Mã QR Phiếu tóm tắt Thông tin Điều trị u nang buồng trứng:
Ngày |
Ngày 1 |
Ngày 2 |
Ngày 3 |
Ngày 4 |
Ngày 5 à… |
Khám |
- Diễn tiến sinh tồn: Mạch, huyết áp - Tình trạng bụng: Đau, phản ứng thành bụng - Khám âm đạo - trực tràng: Khám tử cung, 2 phần phụ và các túi cùng |
- Diễn tiến sinh tồn: Mạch, Huyết áp - Tình trạng bụng |
Chuyển mổ theo lịch. |
Nhận bệnh từ phòng hồi sức, điều trị và chăm sóc người bệnh sau mổ |
Dự kiến 5 - 7 ngày sau mổ bệnh ổn định cho xuất viện
|
Cận lâm sàng |
- Huyết học, nhóm máu, đông máu - Sinh hóa máu: Đường huyết, AST, ALT, Ure, Creatinine - HBsAg, HIV, Beta HCG - AFP, ROMA Test - Tổng phân tích nước tiểu - Siêu âm tử cung phần phụ - X- quang phổi - ECG (đo điện tim). Siêu âm tim nếu ECG bất thường hay người bệnh trên 50 tuổi. - CT Scan hay MRI (chụp cộng hưởng từ) khi cần - Soi cổ tử cung |
Khám tiền mê |
Giải phẫu bệnh lý |
- Siêu âm tử cung phần phụ - Xét nghiệm công thức máu và các xét nghiệm cần thiết. |
|
Nguyên tắc điều trị |
- Xác định chẩn đoán, xem lại chỉ định mổ có hay không. - Xác định chẩn đoán - Ổn định tình trạng nội khoa - Xét nghiệm chuẩn bị lên lịch mổ khi có chỉ định |
Hội chẩn bệnh viện lên lịch mổ phiên. - Ổn định tình trạng nội khoa - Chuẩn bị mổ phiên |
Nhịn ăn |
Theo dõi toàn trạng, tình trạng vết mổ và chảy máu |
Chăm sóc vết mổ |
Thuốc |
Thuốc nội khoa nếu người bệnh có bệnh nội khoa đi kèm |
- Ổn định nội khoa - Thuốc trước mổ phiên |
|
- Dịch truyền - Kháng sinh - Giảm đau - Chống viêm - Vitamin. |
- Kháng sinh - Chống viêm - Vitamin. |
Chăm sóc, dinh dưỡng |
Chăm sóc cấp III |
Chăm sóc cấp III |
|
- Chăm sóc cấp I, II - Ăn cháo |
- Chăm sóc cấp III - Ăn cơm |
Dự Phòng |
- Khi đã chẩn đoán u nang thực thể nên mổ cắt u sớm. - Đối với người trẻ: bóc u, bảo tồn chức năng sinh sản. - Đối với người mãn kinh: cắt cả hai phần phụ. - U nang nhầy: cắt phần phụ để tránh tái phát. - Nghi ngờ ung thư: lấy dịch túi cùng Douglas làm tế bào + cắt phần phụ có u và sinh thiết buồng trứng đối diện. - Ngoại khoa: nội soi hay mổ mở, nếu nội soi thất bại sẽ chuyển sang mổ mở, nằm viện 5 - 7 ngày. - Sau khi xuất viện tái khám 02 tuần lấy kết quả giải phẫu bệnh nếu điều trị ngoại khoa - Theo dõi tái nhập viện khi xuất hiện: • Sốt • Đau phần phụ, đau vùng bụng dưới • Các triệu chứng bất thường khác |
||||
Sinh hoạt |
- Sinh hoạt vận động nhẹ - Dinh dưỡng: cần tăng cường bổ sung dinh dưỡng, ăn đủ nhu cầu năng lượng, đủ đạm, đảm bảo tăng cân theo giai đoạn. Những thực phẩm giàu đạm như thịt, sữa, các sản phẩm từ sữa chứa nhiều đạm và calcium, ngũ cốc, các thực phẩm thuộc họ đậu giàu chất xơ, sắt, folate và calcium (đậu xanh, đậu Hà Lan, đậu đỏ, đậu đen, đậu nành, đậu phộng, chickpea (đậu răng ngựa), đậu lăng. Bổ sung thêm chất xơ, trái cây, khoai lang và các loại Vitamin khác như vitamin D, E, C, K, A như rau lá xanh đậm, bông cải xanh. Trứng, cá là nguồn thực phẩm giàu choline và béo omega-3 nhằm giúp cải thiện tình trạng viêm. Uống từ 2 lít nước/ngày. |
||||
Kế hoạch ra viện |
- Tái khám ngoại trú theo hẹn. - Gặp bác sỹ tư vấn khi quyết định mang thai |
|
Họ và tên |
Chức vụ |
Ký tên |
Soạn thảo |
Lục Thị Xuân |
Bác sĩ Khoa Phụ Sản |
|
Thẩm định |
Nguyễn Tuấn Anh |
Trưởng khoa Phụ Sản |
|
Phê duyệt |
Nguyễn Trung Chính |
Giám đốc bệnh viện |
|