Sốt xuất huyết và sốt phát ban đều là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây tình trạng sốt cao, phát ban, tiêu chảy, chán ăn,... Vậy, phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết như thế nào để hướng điều trị phù hợp và kịp thời, cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu trong bài viết này.
Sốt phát ban và sốt xuất huyết là gì?
Dựa vào khái niệm, người bệnh có thể phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết một cách đơn giản và nhanh chóng. Theo đó:
Sốt phát ban là gì?
Sốt phát ban thường do virus human herpes 6, virus human herpes 7, virus sởi, rubella,... gây nên, khiến người bệnh sốt cao, ho, sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng, phát ban. Bệnh có thể lây lan dễ dàng trong cộng đồng thông qua tiếp xúc cơ thể, sử dụng chung đồ cá nhân với người bệnh.
Sốt phát ban do nhiều loại virus, vi khuẩn gây ra
Sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi vằn cái Aedes mang virus Dengue gây bệnh, lưu hành quanh năm nhưng đặc biệt vào mùa mưa. Tùy nhóm thể nhẹ hay thể nặng mà bệnh nhân sẽ có những triệu chứng khác nhau, nguy cơ xuất hiện biến chứng nguy hiểm như xuất huyết não, suy đa tạng hoặc tử vong.
Virus Dengue là nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết
Phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết
Với khái niệm sơ lược nêu trên, có thể kết luận sốt phát ban và sốt xuất huyết đều hình thành từ sự xâm nhập của virus, khiến hệ thống miễn dịch suy yếu. Song, có thể phân biệt hai loại sốt này bằng các tiêu chí sau đây:
Tiêu chí
|
Sốt phát ban
|
Sốt xuất huyết
|
Nguyên nhân
|
Phần lớn do virus herpes 6, herpes 7, sởi, rubella hoặc nhiễm virus qua các vết cắn bọ chét, chấy, rận.
|
Chỉ do virus Dengue gây nên, gồm 4 chủng DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4, muỗi Aedes là vật trung gian truyền nhiễm.
|
Biểu hiện
|
Sốt
|
Khi bị nhiễm virus, người bệnh có thể sốt cao trên 38 độc C. Tình trạng này tương đối phổ biến.
|
Qua giai đoạn ủ bệnh, người bệnh sẽ khởi phát các cơn sốt cao 39 - 40 độ C, trường hợp nặng có thể lên tới 40.5 độ C.
|
Viêm họng, ho, sổ mũi
|
Thường xuyên và xuất hiện kèm với triệu chứng sốt.
|
Không phổ biến.
|
Chảy máu
|
Ít khi xảy ra.
|
Dấu hiệu nhận biết điển hình, bao gồm chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết âm đạo,...
|
Phát ban
|
Thường gặp, các đốm nhỏ có vòng trắng nhỏ bao quanh lan rộng từ ngực, bụng, lưng đến cánh tay, cổ tay, chân và mặt.
Những nốt phát ban có thể biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày, không để lại tổn thương nghiêm trọng nào trên da.
|
Sốt xuất huyết dưới da là triệu chứng phổ biến, thường xuất hiện từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 3 sau khi phát sốt. Các nốt phát ban xuất hiện dày đặc hơn sau 3 - 4 ngày.
|
Tiêu chảy
|
Không quá phổ biến, chỉ ở mức độ nhẹ.
|
Phổ biến ở mức độ nặng, người bệnh có thể tiêu chảy nhiều lần trong ngày và liên tục. Đại tiện ra máu hoặc hắc ín, khiến sức khỏe suy kiệt.
|
Chán ăn
|
Ít gặp, nếu có người bệnh vẫn ăn uống được bình thường nhưng cảm giác không ngon, không có khẩu vị.
|
Thường gặp, người bệnh thể nặng không thể ăn uống, có thể được truyền dịch qua đường tĩnh mạch.
|
Sưng mí mắt
|
Ít khi xảy ra, thường chỉ khởi phát ở mức độ nhẹ do nhiễm trùng virus gây ra.
|
Không phổ biến nhưng khi xuất hiện, cảnh báo bệnh diễn tiến nặng do xuất huyết giác mạc.
|
Mệt mỏi
|
Phổ biến nhưng thường chỉ giống như mệt mỏi thông thường.
|
Phổ biến, người bệnh suy kiệt, không có sức lực, lừ đừ, li bì, mê man, đau nhức xương và cơ.
|
Mất nước
|
Chỉ một số ít
|
Phần lớn.
|
Biến chứng
|
Thường không gây biến chứng nguy hiểm, được chăm sóc và bổ sung dinh dưỡng đúng cách có thể tự khỏi sau 5 - 7 ngày khởi phát bệnh.
|
Có nhiều biến chứng nguy hiểm như mù đột ngột, trầm cảm, võng mạc, dịch kính, suy tạng, tràn dịch màng phổi, phù phổi cấp,...
|
Phương pháp điều trị
|
Phương pháp điều trị phần lớn nhằm làm giảm sốt, dịu triệu chứng khó chịu ở người bệnh. Các loại thuốc có thể được sử dụng như Paracetamol, kháng sinh, chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ.
|
Điều trị nhằm làm giảm triệu chứng của bệnh, nếu điều trị sốt xuất huyết tại nhà cần được chăm sóc và theo dõi sát sao. Còn người thể nặng thường được yêu cầu nhập viện nội trú, phòng ngừa xảy ra biến chứng.
Dựa vào mỗi mức độ nhiễm bệnh, hướng dẫn điều trị hạ sốt, giảm đau, bù dịch, điện giải, chống sốc sẽ khác nhau.
|
Dù mắc sốt phát ban hay sốt xuất huyết, người bệnh đều cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và nhận hướng dẫn điều trị kịp thời. Tuyệt đối không tự chữa trị bằng thuốc, các phương pháp dân gian tại nhà.
Phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết theo giai đoạn
Ngoài cách phân biệt sốt xuất huyết và sốt phát ban nêu trên, người bệnh và gia đình có thể dựa vào triệu chứng của từng giai đoạn. Cụ thể:
- Giai đoạn ủ bệnh: Sốt phát ban khởi phát với triệu chứng sốt 38 - 39 độ, mệt mỏi và sức khỏe giảm sút. Ngược lại, sốt xuất huyết không có biểu hiện hoặc biểu hiện không quá rõ ràng.
- Giai đoạn toàn phát: Triệu chứng sốt xuất huyết giai đoạn này thường được chia theo thể nhẹ (sốt 39 - 40 độ, buồn nôn, nôn, đau họng, sổ mũi, tiêu chảy), thể nặng (biểu hiện lâm sàng được cải thiện nhưng tiểu cầu giảm, tình trạng xuất huyết dưới da nghiêm trọng). Trong khi đó, khi đã giảm sốt, người sốt phát ban xuất hiện các ban đỏ, mịn, sáng và ít trên da.
- Giai đoạn hồi phục: Sốt phát ban thuyên giảm rõ rệt, hạ sốt hoặc hết sốt hoàn toàn, nốt phát ban nhanh chóng biến mất, không để lại sẹo trên da. Còn sốt xuất huyết, nốt xuất huyết dần biến mất nhưng gây ngứa, những vết bong vảy gây cảm giác khó chịu.
Biện pháp phòng ngừa sốt phát ban và sốt xuất huyết
Sốt phát ban hay sốt xuất huyết đều là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus, vi khuẩn gây nên, dễ khởi phát ở khu vực có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Để bảo vệ sức khỏe, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
Những nơi muỗi, vi khuẩn có thể trú ngụ
- Diệt muỗi bằng cách dọn dẹp chậu hoa, khay nước, lốp xe cũ đọng nước, chai lọ, vệ sinh đồ dùng cá nhân, môi trường sống xung quanh nhà ở nhằm ngăn chặn môi trường sinh sống của muỗi.
- Đóng cửa hoặc dùng màn để ngăn muỗi xâm nhập vào nhà, đặc biệt hai khung giờ sáng sớm và chiều muộn.
- Sử dụng sản phẩm chống muỗi như kem, xịt chống muỗi, đèn đuổi muỗi, điều hòa đuổi muỗi có sẵn trên thị trường hiện nay.
- Khi ra ngoài nên mặc quần áo dài tay để giảm sự tiếp xúc của da với muỗi, các con bọ hoặc đồ dụng vật dụng cá nhân.
- Chủ động tiêm ngừa vaccine như cúm mùa, thủy đậu, quai bị, sởi, rubella, viêm gan B, viêm gan A,. Rotavirus, viêm não Nhật Bản B.
- Khi nhiễm bệnh, đặc biệt là sốt phát ban, người bệnh cần được cách ly và chăm sóc tại nhà, không nên đi học hoặc đi làm khiến bệnh lây lan ra bên ngoài cộng đồng.
Trong trường hợp nghi ngờ các triệu chứng liên quan đến sốt phát ban và sốt xuất huyết, người bệnh cần sớm liên hệ bác sĩ hoặc trực tiếp đến cơ sở y tế để được thăm khám. Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định, đơn kê của bác sĩ.
Khám và điều trị sốt phát ban và sốt xuất huyết ở đâu?
Để biết chính xác bản thân bị sốt phát ban hay sốt xuất huyết, khách hàng có thể thăm khám và nhận điều trị tại BVĐK Phương Đông. Chuyên khoa Bệnh truyền nhiễm và y học nhiệt đới có khả năng tiếp nhận, kiểm tra, chẩn đoán, điều trị nội trú hoặc ngoại trú các bệnh truyền nhiễm do virus, vi trùng, ký sinh trùng và nấm gây ra.
Khám, chữa bệnh sốt phát ban và sốt xuất huyết tại Bệnh viện Phương Đông
Với cơ sở vật chất hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, từng có thời gian công tác tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhiệt đới Quốc gia, Bệnh viện Đa khoa Thanh Trì, chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh chuẩn 5 sao quốc tế, trải nghiệm thoải mái như ở nhà.
Như vậy, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đã phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết theo các tiêu chí khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và phương pháp điều trị. Bên cạnh đó là các biện pháp phòng tránh sự xâm nhập của virus, vi khuẩn gây sốt phát ban, sốt xuất huyết.
Nếu quý khách hàng có các thắc mắc nào khác về sốt xuất huyết, sốt phát ban hoặc các bệnh khác thì đừng ngần ngại để lại thông tin tại phần hoặc bấm máy gọi tới hotline 1900 1806.