Bệnh sốt xuất huyết là gì?
Để tìm hiểu các cách phòng bệnh sốt xuất huyết, trước hết bạn cần hiểu sốt xuất huyết khởi phát do đâu. Đây là loại bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây truyền qua vết cắn của muỗi vằn nhiễm các chủng virus Dengue (DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4).
Muỗi vằn mang virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết có thể lây lan với tốc độ nhanh chóng, bùng phát thành dịch trong cộng đồng. Tại Việt Nam, sốt xuất huyết lưu hành phổ biến ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam, tập trung chủ yếu vào mùa mưa (tháng 7 - tháng 10) hàng năm.
Năm 2023, cả nước ghi nhận hơn 172.000 ca bệnh sốt xuất huyết, trong đó có 43 ca tử vong. So với năm 2022, số ca mắc bệnh đã giảm 54%, giảm 72% đối với những trường hợp tử vong. Hà Nội là khu vực có số ca mắc bệnh nhiều nhất toàn quốc, kéo dài và khác thường.
Vì sao cần phòng chống sốt xuất huyết?
Hiện nay, sốt xuất huyết chưa có thuốc đặc trị hay vắc-xin phòng ngừa, chỉ định điều trị chỉ nhằm làm giảm triệu chứng. Ở thể nặng, người bệnh nếu không được chăm sóc hợp lí, kịp thời có thể gặp các biến chứng sốt xuất huyết như suy đa tạng, xuất huyết não, hôn mê, tràn dịch màng phổi hoặc thậm chí tử vong.
Vậy nên, phòng bệnh sốt xuất huyết là cách hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe cũng như tính mạng của mình, người thân trong gia đình. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, bạn cần sớm đến cơ sở y tế để chẩn đoán và điều trị theo đơn của bác sĩ.
Một số cách phòng bệnh sốt xuất huyết tại nhà
Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm do muỗi vằn mang virus Dengue gây nên. Đến nay bệnh chưa có thuốc điều trị dứt điểm hay vắc-xin phòng ngừa nên Bộ Y tế đưa ra lời kêu gọi “người dân mỗi tuần hãy dành 10 phút để diệt bọ gậy/lăng quăng và thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết.
Sử dụng màn chống muỗi
Sử dụng màn chống muỗi khi đi ngủ là cách phòng bệnh sốt xuất huyết hiệu quả, tối ưu cả về chi phí lẫn thời gian sử dụng. Để vừa chống được muỗi, vừa đảm bảo độ thuận tiện khi dùng, bạn nên ưu tiên những loại mỏng, nhẹ, kiểu đan dày để muỗi không tiếp cận được cơ thể.
Phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết bằng cách ngủ màn
Ngoài cách mắc màn khi đi ngủ, bạn có thể dùng chúng để che cửa sổ hoặc cửa ra vào nhà ở, phòng ngủ. Sau một thời gian sử dụng, màn có hiện tượng rách, thủng nên cần kiểm tra thường xuyên, tránh muỗi xâm nhập vào bên trong. Hoặc tẩm trực tiếp thuốc diệt muỗi nồng độ thấp vào màn, tăng hiệu quả.
Sử dụng thuốc chống muỗi ngoài da
Cách phòng chống sốt xuất huyết khác bạn có thể làm là sử dụng thuốc bôi ngoài da, tuy nhiên cần chú ý thành phần vì có thể gây dị ứng, nổi mẩn ngứa. Bạn có thể kiểm tra bằng cách bôi một ít lên mặt trong cánh tay, nếu không có biểu hiện kích ứng thì có thể sử dụng cho những vùng da khác.
Bạn có thể tìm kiếm các loại thuốc bôi phòng bệnh sốt xuất huyết chứa hoạt chất DEET, tinh dầu hoặc Nepetalactone,... Khuyến khích ưu tiên DEET, chất có tác dụng tiêu diệt công trùng hiệu quả nhất, trong đó có Aedes Aegypti.
Trồng cây đuổi muỗi
Người dân có thể áp dụng cách phòng tránh sốt xuất huyết bằng cây trồng, một số loại có khả năng đuổi muỗi khỏi không gian nhà ở. Có thể tham khảo một số cây ngăn cản quá trình sinh sản của muỗi như hương thảo, đinh hương, oải hương, ngũ bì gia,...
Một số loại cây có tác dụng đuổi muỗi
Bên cạnh hoa tươi, bạn cũng có thể sử dụng các loại hoa khô bỏ trong túi thơm, mang treo ở gần cửa, nơi ẩm thấp, vị trí muỗi thường tập trung. Hoặc đem lá các loại cây trên đi đun sôi với nước, để nguội, sử dụng bình xịt vào những chỗ muỗi ẩn náu.
Lắp đặt lưới chống muỗi
Lắp lưới chống muỗi cũng là một cách phòng tránh sốt xuất huyết cần thiết và hiệu quả, đặc biệt với gia đình có trẻ em. Người dân nên ưu tiên đặt lưới ở những ô cửa thoáng như cửa sổ, cửa ra vào, vẫn đảm được không khí thoáng mát, ánh sáng cho ngôi nhà.
Sử dụng tính năng đuổi muỗi của điều hòa
Hiện nay, một số dòng điều hòa hiện đại được tích hợp công nghệ đuổi muỗi bằng sóng siêu âm, ước tính độ hiệu quả đạt 80%. Nếu lo ngại ảnh hưởng đến sức khỏe, các chuyên gia đã chứng minh sóng siêu âm không tác động tiêu cực đến cơ thể con người, bao gồm phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.
Xem thêm:
Dùng đèn đuổi muỗi
Không phải gia đình nào cũng có đủ điều kiện đầu tư điều hòa có sóng âm đuổi muỗi, gợi ý đèn bắt muỗi là phương pháp tối ưu và hiệu quả không kém. Các vị trí có thể dùng loại đèn này như phòng ngủ, phòng khách, phòng bếp hoặc nơi không che chắn được bằng màn chống muỗi.
Sử dụng tinh dầu
Muỗi sợ mùi hương của các loại tinh dầu, vì thế bạn có thể phòng bệnh sốt xuất huyết bằng các đốt tinh dầu hoặc nhỏ vài giọt vào nước lau sàn, sau đấy đóng kín cửa sổ, cửa ra vào trong 15 - 20 phút. Cách này sẽ khiến muỗi phải rời khỏi nơi trú ngụ, không thể tiếp tục sinh sôi hay gây bệnh cho con người.
Muỗi rất sợ mùi hương của các loại tinh dầu
Tuy nhiên, hạn chế việc đốt tinh dầu trong phòng kín vì có thể gây hỏa hoạn, thương tích đối với trẻ em. Bên cạnh đó, cũng không nên lạm dụng, chỉ dùng khi cần thiết và bảo quản ở nơi an toàn, tránh xa tầm với trẻ nhỏ.
Phát quang bụi rậm
Vệ sinh môi trường phòng chống sốt xuất huyết được Bộ Y tế tích cực tuyên truyền trong nhiều năm nay, đặc biệt vào những mùa bùng phát dịch. Theo đó, người dân cần phá bỏ nơi sinh sản ưa thích của muỗi như lốp xe ô tô, đồ sắt, hộp kim loại, hộp nhựa quanh nhà.
Đồng thời thực hiện công tác lấp đầy ổ nước, ổ gà bằng đất, đá hoặc múc cạn để khu vực đó được khô ráo. Phát quang bụi rậm, cây cối quanh nhà để hạn chế muỗi đẻ trứng, sinh sôi lây bệnh sang người.
Có vắc-xin phòng bệnh sốt xuất huyết không?
Như đã chia sẻ, tại Việt Nam chưa nghiên cứu ra vắc-xin hay cấp phép lưu hành bất kỳ loại vắc-xin phòng sốt xuất huyết. Vậy nên, người dân tuyệt đối không tin vào những lời giới thiệu hay công dụng thần thánh khi tiêm ngừa sốt xuất huyết.
Việt Nam chưa có vắc-xin phòng sốt xuất huyết
Trước khi nhiễm virus sốt xuất huyết, mỗi cá nhân, gia đình cần phối hợp tích cực với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất, chiến dịch diệt lăng quăng hay vệ sinh môi trường nhà ở, làng xóm. Khi bị sốt, cần đến nhà cơ sở y tế để được khám, tư vấn điều trị, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc tại nhà.
Kết lại, phòng bệnh sốt xuất huyết là quá trình nỗ lực của toàn xã hội, giữa người dẫn và ngành y tế. Mỗi cá nhân cần có ý thức vệ sinh môi trường xung quanh mình, từ nhà ở đến nơi làm việc để giảm tỷ lệ mắc bệnh cũng như tử vong.