Cúm mùa ở trẻ: Triệu chứng, chẩn đoán và hướng điều trị

Phương Loan

25-09-2024

goole news
16

Cúm mùa ở trẻ là bệnh lý phổ biến, thường gây bệnh ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, trẻ mắc các bệnh lý mạn tính, suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Bệnh thường thường phát triển lành tính, song không điều trị tích cực có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng viêm xoang, viêm phổi, suy đa phủ tạng.

Cúm mùa ở trẻ là gì?

Cúm mùa ở trẻ là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, gây ra bởi virus cúm. Cúm A/H3N2, cúm A/H1N1 và cúm B là nhóm virus cúm thường gặp ở Việt Nam.

Cúm mùa là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp do virus cúm gây ra

Cúm mùa là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp do virus cúm gây ra

Bệnh thường khởi phát vào mùa Đông - Xuân, lây truyền trực tiếp từ người sang người thông qua giọt bắn nói chuyện, ho, hắt hơi. Phần lớn cúm mùa diễn tiến lành tính, một số ít chuyển nặng gây suy hô hấp hoặc khởi phát biến chứng thứ phát.

Trẻ em dưới 5 tuổi cần thận trọng khi vào mùa virus cúm lưu hành. Giai đoạn này hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, sức đề kháng yếu tạo điều kiện thuận lợi cho virus xâm nhập vào cơ thể.

Biểu hiện cúm mùa ở trẻ em

Cúm mùa ở trẻ thường khởi phát triệu chứng sau 2 ngày tiếp xúc với nguồn bệnh:

  • Bắt đầu có những cơn sốt trên 38 độ C.
  • Cảm thấy ớn lạnh.
  • Đau nhức đầu, cơ bắp.
  • Choáng váng.
  • Chán ăn, không thèm.
  • Mệt mỏi, cảm thấy không còn sức lực.
  • Ho kèm đau họng.
  • Chảy nước mũi.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Đau tai.
  • Tiêu chảy.

Sau 5 ngày khởi phát bệnh, trẻ có thể cắt sốt nhưng vẫn còn ho, mệt mỏi. Trong một đến hai tuần tiếp theo, các triệu chứng sẽ biến mất hoàn toàn.

Triệu chứng cơ bản khi trẻ em bị bệnh cúm mùa

Triệu chứng cơ bản khi trẻ em bị bệnh cúm mùa

Phân loại giai đoạn trẻ bị cúm mùa

Trẻ em bị cúm mùa thường phát triển theo 2 giai đoạn:

Cúm nhẹ

Cúm nặng

Trẻ xuất hiện những triệu chứng cúm thông thường, lành tính, không quá nguy hiểm.

Nghi ngờ và xác định khi kèm theo một số tình trạng sau:

  • Phổi xuất hiện tổn thương, có dấu hiệu suy hô hấp như thở nhanh, SpO2 giảm, PaO2 giảm, khó thở.
  • Biến chứng thứ phát như viêm xoang, viêm phổi.
  • Triệu chứng bệnh nền (phổi, gan, suy thận, tiểu đường, tim mạch, máu) có dấu hiệu tăng lên.

Cúm mùa cần được phát hiện và điều trị kịp thời, phòng ngừa các biến chứng ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe. Điều trị từ giai đoạn nhẹ giúp trẻ sớm hồi phục, giảm khả năng lây nhiễm ra ngoài cộng đồng.

Phương pháp chẩn đoán bệnh cúm mùa

Trường hợp trẻ có những biểu hiện nghi ngờ và khó điều trị, cha mẹ cần nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế chuyên môn. Tại đây, bác sĩ sẽ phân loại ca bệnh nghi ngờ và ca bệnh xác định để đưa ra chẩn đoán phù hợp.

Đối với ca nghi ngờ cúm mùa: Các yếu tố căn cứ bao gồm

  • Dịch tễ: Sống hoặc từng đến khu vực lưu hành virus cúm, tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân cúm.
  • Biểu hiện lâm sàng: Sốt trên 38 độ C, đau nhức toàn thân, suy hô hấp.
  • Chụp X-quang: Hình ảnh phổi bình thường hoặc có tổn thương thâm nhiễm lan tỏa ở phổi.
  • Xét nghiệm máu: Chỉ số bạch cầu bình thường hoặc giảm.

Đối với ca bệnh xác định: Chẩn đoán dựa trên

  • Các tiêu chuẩn nghi ngờ cúm mùa.
  • Xét nghiệm máu: Dương tính với virus cúm bằng phương pháp RT-PCR, real time RT-PCR hoặc nuôi cấy bệnh phẩm.

Phương pháp chẩn đoán bệnh cúm mùa ở các bé

Phương pháp chẩn đoán bệnh cúm mùa ở các bé

Nhóm đối tượng nguy cơ cao

Cha mẹ đặc biệt chú ý những trẻ nằm trong nhóm đối tượng nguy cơ cao bị cúm mùa sau:

  • Trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.
  • Trẻ mắc bệnh mạn tính như hen phế quản, tim bẩm sinh, suy thận mạn, xơ gan, chậm phát triển vận động hoặc trí tuệ.
  • Trẻ suy dinh dưỡng, béo phì nặng.
  • Suy giảm miễn dịch bẩm sinh.

Nếu có thắc mắc nào khác về cúm mùa thì đừng ngần ngại để lại thông tin tại phần Đặt lịch khám hoặc bấm máy gọi tới Hotline 1900 1806 của Phương Đông để được hỗ trợ.

Hướng điều trị khi trẻ bị cúm mùa

Điều trị cúm mùa ở trẻ tập trung giảm nhẹ các triệu chứng, nâng cao sức đề kháng để chống lại virus gây bệnh. Bác sĩ sẽ dựa vào mức độ bệnh để xây dựng phác đồ điều trị phù hợp, giúp trẻ nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên tắc

Điều trị trẻ bị cúm mùa cần tuân thủ 5 nguyên tắc cơ bản sau:

  • Trẻ được xác định cúm mùa cần được cách ly y tế, đồng thời thông tin đến cơ quan y tế dự phòng.
  • Nhanh chóng phân loại mức độ bệnh, tình trạng bệnh.
  • Bệnh nhân nặng, xuất hiện biến chứng cần có phác đồ điều trị căn nguyên, hồi sức tích cực.
  • Chỉ dùng thuốc kháng virus khi có chỉ định từ bác sĩ.
  • Ưu tiên điều trị tại chỗ, hạn chế chuyển tuyến trừ trường hợp cơ sở y tế không đáp ứng điều kiện điều trị.

5 nguyên tắc điều trị cơ bản ở bệnh nhi cúm

5 nguyên tắc điều trị cơ bản ở bệnh nhi cúm

Điều trị theo mức độ bệnh

Cúm mùa thường có ba mức độ diễn tiến, liệu trình điều trị được xác định sau khi phân loại:

  • Cúm chưa biến chứng: Điều trị triệu chứng nhẹ tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Trường hợp nặng hơn có thể nhập viện điều trị, tiếp nhận chăm sóc tích cực từ cán bộ y tế.
  • Cúm kèm yếu tố nguy cơ: Bệnh nhân nên nhập viện theo dõi, tiếp nhận điều trị.
  • Cúm khởi phát biến chứng: Trẻ cần được điều trị nội trú, dùng thuốc kháng virus trong thời gian sớm.

Điều trị bằng thuốc kháng virus

Thuốc kháng virus thường được chỉ định cho bệnh nhân cúm có biến chứng hoặc yếu tố nguy cơ. Hai loại thuốc được sử dụng nhiều nhất hiện nay là:

  • Oseltamivir sử dụng liều lượng theo lứa tuổi và cân nặng, kéo dài điều trị trong vòng 5 ngày.
  • Zanamivir là thuốc kháng virus dạng hít, sử dụng thay thế Oseltamivir hoặc không đáp ứng với Oseltamivir.

Điều trị biến chứng

  • Suy hô hấp: Hỗ trợ thở oxy, thông khí nhân tạo hoặc thở CPAP.
  • Bội nhiễm vi khuẩn: Sử dụng kháng sinh thích hợp theo từng trường hợp.

Điều trị hỗ trợ

Trường hợp cúm mùa nhẹ, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn điều trị giảm nhẹ triệu chứng như:

  • Dùng Paracetamol để hạ sốt, không dùng nhóm thuốc Aspirin, Salicylate.
  • Bổ sung chất điện giải, nước.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Hướng điều trị hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng cúm mùa

Hướng điều trị hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng cúm mùa

Phòng chống cúm mùa ở trẻ

Cúm mùa ở trẻ hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh, Bộ Y tế khuyến cáo mỗi gia đình nên:

  • Vệ sinh cá nhân thường xuyên, đặc biệt sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn cơm hoặc tiếp xúc với đồ vật nơi công cộng.
  • Dùng khủy tay che miệng khi hắt hơi, ho.
  • Súc miệng, rửa mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
  • Giữ ấm cho cơ thể vào mùa cúm.
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất nâng cao sức đề kháng của trẻ.
  • Tiêm vaccine cúm mùa theo lịch tiêm định kỳ.

Trẻ em cần được tiêm chủng định kỳ để phòng ngừa cúm mùa

Trẻ em cần được tiêm chủng định kỳ để phòng ngừa cúm mùa

Trung tâm Tiêm chủng - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cung cấp dịch vụ tư vấn, tiêm chủng vaccine dành cho trẻ em, người lớn. Bệnh viện xây dựng đa dạng các gói tiêm với mức chi phí hợp lý, nâng cao hiệu quả phòng bệnh.

Tiêm chủng là giải pháp phòng ngừa bệnh cúm mùa hiệu quả, giúp bảo vệ trẻ cũng như sức khỏe cộng đồng. Mọi trẻ nhỏ đều cần được sử dụng vaccine đúng thời điểm, đặc biệt với nhóm trẻ em mắc các bệnh lý mạn tính hoặc sức để kháng suy giảm.

Cúm mùa ở trẻ là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus cúm gây ra, dễ truyền nhiễm trong cộng đồng khi vào mùa lưu hành. Cha mẹ nhận thấy trẻ có những biểu hiện sốt cao, khó thở,... cần lập tức thăm khám y tế, tuân thủ phác đồ điều trị ngừa biến chứng nguy hiểm.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
131

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTƯT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

TTƯT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
19001806 Đặt lịch khám