Phục hồi chức năng rối loạn nuốt: Các giai đoạn, biến chứng và cách phòng ngừa 

Phan Thị Hoàn

10-09-2024

goole news
16

Rối loạn nuốt là tình trạng người bệnh gặp trở ngại trong việc thức ăn di chuyển từ miệng đến dạ dày. Đây là một di chứng phổ biến thường gặp sau đột quỵ não và cần can thiệp phục hồi chức năng rối loạn nuốt. Bệnh không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như hít sặc, khó thở, viêm phổi và có thể dẫn đến tử vong.

Rối loạn nuốt là gì? 

Rối loạn nuốt còn được gọi là khó nuốt, người bệnh cảm thấy mắc kẹt hoặc gặp trở ngại trong việc thức ăn di chuyển qua miệng, họng, thực quản và đến dạ dày. Nguyên nhân của rối loạn nuốt có thể bao gồm tổn thương ở khu vực của lưỡi, hầu họng, cảm giác của dây phế quản. Hoặc xuất hiện thêm các tổn thương ảnh hưởng đến trung tâm nuốt sau đột quỵ não…

Đây là một di chứng phổ biến thường gặp sau đột quỵ não. Tính đến sau đột quỵ não cấp, từ 42 đến 67% bệnh nhân gặp vấn đề rối loạn nuốt. Sau một tuần từ khi xảy ra đột quỵ, tỷ lệ này giảm xuống còn khoảng 25-30%, sau 6 tháng nó dao động từ 11-50% bệnh nhân.

Khi bị đột quỵ não, việc liệt cơ hầu họng có thể dẫn đến khó khăn trong việc nuốt. Người bệnh gặp vấn đề khi nuốt các thức ăn, thức uống, thậm chí cả khi uống thuốc hoặc nuốt nước bọt... Nếu tình trạng này không được điều trị, có thể gây ra nhiều biến chứng. Trong đó nguy hiểm nhất là hít sặc, dẫn đến suy hô hấp cấp. Nếu không được can thiệp kịp thời, nguy cơ tử vong cao. Trong đó hít sặc cũng là nguyên nhân hàng đầu gây viêm phổi ở bệnh nhân đột quỵ, tăng nguy cơ tử vong và kéo dài thời gian điều trị.

Rối loạn nuốt là tình trạng người bệnh gặp trở ngại trong việc thức ăn di chuyển từ miệng đến dạ dày.

Rối loạn nuốt là tình trạng người bệnh gặp trở ngại trong việc thức ăn di chuyển từ miệng đến dạ dày.

Các giai đoạn của quá trình nuốt

Quá trình nuốt là một quá trình phức tạp bao gồm các giai đoạn sau:

Giai đoạn miệng

Thức ăn trong khoang miệng được thao tác và nhai để chuẩn bị việc nuốt. Có thể nuốt bằng viên thức ăn. Phần gốc lưỡi điều khiển vị trí thức ăn ngăn không cho rơi xuống hầu. Quá trình này kéo dài khoảng 5 - 30 giây.

Giai đoạn đẩy và vận chuyển thức ăn

Đẩy và di chuyển thức ăn từ khoang miệng xuống miệng hầu và kích hoạt quá trình nuốt tại hầu. Quá trình này kéo dài < 1 giây.

Giai đoạn họng hầu

Ở giai đoạn này khẩu cái mềm sẽ nâng lên để ngăn không cho thức ăn trào ngược qua mũi. 2 nếp dây thanh âm khép lại vào đường giữa và nắp thanh thiệt đậy xuống bảo vệ đường thở. Lưỡi sẽ đẩy viên thức ăn hướng ra sau và xuống dưới hầu.

Cơ vòng thực quản trên thư giãn và mở ra bởi sự di chuyển hướng lên trên và ra trước của xương móng và thanh quản. Co thắt lại sau khi thức ăn đi qua, các cấu trúc của hầu trở lại vị trí ban đầu. Quá trình này diễn ra < 2 giây đối với thức ăn và 4 giây đối với chất lỏng.

Giai đoạn thực quản

Viên thức ăn được vận chuyển nhờ sóng nhu động. Cơ vòng thực quản (LES) dưới thư giãn cho phép viên thức ăn được đẩy xuống dạ dày. LES đóng lại sau khi viên thức ăn đã xuống đến dạ dày ngắn trào ngược dạ dày - thực quản. Qua trình này kéo dài 8 - 20 giây.

Rối loạn nuốt trải qua 4 giai đoạn.

Rối loạn nuốt trải qua 4 giai đoạn.

Triệu chứng của rối loạn nuốt

Triệu chứng của rối loạn nuốt ở người bệnh có thể phân thành ba giai đoạn chính:

Giai đoạn miệng 

Gặp phải sự tồn đọng thức ăn trong miệng, chảy nước dãi khi đang ăn, hoặc việc thức ăn rơi ra ngoài miệng.

Giai đoạn hầu họng 

Trải qua hiện tượng trào ngược qua mũi, hoặc sặc trong quá trình nuốt, thay đổi về giọng nói hoặc tốc độ nói sau khi nuốt, cũng như thay đổi trong hô hấp hoặc viêm phổi gần đây.

Giai đoạn thực quản

Cảm nhận thức ăn còn tồn đọng ở cổ họng hoặc ngực, có thể kèm theo viêm phổi. Mất cân nặng không rõ nguyên nhân, và thay đổi trong thói quen ăn uống.

Phục hồi chức năng rối loạn nuốt gặp phải những triệu chứng nào?

Phục hồi chức năng rối loạn nuốt gặp phải những triệu chứng nào?

Những biến chứng nguy hiểm của rối loạn nuốt

Dưới đây là những biến chứng rất nguy hiểm của rối loạn nuốt. Bệnh nhân cần hiểu rõ để có cách đề phòng bệnh. 

Viêm phổi do hít sặc

Một trong những biến chứng nguy hiểm của rối loạn nuốt là viêm phổi do hít sặc, với tỷ lệ tăng 17% so với nhóm không mắc rối loạn này. Khi thức ăn hoặc nước uống bị lọt vào khí quản, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như ho sặc sụa, co thắt phế quản, khó thở, và tỷ lệ tử vong có thể lên đến khoảng 30%.

Hậu quả hít sặc thầm lặng

Thêm vào đó, hiện tượng "hít sặc thầm lặng", khi thức ăn hoặc nước uống xâm nhập vào phổi mà không gây ra triệu chứng ho (đặc biệt thường gặp ở những bệnh nhân có rối loạn cảm giác hoặc không có khả năng ho chủ động và hiệu quả). Điều này cũng gây ra hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh.

Các biến chứng phổ biến khác bao gồm suy dinh dưỡng (16-40%), mất nước, và rối loạn nước điện giải.

Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

Chỉ có 45% bệnh nhân mắc chứng khó nuốt vẫn cảm thấy muốn ăn. Và có 41% thường xuyên cảm thấy lo lắng hoặc thậm chí sợ hãi khi nghĩ đến việc ăn hoặc không cảm thấy thoải mái trong quá trình ăn. Những tình trạng này có thể dẫn đến thay đổi trong thói quen ăn uống, thậm chí gây ra trầm cảm, giảm khả năng hòa nhập lại cộng đồng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Vì vậy, việc kiểm soát và phòng ngừa biến chứng do rối loạn nuốt, chẩn đoán sớm và phục hồi chức năng nuốt sớm ngay sau đột quỵ não sẽ góp phần giảm các biến chứng nặng và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Rối loạn nuốt có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm như hít sặc, khó thở, viêm phổi.

Rối loạn nuốt có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm như hít sặc, khó thở, viêm phổi.

Cách điều trị bệnh phục hồi chức năng rối loạn nuốt

Để phục hồi chức năng nuốt cho bệnh nhân, bác sĩ có thể áp dụng một loạt các phương pháp tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân. Các phương pháp này có thể bao gồm kỹ thuật bù trừ, thực hiện các bài tập nhằm phục hồi chức năng, điều trị bằng phương pháp thủ thuật xâm nhập hoặc sử dụng thuốc phù hợp.

Kỹ thuật bù trừ

Đây là những kỹ thuật giúp cải thiện ngay lập tức và tạo sự an toàn khi bệnh nhân nuốt, tuy nhiên, hiệu quả chỉ mang tính nhất thời và không kéo dài lâu dài. Kỹ thuật bù trừ bao gồm các động tác cần thực hiện khi nuốt như:

  • Gập cằm ra trước khi nuốt, bệnh nhân có thể ngồi hoặc nửa ngồi để giảm khoảng cách giữa nắp thanh môn và vách hầu, từ đó làm cho nắp thanh môn đóng kín hơn.
  • Thực hiện xoay mặt về bên liệt khi nuốt, động tác giúp dồn thức ăn sang phía không bị di chứng tai biến mạch máu não, tạo lực ép lên thành bên của thanh quản.
  • Nghiêng đầu về phía bên lành, sử dụng trọng lực của thức ăn để dồn thức ăn sang bên miệng, từ đó giảm nguy cơ tai biến.

Hơn nữa, kỹ thuật bù trừ còn bao gồm các bài tập nhằm tăng cường nhận thức về cảm giác mặn, ngọt, nóng, lạnh để kích thích phản xạ nuốt. Những phương pháp này đem lại nhiều lợi ích đặc biệt khi rối loạn nuốt của bệnh nhân xảy ra ở giai đoạn miệng.

Các bài tập phục hồi chức năng nuốt

  • Bệnh nhân sẽ tham gia vào các bài tập vận động lưỡi và tập phát âm nhằm tăng cường sức mạnh và sức bền của các cơ môi, lưỡi và hàm. 
  • Các bài tập này có thể bao gồm việc tập nuốt gắng sức, tập đẩy hàm, tập nuốt với kích thích nuốt, và tập nhóm cơ hỗ trợ nuốt, giúp làm sạch họng và giảm sự tồn đọng của thức ăn và nước bọt trong miệng. 
  • Việc thực hiện những bài tập này trong một khoảng thời gian dài có thể giúp cải thiện và phục hồi khả năng nuốt một cách hiệu quả, từ đó bệnh nhân có thể chuyển từ việc ăn thông qua sonde dạ dày sang việc ăn bằng miệng một cách hoàn toàn.

Ngoài ra còn một số phương pháp như điều trị bằng thuốc, thủ thuật điều trị xâm nhập. Bệnh nhân cần đến bệnh viện uy tín để thăm khám và để bác sĩ chuyên khoa lên phác đồ điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất.

Cách chăm sóc bệnh nhân rối loạn nuốt

Bệnh nhân phục hồi chức năng rối loạn nuốt cần được chăm sóc cẩn thận, chính vì vậy mà người nhà cần biết cách chăm sóc để người thân của mình sớm nhanh chóng hồi phục. 

  • Cần phải có một chế độ ăn phù hợp, bao gồm lượng thức ăn đủ và tuân thủ đúng theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
  • Bệnh nhân cần ngồi thẳng khi ăn hoặc uống. Trong trường hợp bệnh nhân không thể ngồi, đầu giường cần được nâng cao ít nhất 30 độ hoặc bệnh nhân cần được đỡ ngồi dậy. Không nên ăn hoặc uống khi nằm.
  • Bệnh nhân cần ăn từng thìa một, nhai kỹ thức ăn để tạo thành viên thức ăn trước khi nuốt, ăn từ từ, và gập cổ khi nuốt. Cần đảm bảo rằng bệnh nhân đã nuốt hết thức ăn trước khi cho ăn thêm. Khi uống, cần uống từng ngụm nhỏ, tránh nuốt ực hoặc nốc cạn.
  • Sử dụng chất làm đặc khi có chỉ định và đúng cách.
  • Tránh nói chuyện khi có thức ăn trong miệng của bệnh nhân.
  • Tạo sự chú ý của bệnh nhân vào việc ăn uống bằng cách gọi hỏi và tạo ra một môi trường yên tĩnh, tránh mất tập trung gây ra hít sặc.
  • Sau khi ăn, bệnh nhân nên giữ tư thế ngồi trong ít nhất 30 phút để tránh trào ngược.
  • Đảm bảo vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng và rơ lưỡi sạch sau khi ăn.

Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về “Phục hồi chức năng rối loạn nuốt: Các giai đoạn, biến chứng và cách phòng ngừa”. Ngoài ra nếu như bạn còn có bất cứ thắc mắc gì về rối loạn chức năng nuốt hoặc muốn thăm khám, điều trị bệnh hãy liên hệ ngay tới Bệnh viện Đa khoa Phương Đông qua hotline 1900 1806 để được tư vấn và điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất. Phương Đông luôn sẵn lòng phục vụ quý khách!

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
404

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám