Polyp mũi ở trẻ em - Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị

Phan Ngọc Linh

31-05-2022

goole news
16

Trẻ em là một trong những đối tượng dễ mắc phải các bệnh lý về đường hô hấp, khiến cho nhiều phụ huynh lo lắng. Nếu như bạn đang nghi ngờ con mình đang có những triệu chứng bệnh polyp mũi ở trẻ em mà không biết nguyên nhân từ đâu, hãy đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa. Trước hết, hãy cùng bệnh viện Phương Đông tìm hiểu thông tin về căn bệnh này và những giải pháp để khắc phục tình trạng này.

Thông tin về polyp mũi ở trẻ em

Polyp mũi ở trẻ nhỏ có lẽ là khái niệm khá xa lạ với nhiều bậc phụ huynh. Đây được xem là một khối u nhỏ, cuống mềm nằm trong khu vực khoang mũi của trẻ nhỏ. Tình trạng này không gây ra đau đớn nhưng nó lại gây ra cảm giác vô cùng khó chịu, vướng víu thậm chí cản trở đường thở gây khó thở. Tuy đây không phải là căn bệnh ung thư nhưng hình thành từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhất là từ tình trạng viêm mạn tính. 

Bệnh hình thành khi lớp niêm mạc mũi hoặc xoang bị viêm nhiễm khiến cho các mạch máu ứ đọng nước. Theo thời gian, các mô tế bào này bị phần nước bên trong kéo nặng xuống, từ đó có thể tạo thành các khối tròn dạng chùm nho. Polyp mũi xuất hiện và có thể phát triển trên nền mũi mãn tính gây ra nhiều khó khăn cho sinh hoạt của trẻ nhỏ. 

Polyp mũi ở trẻ em được xem là một bệnh viêm mãn tính gây ảnh hưởng đến khoang mũi và cạnh xoang mũi. Nếu như không kịp thời phát hiện có thể gây ra tình trạng suy nhược, cơ thể mệt mỏi đối với những trẻ sơ sinh. Nguy hiểm hơn còn có thể gây ra nhiều biến chứng khác ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của trẻ, gây khó khăn cho quá trình phát triển của trẻ nhỏ. 

Polyp mũi ở trẻ nhỏ có lẽ là khái niệm khá xa lạ với nhiều bậc phụ huynh

Polyp mũi ở trẻ nhỏ có lẽ là khái niệm khá xa lạ với nhiều bậc phụ huynh

Các dạng polyp mũi ở trẻ em

Với thời tiết thất thường như ở nước ta, Việt Nam các bệnh về mũi rất hay gặp phải, nhất là bệnh Polyp mũi căn bệnh phổ biến ở cả trẻ em lẫn người lớn. Bệnh có 2 tình trạng đó là tình trạng nhẹ không có triệu chứng gì nổi bật nên khó phát hiện. Tình trạng polyp mũi lớn có thể kèm theo hiện tượng khó thở, mất khứu giác và nặng gây nên nhiễm trùng. 

Tình trạng bệnh polyp mũi ở trẻ diễn biến nặng nếu không chữa kịp thời

Tình trạng bệnh polyp mũi ở trẻ diễn biến nặng nếu không chữa kịp thời

Nguyên nhân dẫn đến polyp mũi ở trẻ em

Polyp mũi ở trẻ em có những triệu chứng tương đồng với các bệnh lý như viêm mũi, viêm xoang hay cảm cúm, thường được phát hiện trên nền viêm mũi mãn tính. Song các triệu chứng này có thể đến từ tác nhân gây nên bệnh ở trẻ nhỏ như: 

Cơ thể yếu, đề kháng kém

Cơ thể của trẻ em thường khá nhạy cảm với những tác nhân bên ngoài môi trường dễ nhiễm bệnh. Đặc biệt dưới các tác động thay đổi của thời tiết, môi trường ô nhiễm, vi khuẩn gây bệnh khiến các em không kịp thích ứng dễ gây nên bệnh. Bên cạnh đó, những trẻ có đề kháng kém, hệ miễn dịch suy yếu cũng khiến cho cơ thể bé không thể đối phó trước các tác nhân có hại. 

Với những trẻ biếng ăn, đường ruột hấp thu kém cũng khiến cho hệ miễn dịch suy yếu. Lúc này, những vi khuẩn gây bệnh nhân cơ hội tấn công, gây viêm nhiễm ảnh hưởng đến hệ hô hấp, làm cho hình thành polyp mũi. 

Cơ thể của trẻ em thường khá nhạy cảm với những tác nhân bên ngoài

Cơ thể của trẻ em thường khá nhạy cảm với những tác nhân bên ngoài

Do tình trạng bệnh lý

Trên thực tế, bệnh polyp mũi ở trẻ em chưa xác định được nguyên nhân chính xác. Nhưng theo các bác sĩ, có một số bệnh lý nhất định ảnh hưởng đến hệ miễn dịch trong màng nhầy trở thành yếu tố cấu thành nên các khối u. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành polyp ở trẻ là: 

  • Hen suyễn: Đây là một trong những nguy cơ lớn nhất để Polyp hình thành, tình trạng này gây nên viêm tắc đường hô hấp trên, đặc biệt bệnh lý này đang có xu hướng gia tăng khi chúng ta đang phải đối mặt với môi trường ô nhiễm. 
  • Dị ứng, viêm xoang: Những người bị viêm xoang sẽ dễ bị tái phát gây ra những tổn thương cho mũi, gây ra tình trạng hình thành các polyp.
  • Nhạy cảm với thuốc chống viêm, một số biểu hiện sổ mũi thông thường do người bệnh lơ là chủ quan cũng là nguyên nhân gây biến chứng hình thành polyp.
  • Hội chứng Churg – Strauss: Đây là tình trạng tiết dịch nhầy trong mũi bị rối loạn, xoang hoặc viêm mũi dị ứng, nếu như không được điều trị dứt điểm cũng gây ra bệnh.
  • Yếu tố di truyền: Ông, bà, cha mẹ có tiền sử mắc bệnh, con cháu cũng có nguy cơ cao mắc phải. 

Hen suyễn là một trong những nguy cơ lớn nhất để Polyp hình thànhHen suyễn là một trong những nguy cơ lớn nhất để Polyp hình thành

Những biểu hiện cho bệnh Polyp mũi ở trẻ

Không chỉ riêng ở người lớn, ở trẻ em khi mắc polyp cũng có những triệu chứng khá tương đồng với người lớn. Tuy nhiên, bệnh này cũng khá dễ nhầm lẫn, khiến cho nhiều cha mẹ nghĩ rằng con mình bị sổ mũi hoặc viêm mũi thông thường mà không thể chắc chắn được mức độ tình trạng bệnh. Một số biểu hiện thường gặp ở bệnh polyp mũi ở trẻ em điển hình như: 

  • Polyp mũi ở trẻ sơ sinh thường có dấu hiệu hay quấy khóc, biếng ăn, nước mũi thường xuyên chảy.
  • Khi nội soi thấy có một khối u nhô lên trong hốc mũi.
  • Trẻ cảm thấy khó thở, nghẹt mũi, khò khè và thở bằng miệng khi ngủ.
  • Nước mũi thường xuyên chảy, đôi khi dịch có màu xanh, vàng và có mùi hôi khi ngủ.
  • Khứu giác bị suy giảm khi ngửi hoặc mất khả năng hoàn toàn. 
  • Trẻ bị nhức đầu âm ỉ, ngủ ngáy, nhiệt độ của cơ thể tăng cao. 

Trên thực tế, khi bé bị bệnh polyp mũi không có biểu hiện nào thực sự rõ ràng, những triệu chứng thông thường khiến nhiều phụ huynh tưởng chừng là những bệnh thông thường. Chính vì thế, để biết chính xác nguyên nhân, phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện uy tín để thăm khám chẩn đoán chính xác bệnh. 

Trẻ sơ sinh thường có dấu hiệu hay quấy khóc, biếng ăn

Trẻ sơ sinh thường có dấu hiệu hay quấy khóc, biếng ăn

Chẩn đoán polyp mũi ở trẻ em bằng phương pháp nào?

Để có thể xác định chính xác được bệnh lý cũng như mức độ bệnh mà trẻ đang mắc phải, phụ huynh cần đưa trẻ đến các cơ sở uy tín để có những phương thức điều trị bệnh. Theo đó, các bác sĩ sẽ thực hiện một số phương pháp sau để chẩn đoán bệnh cho trẻ: 

Xét nghiệm sinh hóa

Với những trẻ bị polyp trẻ bị kèm viêm mũi dị ứng kèm theo tình trạng viêm mũi dị ứng, các bác sĩ sẽ tiến hành lấy máu từ bệnh nhân nhi để xét nghiệm huyết thanh, xét nghiệm đa dị nguyên.Trẻ có nhiều polyp mũi lành tính sẽ kiểm tra bệnh xơ nang qua tiến hành xét nghiệm nồng độ Chlorine trong mồ hôi và xét nghiệm di truyền.

Xét nghiệm huyết thanh để xác định bệnhXét nghiệm huyết thanh để xác định bệnh

Xét nghiệm hình ảnh học

Với phương pháp hình thành xét nghiệm hình ảnh học, trẻ sẽ được chụp phim CT với lát cắt mỏng vùng hàm-mặt, cắt dọc theo các xoang và cắt ngang mặt. Bên cạnh đó cũng có thể tiến hành chụp cộng hưởng từ MRI để xác định thêm những nguyên nhân gây nên bệnh. 

Giải pháp được áp dụng điều trị polyp mũi ở trẻ em

Để ngăn chặn polyp mũi ở trẻ em cũng như điều trị đúng phương pháp, trước hết cần xác định được mức độ bệnh lý ở trẻ em đang mắc phải. Hiện nay, có nhiều phương pháp được áp dụng như Tây Y, Đông y, kết hợp. 

Dùng thuốc tây

Với polyp mũi ở trẻ em ở mức độ nhẹ có thể áp dụng điều trị với thuốc. Chủ yếu là những loại thuốc được kê toa hoặc thuốc corticosteroid ở dạng uống hoặc xịt, nhỏ mũi. Thuốc có tác dụng làm giảm các triệu chứng và viêm mạn tính niêm mạc mũi, teo các khối u lành tính nằm trong các hốc xoang.

Tuy nhiên, thuốc tây được áp dụng sau khi nắm rõ tình trạng bệnh, đồng thời phải sử dụng đúng liều lượng kê đơn. Chính vì thế, bạn cần phải để trẻ thăm khám và sử dụng theo kê đơn bác sĩ, không nên tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ. 

Thuốc tây được áp dụng sau khi nắm rõ tình trạng bệnh

Thuốc tây được áp dụng sau khi nắm rõ tình trạng bệnh

Can thiệp phẫu thuật

Với những trẻ mắc polyp mũi nặng, cần phải tiến hành can thiệp phẫu thuật vùng mũi-xoang để loại bỏ phần khối y, đặc biệt là những trẻ kèm theo tình trạng hen suyễn tiềm ẩn hoặc mắc bệnh xơ nang dịch. Các ca phẫu thuật cần được thực hiện bởi những bác sĩ có chuyên môn sâu về bệnh lý. Và sau quá trình phẫu thuật, trẻ cần sử dụng thêm một số loại thuốc được chỉ định đến khi bệnh tình tiêu biến hoàn toàn. 

Với những trẻ mắc polyp mũi nặng, cần phải tiến hành can thiệp phẫu thuật 

Với những trẻ mắc polyp mũi nặng, cần phải tiến hành can thiệp phẫu thuật 

Một số điều cần lưu ý về polyp mũi ở trẻ em

Khi trẻ mắc bệnh polyp mũi, phụ huynh cần lưu ý những vấn đề cơ bản sau để giúp chăm sóc trẻ tốt hơn cũng như cải thiện tình trạng bệnh: 

  • Tuyệt đối không được nghe theo những lời mách bảo từ người khác về cách điều trị bệnh nếu chưa có chỉ định của bác sĩ. Một số phương pháp dẫn giam như mật ong, dầu tỏi khi nhỏ vào mũi trẻ có thể làm cho lớp niêm mạc mũi bị tổn thương, khiến trẻ khó chịu.
  • Không nên tự ý mua những loại thuốc kháng khuẩn để tự điều trị tại nhà. Bên cạnh đó cũng không được phép lạm dụng các dung dịch rửa mũi nhiều lần trong ngày. Thuốc rửa mũi chỉ làm sạch phần khoang mũi chứ không có tác dụng cải thiện bệnh polyp mũi.
  • Không nên để trẻ ngoáy mũi, hay cho những vật sắc nhọn vào trong lỗ mũi để hạn chế làm tổn thương tối đa đến khoang mũi. 

Không nên để trẻ ngoáy mũi tránh gây tổn thương

Không nên để trẻ ngoáy mũi tránh gây tổn thương

Một số phương pháp phòng ngừa bệnh polyp mũi ở trẻ em

Để giúp bảo vệ sức khỏe của con trẻ tránh khỏi bệnh polyp mũi, ngay từ đầu cần có những phương pháp phòng bệnh. Mỗi phụ huynh sẽ có cách dạy và chăm sóc sức khỏe khác nhau, nhưng nếu như không đúng phương pháp sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe con trẻ. Để phòng tránh polyp mũi ở trẻ em, phụ huynh cần phải lưu ý những vấn đề sau: 

  • Sử dụng những vật dụng để bảo vệ trẻ khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài như áo khoác, mũ/ nón, khẩu trang,…
  • Không cho trẻ tiếp xúc với môi trường khói bụi, hóa chất, thuốc trừ sâu, môi trường ô nhiễm…
  • Dạy trẻ rửa tay với xà phòng, sau khi tiếp xúc với đồ chơi và nghịch ngợm vui đùa, dạy bé không được  chọc tay vào lỗ mũi khi tay nhiễm bẩn.
  • Nên thường xuyên vệ sinh lỗ mũi cho trẻ với nước muối sinh lý chuyên dùng để đường hô hấp sạch sẽ và thông thoáng. 
  • Hạn chế để trẻ tiếp xúc với thú nuôi, bởi lông vật nuôi có thể khiến cho bé dễ bị dị ứng. 
  • Thường xuyên đưa trẻ đi thăm khám sức khỏe định kỳ theo tháng, theo quý.
  • Không được chủ quan khi trẻ có những dấu hiệu bất thường, nên đi thăm khám bác sĩ dù là những bệnh lý thông thường.
  • Nên bổ sung nhiều dưỡng chất cho trẻ, để giúp cho hệ miễn dịch và đề kháng của trẻ được tăng cường.
  • Hạn chế để người lớn hôn vào má, miệng bởi những vi khuẩn có thể tấn công vào hệ miễn dịch non nớt của bé. 

Thường xuyên đưa trẻ đi thăm khám sức khỏe định kỳ theo tháng

Thường xuyên đưa trẻ đi thăm khám sức khỏe định kỳ theo tháng

Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến polyp mũi ở trẻ em

Bên cạnh những kiến thức liên quan đến polyp mũi trẻ em, nhiều phụ huynh cũng băn khoăn về những vấn đề khác, cơ bản đó là: 

Trẻ mắc polyp mũi ở trẻ em có nguy hiểm không?

Câu trả lời là không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu như không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, trẻ có thể mắc bệnh viêm xoang, viêm mũi. Tình trạng này khó điều trị hơn và ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hô hấp của trẻ.

Sau khi trẻ mổ polyp nên kiêng gì?

Sau khi trẻ can thiệp phẫu thuật, bạn nên thực hiện đúng những hướng dẫn của bác sĩ và dùng những loại thuốc theo chỉ định để vết mổ mau lành. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên sử dụng những thực phẩm sau khi con mổ polyp: 

  • Thực phẩm cay nóng: Sau mổ, vết mổ chưa lành nên rất dễ bị kích thích, đồ ăn cay nóng có thể khiến cho mạch máu giãn nở. Điều này làm tăng nguy cơ chảy máu mũi, vậy nên cần tránh loại thực phẩm này. 
  • Sữa, thực phẩm từ sữa: Thực phẩm này khiến cho dịch nhầy trong mũi tiết ra nhiều hơn, ảnh hưởng đến đừng thở khiến bệnh lâu được chữa lành.
  • Đồ ăn lạnh: Thức ăn lạnh có thể khiến cho phần niêm mạc mũi bị viêm nhiễm, dễ tái đi tái lại. 
  • Thịt đỏ: Thực phẩm này chứa nhiều amin dị vòng, polycyclic aromatic hydrocarbons. Khi đun nấu ở nhiệt độ cao có thể gây ra các hoạt chất khác nhau khiến kích thích khối u, khiến chúng lồi ra và sưng to. 
  • Thức ăn chiên xào: Thức ăn quá nhiều dầu mỡ cũng khiến cho vết mổ lâu lành. 

Sau khi trẻ can thiệp phẫu thuật, bạn nên thực hiện kiêng cữ cho trẻ

Sau khi trẻ can thiệp phẫu thuật, bạn nên thực hiện kiêng cữ cho trẻ

Bảo vệ sức khỏe của con cái cũng như bảo vệ sức khỏe của chính mình, nhìn con lớn khôn mỗi ngày khỏe mạnh chính là điều mong ước của cha mẹ. Khi con có những dấu hiệu polyp mũi ở trẻ em hãy đến thăm khám tại các cơ sở uy tín.

Bệnh viện Đa Khoa Phương Đông với đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất hiện đại sẽ là nơi để ba mẹ lựa chọn, thăm khám bệnh hiệu quả cho bé. Nếu Quý khách có nhu cầu thăm khám, điều trị hay bất cứ thắc mắc nào về tình trạng Polyp mũi ở trẻ, hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900 1806 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
7,125

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

BS.CKII

NGUYỄN THỊ THU YẾN

Trưởng Liên Chuyên khoa Mắt - TMH - RHM

BS.CKII

NGUYỄN THỊ THU YẾN

Trưởng Liên Chuyên khoa Mắt - TMH - RHM
19001806 Đặt lịch khám