Phân biệt rung nhĩ và cuồng nhĩ: Khác nhau điểm nào?

Nguyễn Phương Thảo

21-12-2024

goole news
16

Rối loạn nhịp tim là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch, trong đó rung nhĩ và cuồng nhĩ là hai tình trạng phổ biến nhưng dễ bị nhầm lẫn. Cả hai đều gây nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, nhưng chúng có những đặc điểm khác nhau về cơ chế, triệu chứng và phương pháp điều trị. Vậy làm thế nào để phân biệt rung nhĩ và cuồng nhĩ? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Khái quát về rung nhĩ và cuồng nhĩ 

Trước khi đi vào phân tích chi tiết từng điểm khác biệt của rung nhĩ và cuồng nhĩ, chúng ta cần phải hiểu hai khái niệm trên là gì. Cụ thể: 

Phân biệt rung nhĩ và cuồng nhĩ với hình dạng sóng rung khác nhau

Phân biệt rung nhĩ và cuồng nhĩ với hình dạng sóng rung khác nhau

Rung nhĩ 

Rung nhĩ (Atrial Fibrillation - AF) là một dạng rối loạn nhịp tim thường gặp nhất ở những người trên 60 tuổi. Điểm đặc trưng là sự co bóp nhanh quá mức và không đều (thường hơn 400 nhịp/phút) của tâm nhĩ khiến cho tim bị loạn nhịp, giảm hiệu suất bơm máu. Hậu quả nghiêm trọng nhất của rung nhĩ là tăng nguy cơ đột quỵ do huyết khối tắc mạch hình thành trong tim và di chuyển đến não. 

Theo thống kê cho biết, hàng năm có khoảng 5% trường hợp bị đột quỵ do các vấn đề liên quan tới bệnh rung nhĩ. Bệnh nhân mắc suy tim kèm rung nhĩ có nguy cơ tử vong lên tới 34%, một tỷ lệ khá cao. Đặc biệt, tỷ lệ mắc bệnh rung nhĩ còn có thể tăng theo nhóm tuổi, trung bình khoảng 0,1% ở nhóm dưới 40 tuổi, trong khi với nhóm trên 80 tuổi, tỷ lệ này cũng có khả năng tăng từ 1,5% đến 2%. 

Cuồng nhĩ

Cuồng nhĩ (Atrial Flutter) cũng là một dạng rối loạn nhịp nhanh ở buồng nhĩ, nhưng khác với rung nhĩ, nhịp tim thường đều hơn. Cuồng nhĩ khiến nhĩ đập từ 250–350 lần mỗi phút và có thể do tổn thương hoặc sẹo làm gián đoạn tín hiệu điện trong tim. Mặc dù ít phổ biến hơn rung nhĩ, cuồng nhĩ có thể tiến triển thành rung nhĩ nếu không được điều trị.

Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy, trong số 517.699 bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim được xuất viện, có 23.420 ca mắc cuồng nhĩ, tương đương với 4,5%. Một nghiên cứu khác của Marshfield Epidemiological Study Area (MESA), tại Hoa Kỳ tỷ lệ mắc cuồng nhĩ là 88/100 người. Ước tính hàng năm có khoảng 200.000 bệnh nhân mắc cuồng nhĩ, trong đó có 80.000 bệnh nhân là cuồng nhĩ đơn độc. 

Tham khảo:

Phân biệt rung nhĩ và cuồng nhĩ chi tiết 

Rung nhĩ và cuồng nhĩ đều là tình trạng rối loạn nhịp tim, xuất hiện do nhiều vấn đề từ tâm nhĩ. Tuy nhiên, khá nhiều người bị nhầm lẫn giữa hai bệnh này bởi chúng có các triệu chứng tương tự nhau. Để phân biệt rung nhĩ và cuồng nhĩ, dưới đây chính là bảng phân tích chi tiết: 

 

Rung nhĩ 

Cuồng nhĩ 

Định nghĩa 

Là tình trạng nhịp tim bất thường, không đều, xảy ra do các xung điện không đồng bộ tại tâm nhĩ, dẫn đến sự co bóp yếu hoặc không đồng đều của tâm nhĩ.

Tần số nhĩ trong rung nhĩ có thể đạt 300-600 nhịp/phút, khiến cho máu không được bơm đầy đủ từ tâm nhĩ xuống tâm thất, tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. 

Có nhịp điệu đều hơn, xảy ra do một vòng dẫn truyền điện bất thường tại nhĩ, thường xoay quanh van ba lá.

Tần số nhĩ trong cuồng nhĩ dao động từ 250- 350 nhịp/phút, mặc dù nhịp thất thường nhưng lại có xu hướng đều đặn hơn so với rung nhĩ. Nguy cơ hình thành cục máu đông và đột quỵ thấp hơn. 

Phân loại 

Rung nhĩ chia thành 4 loại: 

  • - Rung nhĩ kịch phát;
  • - Rung tâm nhĩ dai dẳng; 
  • - Rung nhĩ kéo dài; 
  • - Rung nhĩ vĩnh viễn. 

Cuồng nhĩ chia thành 2 loại: 

- Cuồng nhĩ điển hình phụ thuộc CTI (cuồng nhĩ ngược chiều kim đồng hồ, cuồng nhĩ xuôi chiều kim đồng hồ).

- Cuồng nhĩ không điển hình không phụ thuộc CTI (cuồng nhĩ bên phải không phụ thuộc CTI, cuồng nhĩ bên trái). 

Nguyên nhân 

  • Tiền sử mắc bệnh nhồi máu cơ tim;
  • Tăng huyết áp;
  • Bệnh tim mạch;
  • Suy tim;
  • Van tim có dấu hiệu bất thường;
  • Bị dị tật bẩm sinh ở tim;
  • Bệnh phổi mãn tính;
  • Từng trải qua các cuộc phẫu thuật về tim;
  • Bị nhiễm trùng nghiêm trọng

Tương tự như rung nhĩ, chỉ khác ở điểm duy nhất chính là cuồng nhĩ không có nguyên nhân xuất phát bị nhiễm trùng. 

Triệu chứng

Người bệnh thường cảm thấy hồi hộp, khó thở, mệt mỏi hoặc chóng mặt.

Triệu chứng tương tự như rung nhĩ nhưng có thể nhẹ hơn hoặc được kiểm soát tốt hơn nếu nhịp thất không quá nhanh. 

Chẩn đoán bằng điện tâm đồ (ECG)

Trên ECG không có sóng P rõ ràng, thay vào đó là các sóng Fibrillation nhỏ không đều (sóng F) 

Cuồng nhĩ trên điện tâm đồ ECG hiển thị sóng P hình răng cưa (sóng F) rõ rệt, đều đặn. 

Điều trị

Tập trung vào kiểm soát nhịp tim, phòng ngừa đột quỵ bằng thuốc chống đông và điều chỉnh nhịp tim bằng thuốc hoặc can thiệp điện sinh lý. 

Đối với cuồng nhĩ, có thể áp dụng phác đồ điều trị bằng cắt đốt vòng dẫn truyền bằng sóng Radio Frequency thường là giải pháp lâu dài, mang đến hiệu quả cao. 

*Ghi chú: CTI (Cavo tricuspid isthmus): Eo tĩnh mạch chủ dưới-van 3 lá

Trên đây là tất cả các thông tin để phân biệt rung nhĩ và cuồng nhĩ. Hy vọng sẽ hữu ích đối với bạn đọc. Mọi thông tin cần giải đáp chi tiết có thể liên hệ với Bệnh viện Phương Đông qua hotline 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám tại website để được đội ngũ hỗ trợ tư vấn sớm nhất. 

Kết luận 

Hiểu rõ sự phân biệt rung nhĩ và cuồng nhĩ không chỉ giúp người bệnh kịp thời phát hiện vấn đề mà còn hỗ trợ bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả. Tim mạch là chìa khóa của sức khỏe toàn diện, vì vậy đừng chủ quan khi gặp các triệu chứng bất thường. Hãy thăm khám định kỳ và lắng nghe lời khuyên từ các chuyên gia y tế để bảo vệ trái tim khỏe mạnh và tận hưởng cuộc sống trọn vẹn.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
51

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám