Cúm A có lây không, cúm A lây qua đường nào? Biện pháp phòng tránh

Phương Loan

15-04-2024

goole news
16

Cúm A gồm có nhiều chủng virus gây bệnh, làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trong bài viết này, cùng Bệnh viện Phương Đông giải đáp cúm A có lây không, cúm A lây qua đường nào và biện pháp phòng tránh lây nhiễm hiệu quả.

Cúm A có lây không, cúm A lây qua đường nào?

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, phần lớn do các chủng virus H1N1, H3N1, H5N1, H7N9 gây nên. Bệnh lưu hành quanh năm, bùng phát mạnh mẽ nhất vào những thời điểm giao mùa, có thể phát triển thành dịch và tước đi tính mạng của nhiều người.

Cúm A có lây không?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, cúm A có khả năng lây từ người sang người, từ gia cầm sang người. Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm có hơn 800.000 ca bệnh liên quan đến cúm, chủ yếu là chủng cúm A/H1N1, A/H3N2 và chủng cúm B/Yamagata, B/Victoria.

Cúm A có khả năng lây lan mạnh mẽ trong cộng đồng

(Cúm A có khả năng lây lan mạnh mẽ trong cộng đồng)

Năm 2022, ghi nhận số trường hợp cúm A tăng lên mức báo động trong mùa hè. Không ít người đã phải nhập viện điều trị, thậm chí tình hình chuyển biến nặng phải cần đến sự hỗ trợ của máy thở.

Cúm A lây qua đường nào?

Theo các chuyên gia y tế, cúm A chủ yếu lây nhiễm qua đường hô hấp và đường tiếp xúc. Do các chủng virus có khả năng tồn tại ở môi trường bên ngoài tương đối lâu, có thể sống lên tới 48 giờ:

  • Đường hô hấp là con đường lây lan phổ biến nhất của cúm A, người khỏe mạnh có thể bị lây nhiễm vì tiếp xúc với các giọt bắn trong quá trình giao tiếp, ho, hắt hơi, sổ mũi, khạc nhổ,... của người bệnh. Các nghiên cứu chỉ ra, trong phạm vi 2 mét virus cúm A có thể lây lan nhanh chóng, xâm nhập và gây bệnh ở cơ thể người.
  • Đường tiếp xúc, tức người khỏe mạnh vô tình cầm nắm đồ vật, đưa tay lên mặt, mũi, miệng, dụi mắt cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm virus cúm A. Tùy từng loại bề mặt mà virus có thể tồn tại trong nhiều giờ, cụ thể 24 giờ với các bề mặt cứng (nắm cửa, vịn cầu thang, bàn ghế), 12 giờ với khăn giấy hoặc vải, vài tuần trên bề mặt tiền giấy.

Những con đường lây nhiễm của cúm A

(Những con đường lây nhiễm của cúm A)

Các đường lây chính cúm A H5N1 tương đối khác với đường lây truyền cúm A H1N1, H3N1. Theo đó, người bình thường có thể nhiễm H5N1 khi:

  • Tiếp xúc với gia cầm mang bệnh.
  • Chạm hoặc hít phải chất tiết gia cầm bị bệnh.
  • Tham gia giết mổ, chế biến thịt gia cầm bị nhiễm bệnh.
  • Ăn thịt gia cầm hoặc trứng không nấu chín.

Như vậy, có thể thấy cúm A không chỉ lây qua tiếp xúc, hô hấp thông thường giữa người với người. Hộ gia đình tham gia chăn nuôi cần chủ động tiêm ngừa, hoặc khi có dấu hiệu cần báo ngay với chính quyền địa phương để có biện pháp tiêu hủy, ngăn chặn bùng phát dịch kịp thời.

Cúm A dễ lây lan vào thời điểm nào?

Các chủng virus cúm A hoạt động mạnh mẽ vào thời điểm giao mùa, đặc biệt khi thời tiết chuyển lạnh và hanh khô. Hoặc 3 - 4 ngày đầu tiên khi xuất hiện triệu chứng, người khỏe mạnh tiếp xúc với người bệnh có thể dễ dàng bị lây nhiễm.

Cúm A dễ lây lan vào thời điểm giao mùa

(Cúm A dễ lây lan vào thời điểm giao mùa)

Tuy nhiên, mức độ lây nhiễm giữa người với người có thể thay đổi theo tình trạng sức khỏe, độ tuổi. Một người lớn khỏe mạnh bị cúm A có thể truyền nhiễm virus 1 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng, trong khi đó khả năng lây lan của trẻ em, người già, người có hệ miễn dịch yếu chậm hơn.

Ai có thể bị nhiễm cúm A?

Mọi lứa tuổi, đối tượng đều có thể bị nhiễm các chủng virus cúm A. Tuy nhiên, có 4 nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, dễ gặp biến chứng nặng hoặc thậm chí là tử vong:

Đối tượng bị lây nhiễm cúm A

Trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ dưới 2 - 5 tuổi dễ bị nhiễm cúm A, thậm chí xuất hiện biến chứng do đang trong giai đoạn “khoảng trống miễn dịch”. Hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt, chưa hoàn thiện, song cũng chưa được tiêm phòng vaccine cúm khiến tác nhân dễ dàng gây bệnh.

Ngoài ra, trẻ nhỏ thời điểm này thường cầm nắm và ngậm đồ vật, ở nhà và cả ở nơi công cộng, hành động này làm tăng nguy cơ nhiễm virus cúm A.

Người cao tuổi

Thông thường từ 65 tuổi trở đi, sức khỏe con người hay sức đề kháng suy yếu theo cơ chế thoái hóa tự nhiên. Đây là điều kiện thuận lợi cho virus xâm nhập, gây bệnh hô hấp cũng như các bệnh liên quan đến vi khuẩn, nấm.

Thai phụ

Thời kỳ mang thai, hệ miễn dịch của bà bầu luôn yếu hơn người bình thường, dễ bị các tác nhân như virus cúm A tấn công. Trong trường hợp này, gia đình cần sớm thăm khám y tế để có phương án điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm như dị tật bẩm sinh, sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non.

Bệnh nền

Nhiều nghiên cứu chứng minh, người mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, huyết áp cao, đái tháo đường, suy thận, suy gan, COPD là đối tượng nguy cơ nhiễm bệnh cao. Không những vậy, khi bị lây nhiễm virus, nhóm đối tượng này có thể gặp nguy cơ tử vong.

Dù không thuộc nhóm đối tượng nào trong bảng trên, bạn vẫn có nguy cơ nhiễm bất kỳ chủng virus cúm A nào. Vậy nên, cần có biện pháp phòng tránh cụ thể hoặc khi nghi ngờ mắc bệnh, cần lập tức thăm khám y tế.

Cúm A khi hết sốt có lây lan không?

Cúm A có lây không, cúm A lây qua đường nào khi hết sốt? Cúm A sau khi hết sốt không còn khả năng lây nhiễm, bởi trong 5 - 7 ngày phát bệnh, số lượng virus tồn tại trong cơ thể đã giảm dần. Thời điểm lây lan mạnh nhất là 1 ngày trước khi khởi phát các triệu chứng sốt, ho, chảy mũi, nghẹt mũi, đau đầu, hắt hơi, đau họng hoặc đau nhức cơ thể.

Bị cúm A sau bao lâu thì khỏi?

Với người khỏe mạnh, không có tiền sử bệnh thì cúm A có thể khỏi hoàn toàn triệu chứng sau 5 - 7 ngày mắc bệnh, dứt điểm hẳn có thể cần thời gian 2 tuần mà không cần dùng thuốc điều trị. Còn nhóm đối tượng thể trạng yếu, virus cúm A có khả năng gây nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm phế quản.
  • Viêm tai giữa.
  • Viêm phổi.
  • Tiêu chảy.
  • Đi ngoài.
  • Nôn nhiều.
  • Khó thở.
  • Sốt li bì

Một số trường hợp không được chăm sóc, điều trị kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ tử vong. Vậy nên, khi thấy biểu hiện ho, sốt, đau họng, mệt mỏi, ớn lạnh,... cần thăm khám y tế để tìm ra nguyên nhân, nhận hướng dẫn chữa trị từ bác sĩ chuyên môn.

Biện pháp phòng tránh lây nhiễm cúm A

Cúm A có lây không, cúm A lây qua đường nào là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội, đặc biệt khi thời tiết thay đổi. Để bản thân cũng như người nhà không phải đối mặt với các triệu chứng nghiêm trọng, biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng thì bạn cần:

Biện pháp phòng tránh lây nhiễm cúm A theo hướng dẫn của Bộ Y tế

(Biện pháp phòng tránh lây nhiễm cúm A theo hướng dẫn của Bộ Y tế)

  • Khi xuất hiện các triệu chứng điển hình của cúm A thì cần lập tức cách ly, di chuyển đến cơ sở y tế để được kiểm tra và chẩn đoán kịp thời. Bằng việc tìm ra nguyên nhân, tức chủng virus gây bệnh, người bệnh sẽ có phác đồ điều trị phù hợp cũng như biện pháp phòng ngừa lây nhiễm ra cộng đồng.
  • Khi đi vệ sinh, cầm nắm đồ vật, tiếp xúc với các bề mặt ở nơi công cộng cần rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn, hoặc rửa với xà phòng. Thời điểm dịch bùng phát mạnh mẽ, hạn chế đến nơi đông người, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách an toàn với người xung quanh.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân, không gian sống, nơi làm việc, đều đặn dọn dẹp, vệ sinh bằng dung dịch sát khuẩn, đảm bảo môi trường thông thoáng và sạch sẽ.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, cung cấp đủ chất để tăng cường sức đề kháng. Đi kèm với đó là chế độ sinh hoạt hợp lý, thường xuyên tập thể dục, mỗi ngày trung bình 30 - 60 phút.
  • Tiêm ngừa vaccine cúm đầy đủ, đúng lịch, nên hoàn thành lịch tiêm trước mùa dịch (khoảng tháng 3 - 4 và tháng 9 - 10 hàng năm).

Kết luận lại, cúm A có lây không, cúm A lây qua đường nào? Các chủng cúm A có khả năng lây lan từ người sang người, gia cầm sang người bằng đường tiếp xúc và đường hô hấp. Không riêng những đối tượng nằm trong nhóm nguy cơ cao, tất cả mọi người đều cần chủ động bảo vệ sức khỏe trước và trong mùa dịch.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

40

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

TTUT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

TTUT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
19001806 Đặt lịch khám