Phân biệt sốt phát ban và sởi từ triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị

Hoàng Lan

31-10-2020

goole news
16

Sốt phát ban và sởi là hai bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nhiều người còn nhầm lẫn giữa hai bệnh này, dẫn đến xử trí sai cách. Cùng tìm hiểu và phân biệt chúng từ triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị ngay sau đây.

Triệu chứng sốt phát ban và sởi có gì giống nhau?

Hai bệnh này có những dấu hiệu giống nhau trong thời kỳ ủ bệnh bao gồm:

  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao 38 – 39 độ C
  • Xuất hiện cảm giác mệt mỏi, lừ đừ
  • Đau đầu, nhức mỏi các cơ bắp
  • Chán ăn, bỏ bú
  • Một số bệnh nhi có thể bị nôn ói hoặc tiêu chảy

Sốt phát ban và sởi có nguyên nhân gây bệnh khác nhau

Sốt phát ban và sởi có nguyên nhân gây bệnh khác nhau

Biểu hiện khác biệt của sốt phát ban và sởi

Sốt phát ban: Đây là căn bệnh khá lành tính và không nguy hiểm.Sau khi giảm sốt, bệnh sốt phát ban ở trẻ sẽ bước vào giai đoạn phát ban kéo dài từ 1 - 5 ngày. Các biểu hiện điển hình của sốt phát ban bao gồm:

  • Nốt ban đỏ và sáng;
  • Ban mịn, ít sần sùi trên mặt da;
  • Ban nổi đồng loạt khắp cơ thể;
  • Sau khi lặn thường không để lại sẹo hoặc vết thâm.

Sởi: Bệnh có đặc điểm là rất dễ tạo thành dịch, đặc biệt ở những nơi tập trung nhiều trẻ em. Thời gian đầu của bệnh tương đối lành tính. Nhưng giai đoạn biến chứng nghiêm trọng sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Trẻ mắc bệnh sởi thường có một trong 3 triệu chứng dễ phân biệt là: Chảy nước mũi, ho, mắt đỏ. Quá trình mắc sởi bao gồm 4 giai đoạn là ủ bệnh, khởi phát, phát ban sởi và phục hồi với các triệu chứng:

  • Vết ban sởi xuất hiện bắt đầu ở sau tai, sau đó lan đến mặt, xuống ngực, bụng rồi ra khắp toàn thân.
  • Ban sởi có dạng sẩn, gồ lên trên bề mặt da, có lúc trẻ ngứa ngáy, khó chịu tại vết sẩn
  • Sau khi ban sởi lặn sẽ để lại những vết thâm.

Sốt phát ban và sởi có nguyên nhân gây bệnh khác nhau

Sốt phát ban: do nhiễm virus thông thường, chiếm khoảng 70 - 80% các trường hợp. Hầu hết trong số đó là nhóm virus đường hô hấp, chẳng hạn như virus Rubella. 

Bệnh sởi: do virus thuộc giống Morbillivirus của họ Paramyxoviridae. Virus này có tính lây lan cao qua đường hô hấp trực tiếp. Khi bệnh nhân ho hoặc hắt hơi, tia nước bọt bắn ra và truyền virus sang người lành. 

Ban sởi có dạng sẩn, gồ lên trên bề mặt da

Ban sởi có dạng sẩn, gồ lên trên bề mặt da, có lúc trẻ ngứa ngáy, khó chịu tại vết sẩn

Mức độ gây hại của sốt phát ban và sởi

Sốt phát ban: Do sốt phát ban xảy ra do nhóm siêu virus thông thường cho nên hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều lành tính. Đối với trẻ bị sốt phát ban, bệnh sẽ tự khỏi sau 5 – 7 ngày nếu bệnh nhi được: Chăm sóc y tế đúng cách, dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo vệ sinh thân thể. Sốt phát ban cũng không để lại bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào cho sức khỏe của trẻ.

Sởi: Bệnh có nguy cơ xuất hiện bội nhiễm và gây nhiều tác hại khi gây ra những biến chứng nặng nề: Tiêu chảy, suy dinh dưỡng, viêm tai giữa, viêm loét miệng, viêm loét giác mạc, viêm phổi và phế quản, viêm thanh quản và khí quản, viêm não. Thậm chí có trường hợp bội nhiễm khiến bệnh biến chứng nặng dẫn tới tử vong.

Cho trẻ bị ban và sởi uống thuốc hạ sốt khi sốt cao trên 38,5 độ C.

Cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi sốt cao trên 38,5 độ C.

Chăm sóc trẻ bị sốt phát ban và sởi

Với bệnh sốt phát ban, do lành tính nên cách chăm sóc đơn giản hơn. Hầu hết trường hợp chỉ cần chăm sóc trẻ tại nhà. 

Với bệnh sởi, khi có dấu hiệu nghi vấn, trẻ cần được đưa đi khám tại bệnh viện. Bác sĩ sẽ chẩn đoán mức độ bệnh. Nếu bị nhẹ trẻ không cần chăm sóc y tế tại viện. Bác sĩ sẽ hướng dẫn cách điều trị tại nhà gồm các biện pháp:

Cho trẻ nằm nghỉ ngơi ở phòng riêng, đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng. Trẻ không cần kiêng tắm hoàn toàn nhưng chỉ nên tắm nước ấm trong phòng kín gió, đặc biệt cần tránh gió lạnh.

Cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi sốt cao trên 38,5 độ C. Chỉ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng kháng sinh hoặc thuốc dân gian

Cho trẻ ăn thức ăn mềm, đầy đủ chất dinh dưỡng. Bổ sung vitamin A nhằm hỗ trợ mắt.

Người chăm sóc cần đeo khẩu trang khi ở gần trẻ, hạn chế tiếp xúc trực tiếp

Cha mẹ cần chú ý theo dõi tình hình sức khỏe của con. Nếu bé sốt cao liên tục, ho nhiều và khó thở, các dấu hiệu biến chứng sang các cơ quan: tai, phổi, tiêu hóa, mắt phải cho bé đi khám ngay.

XEM THÊM:

            ➤ Triệu chứng sởi ở trẻ sơ sinh mà mẹ cần biết

            ➤ “Tất tần tật” cách chăm sóc trẻ khi bị sốt phát ban

Tiêm vacxin - cách phòng sởi hiệu quả

Trẻ cần được tiêm phòng sởi để tránh những hệ lụy khó lường từ căn bệnh này. Cha mẹ có thể cho trẻ tiêm vắc xin sởi hoặc vắc xin 3 trong 1 phòng sởi, quai bị và rubella.

Vắc xin sởi cần đủ 2 mũi: Mũi đầu tiên tiêm khi trẻ 9 tháng tuổi, mũi thứ 2 khi trẻ 18 tháng.

Vắc xin 3 trong 1 cũng có 2 mũi: Mũi đầu tiêm khi trẻ 12 tháng tuổi, mũi thứ 2 tiêm nhắc lại khi trẻ được 4 - 6 tuổi.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

4,474

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám