.

Phân biệt cúm mùa và cúm lợn đảm bảo công tác điều trị diễn ra hiệu quả

Phân biệt cúm mùa và cúm lợn đảm bảo công tác điều trị diễn ra hiệu quả

Virus cúm lợn và cúm mùa là hai chủng riêng biệt, mức độ tác động đến sức khỏe và tính mạng cơ bản cũng khác nhau. Xác định chính xác loại cúm giúp bệnh nhân, bác sĩ xác định phác đồ điều trị phù hợp, kiểm soát tốt diễn tiến bệnh và giảm nhẹ triệu chứng.

Phân biệt cúm lợn và cúm mùa cũng giúp các nhà khoa học khai thác sâu về đặc điểm, cơ chế lây nhiễm, diễn tiến của từng loại virus. Kết quả nghiên cứu sẽ được ứng dụng trong sản xuất vaccine phòng ngừa và thuốc điều trị.

Hướng dẫn điều trị cúm mùa và cúm lợn

Khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc cúm mùa hoặc cúm mùa, bạn cần đến cơ sở y tế thăm khám và xét nghiệm chẩn đoán chủng virus. Trường hợp triệu chứng nhẹ, giai đoạn sớm và không có biến chứng, người bệnh được hướng dẫn điều trị tại nhà.

  • Uống nhiều nước để làm dịu cổ họng, hạ sốt, tránh bị mất nước do sốt cao.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, giúp cơ thể phục hồi tốt.
  • Rửa tay thường xuyên, trước bữa ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với đồ vật nơi công cộng.
  • Vệ sinh cá nhân đều đặn, sạch sẽ giúp cơ thể dễ chịu, thoáng mát, hạ cơn sốt.
  • Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tăng cường rau xanh và trái cây tươi để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Đồng thời kết hợp thuốc điều trị triệu chứng như:

  • Thuốc hạ sốt: Paracetamol thường được dùng để hạ cơn sốt, giảm tình trạng đau đầu và đau họng ở người bệnh.
  • Thuốc kháng virus: Có 4 loại thuốc kháng virus được phê chuẩn điều trị cúm, gồm Tamiflu, Relenza, Rapivab và Xofluza. Tuy nhiên chỉ sử dụng khi có chỉ định từ bác sĩ, áp dụng với cấp độ nghiêm trọng.
  • Thuốc giảm ho, long đờm: Có tác dụng giảm ho, loãng đờm ở người bệnh.

Cúm lợn và cúm mùa cần nhận chỉ định điều trị tại các cơ sở y tế chuyên môn

Cúm lợn và cúm mùa cần nhận chỉ định điều trị tại các cơ sở y tế chuyên môn

Biện pháp phòng ngừa virus cúm

Chủ động phòng ngừa cúm mùa và cúm lớn giúp bảo vệ sức khỏe bản thân, cộng đồng sinh sống. Dưới đây là một số cách mà bạn, nhóm đối tượng nguy cơ cao có thể áp dụng:

  • Hạn chế, không di chuyển đến những nơi đang lưu hành dịch cúm. Khi cần đến những nơi công cộng như công viên, siêu thị, rạp chiếu phim,...
  • Vệ sinh tay chân sạch sẽ với xà phòng, nước rửa tay khô nhằm hạn chế nguy cơ tích tụ virus.
  • Giữ môi trường sống sạch sẽ, vệ sinh đều đặn các bề mặt có thể tích tụ virus như cửa kính, mặt bàn, sàn nhà,...
  • Dùng khuỷu tay, khăn giấy che miệng khi hắt hơi, sổ mũi, ho, tránh các giọt bắn lây lan ra cộng đồng.
  • Tiêm vaccine cúm đầy đủ ở cơ sở y tế uy tín, đặc điểm trẻ nhỏ và người cao tuổi.

Tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh tối ưu, cần được áp dụng cho cả trẻ em và người lớn. Gia đình nên lựa chọn bệnh viện có cơ sở vật chất hiện đại, trình độ chuyên môn cao, đảm bảo khâu lưu trữ và sử dụng vaccine an toàn.

Tiêm phòng vắc xin cúm cần áp dụng rộng rãi cho cả người lớn và trẻ em

Tiêm phòng vắc xin cúm cần áp dụng rộng rãi cho cả người lớn và trẻ em

Đăng ký tư vấn, tiêm chủng vắc-xin tại Trung tâm Tiêm chủng - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. Bệnh viện đáp ứng lượng lớn nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của người dân với các tiêu chí:

  • Nguồn vaccine được cam kết nhập từ các hãng sản xuất uy tín trong và ngoài nước.
  • Khách hàng được khám sàng lọc kỹ lưỡng trước tiêm, theo dõi tình trạng trong 30 phút sau tiêm.
  • Lưu giữ lịch sử tiêm online, nhắc lịch chủ động.
  • Thủ tục đặt lịch dễ dàng, nhanh gọn ngay trên website.
  • Đội ngũ y tế túc trực sẵn sàng cấp cứu với trường hợp sốc phản vệ, dị ứng sau tiêm.

Phân biệt cúm mùa và cúm lợn là công tác quan trọng trong khâu điều trị, giảm nhẹ triệu chứng. Bệnh nhân rất khó phân biệt các loại virus cúm bằng biểu hiện lâm sàng, cần đến các cơ sở y tế chuyên môn nhận chỉ định xét nghiệm và kết luận chẩn đoán.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
154

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTƯT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

TTƯT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
19001806 Đặt lịch khám