Progesterone là gì? Tác dụng của Progesterone đối với cơ thể

Thao Tran

16-06-2023

goole news
16

Progesterone được biết đến là một những hormone sinh dục quan trọng của nữ giới. Sự mất bằng nồng độ hormone này trong cơ thể ở bất cứ thời nào cũng có thể gây ra những vấn đề sức khỏe cho chị em. Vậy Progesterone có vai trò cụ thể như thế nào? Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Progesterone là gì?

Progesterone là một loại hormone nội sinh được cơ thể người phụ nữ sản sinh ra, cụ thể là buồng trứng, tuyến thượng thận và nhau thai (trong giai đoạn mang thai). Tại mỗi thời điểm của chu kỳ kinh, hormone Progesterone sẽ được cơ thể tiết ra với lượng khác nhau để phù hợp hoạt động của buồng trứng, tử cung và các bộ phận khác trong hệ sinh sản.

Progesterone Cấu tạo của Progesterone (C21H30O2)

Bên cạnh tham gia việc điều hoà và duy trì các hoạt động của sinh sản của người phụ nữ, Progesterone còn thuộc nhóm các hormone Steroid nên có kỵ nước. Nó cũng là chất chuyển hoá trung gian trong quá trình sản xuất ra steroid nội sinh khác. Cấu tạo hóa học của Progesterone (C21H30O2) tương đối phức tạp, gồm 4 vòng hydrocacbon liền nhau, chứa gốc ceton và các nhóm oxi hóa và nhánh methyl. 

Vai trò của Progesterone 

Tác dụng của Progesterone là rất vai trò quan trọng đối với sức khoẻ nói chung và sức khỏe sinh sản của phụ nữ nói riêng, cụ thể như sau:

Điều hòa kinh nguyệt

Progesterone và estrogen có vai trò điều hòa chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ, kéo dài từ 28 đến 31 ngày tùy vào cơ địa. Theo từng giai đoạn của chu kỳ kinh, lượng hormone Progesterone mà cơ thể tiết ra sẽ không giống nhau, cụ thể như:

  • Ở giai đoạn nang noãn (trước khi phóng noãn), nồng độ Progesterone tương đối thấp, chỉ khoảng 0,2 - 1,5 ng/ml. 
  • Ở giai đoạn hoàng thể (sau phóng noãn), nồng độ sẽ tăng lên rất nhanh và sẽ đạt đỉnh khoảng 7 ngày trước ngày hành kinh.
  • Nếu trứng không được tinh trùng thụ tinh thì sẽ xảy ra quá trình thoái hóa thể vàng làm cho nồng độ giảm dần trong 4 ngày cuối cùng của chu kỳ kinh nguyệt.
  • Nếu trứng được thụ tinh thành công, thể vàng được duy trì giữ cho nồng độ Progesterone ở mức cao. Sau đó, nhau thai cũng tiết ra Progesterone cùng nồng độ hormone này luôn cao trong suốt thai kỳ. Hormone Progesterone còn đóng vai trò đặc biệt quan trọng với sức khỏe thai kỳ và sự phát triển của thai nhi.

Nuôi dưỡng thai - Nồng độ Progesterone luôn duy trì ổn định

Nồng độ Progesterone ở phụ nữ mang thai luôn được duy trì ổn định ở mức cao nhằm thực hiện các chức năng như:

  • Progesterone đóng vai trò như một hormone an thai, ngăn ngừa các cơn co thắt tử cung, nhằm bảo vệ thai nhi phát triển bình thường, tránh tình trạng sinh non
  • Hỗ trợ quá trình phôi làm tổ: Trứng sau khi được thụ tinh thành công sẽ di chuyển vào tử cung để làm tổ. Trước và trong quá trình này, Progesterone có nhiệm vụ kích thích niêm mạc tử cung phát triển dày hơn, tạo điều kiện thuận lợi để phôi làm tổ.
  • Đảm bảo dưỡng chất nuôi thai nhi: Progesterone có tác dụng tăng huyết động mạch và glycogen trong niêm mạc tử cung giúp đảm đảm bảo đủ dinh dưỡng để thai nhi phát triển khỏe mạnh.
  • Bảo vệ thai nhi tránh sự gây hại của các vi khuẩn. Cụ thể, Progesterone có tham gia tạo nút nhầy cổ tử cung, bảo đảm cổ tử cung luôn được đóng kín và ngăn chặn hoàn toàn các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào.

tác dụng của Progesterone Nuôi dướng thai nhi

Sản xuất sữa 

Sau khi sinh con, hormone Progesterone trong cơ thể người mẹ sẽ tham gia quá trình tạo sữa. Sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ trong những năm tháng đầu tiên của cuộc đời.

Bên cạnh đó, người ta thường chỉ nhắc vai trò của Progesterone đối với nữ giới, trên thực tế ở nam giới cũng sản xuất gia 1 lượng nhỏ hormone này. Cụ thể, Progesterone có nhiệm vụ tham gia vào quá trình phát triển của tinh trùng.

Chỉ số Progesterone bao nhiêu là bình thường?

Sau khi có kết quả xét nghiệm nồng độ Progesterone trong huyết thanh theo đơn vị ng/mL, thì bác sĩ sẽ dựa trên kết quả tiêu chuẩn (phụ thuộc vào các yếu tố như: Độ tuổi, giới tính, có mang thai không, chu kỳ kinh nguyệt) để chẩn đoán xem chỉ số đó có bình thường không. Nhìn chung, chỉ số Progesterone được xem là bình thường nếu nằm trong phạm vi sau:

  • Phụ nữ đầu chu kỳ kinh nguyệt, sau mãn kinh hoặc nam giới: nhỏ hơn hoặc bằng 1 ng/ml.
  • Ở giữa chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ là khoảng: 5 – 20 ng/ml.
  • Chỉ số Progesterone khi mang thai ở 3 tháng đầu: 15-60 ng/ml.
  • Chỉ số khi mang thai ở 3 tháng giữa: 25.6 – 89.4 ng/ml.
  • Chỉ số khi mang thai ở 3 tháng cuối: 48.4 – 42.5 ng/ml (Lượng hormone này sẽ giảm dần để chuẩn bị cho việc sinh em bé).

Nồng độ Progesterone dao động rất nhiều, không chỉ thay đổi theo chu kỳ kinh mà còn theo các thời điểm trong ngày. Do đó, tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chẩn đoán bạn có vấn đề về sức khỏe hay không.

Chỉ số Progesterone bao nhiêu là bình thường?Chỉ số Progesterone bao nhiêu là bình thường?

Xét nghiệm Progesterone

Xét nghiệm Progesterone là xét nghiệm huyết thanh nhằm định lượng lượng Progesterone được cơ thể tiết ra. 

Khi nào cần thực hiện xét nghiệm Progesterone?

Nồng độ Progesterone sẽ bắt tăng khi xảy ra hiện tượng rụng trứng, tăng lên trong vài ngày và sau đó sẽ giảm để bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt hoặc tiếp tục tăng khi mang thai. Nếu nồng độ Progesterone không tăng hoặc thấp hơn mức cơ bản thì người phụ nữ không rụng trứng và không có kinh nguyệt đều. Điều này dẫn đến tình trạng vô sinh - hiếm muộn nữ.

Do đó, nên thực hiện xét nghiệm Progesterone khi:

  • Có dấu hiệu khó mang thai (đặc biệt là các cặp vợ chồng đã "thả" được 1 năm nhưng chưa có “tin vui): Xét nghiệm giúp nữ giới biết được chu kỳ rụng trứng của mình có bất thường hay không.
  • Rối loạn kinh nguyệt: Trong chu kỳ kinh nguyệt, nồng độ Progesterone luôn có sự thay đổi. Nếu xét nghiệm cho kết quả nồng độ hocmon này thấp hơn mức bình thường thì có thể chức năng buồng trứng kém.
  • Khi mang thai: Xét nghiệm nhằm mục đích kiểm tra sức khỏe của thai nhi và thai phụ.

Xét nghiệm Progesterone như thế nào?

Xét nghiệm Progesterone là một trong những xét nghiệm cần phải có hệ thống máy móc hiện đại mới thực hiện được. Trước khi làm xét nghiệm này, bạn cần ngưng sử dụng thuốc có chứa progesterone hoặc estrogen trong vòng 4 tuần, không làm các xét nghiệm dùng chất phóng xạ trong vòng 7 ngày và thông báo cho bác sĩ biết ngày đầu tiên và tính chất của chu kinh nguyệt cuối cùng.

Các bước để thực hiện xét nghiệm Progesterone bao gồm:

  • Bước 1: Bác sĩ/y tá dùng 1 dải thun và quấn quanh cánh tay trên giúp các tĩnh mạch bên dưới dải lớn hơn, dễ đưa kim vào tĩnh mạch.
  • Bước 2: Dùng cồn lau sạch vị trí kim, sau đó là đặt kim vào tĩnh mạch.
  • Bước 3: Gắn 1 ống vào kim để lấy máu.
  • Bước 4: Tháo kim băng khỏi tay khi đã lấy đủ máu, rồi áp 1 miếng bông gòn hoặc gạc lên vị trí kim tiêm đã gỡ và băng lại.
  • Bước 5: Mẫu máu sau khi được lấy sẽ được tiến hành phân tích bằng thiết bị chuyên dụng.
  • Bước 6: Nhận kết quả và bác sĩ sẽ giải thích chỉ số Progesterone cho khách hàng.

Xét nghiệm ProgesteroneXét nghiệm Progesterone

Các biến chứng của xét nghiệm 

Tương tự như các xét nghiệm lấy máu khác, rủi ro là không đáng ngại với đa phần mọi người. Bạn có thể cảm thấy đau khi kim được cài vào tĩnh mạch để lấy máu. Hoặc sau khi lấy máu xong nhưng máy vẫn tiếp tục chảy trong 1 thời gian ngắn hay có vết bầm tím tại vị trí cắm kim tiêm.

Các biến chứng nghiêm trọng xảy ra sau khi lấy máu ra rất hiếm, khi bạn được kiểm tra trước và theo dõi sau lấy máu trong một thời gian nhất định. Các biến chứng có thể kể đến như ngất, viêm tính mạch, nhiễm trùng, rối loạn chảy máu,... Nếu bạn gặp phải bất thường nào thì hãy báo ngay cho bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời. 

Tình trạng thiếu Progesterone ở nữ giới

Nếu lượng Progesterone thấp, cơ thể người phụ nữ có thể gặp phải nhiều vấn đề quan ngại. Vậy nên việc nhận biết sớm và bổ sung kịp thời là rất quan trọng. 

Các triệu chứng thiếu Progesterone

Nếu lượng progesterone thiếu hụt, estrogen sẽ trở thành hormone chủ đạo và gây ra các triệu chứng như:

  • Tăng cân.
  • Giảm nhu cầu ham muốn tình dục. 
  • Thay đổi tâm trạng, lo lắng và trầm cảm.
  • Thường xuyên bị đau đầu hoặc đau nửa đầu.
  • Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), kinh nguyệt không đều hoặc kinh nguyệt nhiều.
  • Đau vú, xơ nang vú, u xơ tử cung.
  • Gặp các vấn đề về túi mật.

Đối với phụ nữ mang thai, chảy máu bất thường có thể là do tình trạng thiếu Progesterone.

thiếu Progesterone ở nữ giới

Đau vú là biểu hiện thường gặp của tình trạng thiếu Progesterone ở nữ giới

Nếu chị em gặp bất kỳ triệu chứng nào của tình trạng thiếu Progesterone, đặc biệt là trong giai đoạn mang thai thì cần phải nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được kiểm tra. Đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa hoặc liên hệ đến Hotline 19001806 để được BVĐK Phương Đông hỗ trợ trong thời gian sớm nhất. 

Thiếu Progesterone ảnh hưởng như thế nào đối với cơ thể?

Có thể thấy rằng Progesterone có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe sinh sản và thời gian mang thai, sinh con. Do đó, thiếu Progesterone có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng: 

Đối với phụ nữ

Sự mất cân bằng Progesterone ở phụ nữ sẽ gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt, các vấn đề về sức khỏe sinh sản. Tuy nhiên, kinh nguyệt không đều không hoàn toàn vì Progesterone, nguyên nhân có thể là thiếu Estrogen hoặc 2 hormone này không phối hợp tốt với nhau.

Thiếu Progesterone khi mang thai

Mẹ bầu bị thiếu hụt Progesterone trong 3 tháng đầu mang thai có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt cho thai nhi như tăng nguy cơ sảy thai, mang thai ngoài tử cung, kem nuôi dưỡng thai nhi,... Vì thế dù hormon này gây ra tình trạng thai nghén khó chịu nhưng lại rất cần thiết trong những tháng đầu thai kỳ.

Đối với phụ nữ nuôi con

Các chuyên gia khuyên kích rằng mẹ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong những tháng đầu tiên để trẻ phát triển khỏe mạnh nhất. Sự thiếu hụt Progesterone tại thời điểm này sẽ hạn chế sự phát triển của tuyến vú, giảm lượng sữa được sản xuất ra.

Phương pháp bổ sung Progesterone

Hiện nay, có nhiều phương pháp giúp bổ sung Progesterone cho nữ giới, bạn có thể tham khảo một số cách sau:

  • Sử dụng thuốc đặt, thuốc uống hoặc gel và kem.
  • Liệu pháp hormone để làm giảm các triệu chứng như khô âm đạo, có những cơn nóng bừng, đổ mồ hôi đêm,... Tuy nhiên, liệu pháp hormone có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ, xuất hiện cục máu đông, vấn đề về túi mật, ung thư vú,.. nên được bác sĩ khuyên không nên áp dụng với những người có tiền sử mắc bệnh ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung, bệnh về gan, huyết khối, đột quỵ,...
  • Các biện pháp tăng tự nhiên như ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm (ngao, tôm,...) và tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin B,C.

Phương pháp bổ sung ProgesteronePhương pháp bổ sung Progesterone

Tình trạng thiếu Progesterone ở nam giới

Không chỉ nữ giới mà nam giới cũng cần phải lưu ý đến tình trạng thiếu hụt hormone Progesterone .

Các biểu hiện Progesterone thấp ở nam giới

Được biết đến như là một hormone sinh dục nữ, tuy nhiên nam giới cũng cần Progesterone để sản xuất ra Testosterone ở tinh hoàn và tuyến thượng thận. Khi man giới thiếu hụt hormon này sẽ có các triệu chứng sau:

  • Giảm ham muốn tình dục.
  • Tăng cân.
  • Rụng tóc.
  • Mệt mỏi, phiền muộn.
  • Bệnh vú to ở nam giới.
  • Rối loạn cương dương.
  • Mất xương, mất cơ bắp.

biểu hiện thiếu Progesterone ở nam giớiBiểu hiện thiếu Progesterone ở nam giới

Nồng độ Progesterone thấp gây ra bệnh gì?

Nam giới có nồng độ Progesterone thấp sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh như:

Tại sao nồng độ Progesterone cao?

Bên cạnh tình trạng thiếu hụt Progesterone thì nồng độ tăng bất thường của hocmon này cũng rất đáng lo ngại, nguyên nhân có thể do:

  • U nang buồng trứng.
  • Ung thư buồng trứng.
  • Ung thư tuyến thượng thận.
  • Ung thư tuyến tiền liệt.
  • Tắc nghẽn cổ bàng quang.
  • Viêm khớp.
  • Mang thai không thành công.
  • Tăng sản thượng thận bẩm sinh.

Progesterone có vai trò quan đối với sức khỏe của cả nam giới và nữ giới, đặc biệt là khả năng sinh sản của phụ nữ. Khi nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của nồng độ hocmon thấp hoặc cao, bạn nên đến gặp bác sĩ để xác định rõ tình trạng và có biện pháp kịp thời. 

Khám sức khỏe định kỳHình ảnh khám phụ khoa định kỳ tại BVĐK Phương Đông

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là một trong những bệnh viện vừa đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị tiên tiến; vừa nổi bật với chất lượng dịch vụ y tế cao cấp từ thăm khám, tư vấn đến điều trị. Không gian phòng khám rộng rãi, ăn toàn, phòng lưu viện tiện nghi theo tiêu chuẩn khách sạn 5 sao. Khách hàng khi lựa chọn các xét nghiệm tại Bệnh viện Phương Đông (bao gồm xét nghiệm Progesterone) có thể hoàn tâm an tâm về kết quả xét nghiệm. Để đặt lịch khám và xét nghiệm, quý khách vui lòng liên hệ đến Hotline 1900 1806.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
7,028

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám