Quặm mi là gì
Quặm mi là dấu hiệu điển hình của việc bờ mi cuộn lại và ảnh hưởng đến nhãn cầu bên trong. Vùng mi mắt của người bệnh sẽ bị kích ứng, mẩn đỏ và trầy xước giác mạc do lông mi cọ xát với mắt liên tục.
Quặm mi có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi
Tình trạng quặm có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, từ người già, trung tuổi hoặc trẻ nhỏ. Bệnh gây nên cảm giác khó chịu, làm ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt hàng ngày cũng như thẩm mỹ của vùng mắt.
Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nhanh, làm tăng nguy cơ viêm loét giác mạc và để lại sẹo. Thậm chí, một số trường hợp chủ quan không khám và dùng thuốc đúng chỉ dẫn còn bị giảm sút thị lực hay mù lòa hoàn toàn.
Triệu chứng của quặm mi
Quặm mi có biểu hiện khá rõ rệt. Tình trạng này có thể cố định hoặc không ở một vài lông mi nhất định. Tùy theo từng nguyên nhân mà bệnh có thể gây nên cảm giác đau nhức, khó chịu ở vùng mắt. Với các triệu chứng điển hình sau:
- Lông mi quặm làm tổn thương giác mạc, dẫn đến biểu hiện đỏ quanh mắt.
- Mắt trở nên nhạy cảm hơn, nhất là với ánh sáng do sự kích thích nhãn cầu.
- Người bệnh luôn có cảm giác vướng, kệnh ở vùng trong mắt.
- Chảy nước mắt mặc dù không phải vị đau mắt đỏ. Chảy nhiều lần trong ngày.
- Cảm giác đau tức mắt. Khi đó, người bệnh sẽ có thói quen dụi mắt, khiến cho những tổn thương trở nên trầm trọng và khó kiểm soát hơn.
Tình trạng quặm mi không phải là bệnh lý nguy hiểm và có thể khắc phục khá đơn giản bằng cách loại bỏ lông bị quặm. Tuy nhiên, người bệnh không phát hiện kịp thời và thường xuyên dụi mắt có thể làm cho tổn thương nặng thêm. Lúc này, thị lực của người bệnh có nguy cơ bị suy giảm, gây nhiễm trùng và gây ra những ảnh hưởng nặng nề.
Bệnh quặm mi thường gặp ở những ai?
Bệnh lông mi quặm gặp ở nhiều đối tượng khác nhau và là tình trạng khá phổ biến. Người bệnh có thể bị một vài lông mi quặm và ít khi lan rộng toàn bộ mi. Những đối tượng dễ mắc bệnh quặm mi có thể kể đến như:
- Dễ xuất hiện ở các quốc gia có dịch mắt hột.
- Người già có tỷ lệ mắc cao hơn người trẻ và trẻ sơ sinh.
- Người có nếp da thừa bẩm sinh.
Những nguyên nhân gây ra quặm mi
Ngoài những trường hợp quặm mi bẩm sinh, có nhiều nguyên nhân gây quặm mi, thường là do tổn thương bộ phận mắt hoặc bệnh lý nhiễm trùng. Dưới đây là một số nguyên nhân chính:
Nhiễm trùng Herpes
Khi bị nhiễm virus Herpes, người bệnh sẽ xuất hiện nhiều mụn nước ở khắp nơi trên cơ thể, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng. Nếu mụn nước ở gần mắt có thể làm nhiễm trùng, hỏng mí mắt. Kéo theo tình trạng quặm mi, khiến sức khỏe đôi mắt bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Quặm mi do đau mắt hột là nguyên nhân hàng đầu. Khi đó, người bệnh có thể bị nhiễm trùng nghiêm trọng vùng mí mắt nên cần được can thiệp kịp thời. Người bệnh cần phải kết hợp điều trị mi quặm, đồng thời với đau mắt hột và vệ sinh cẩn thận để tránh những biến chứng nặng nề hơn.
Đau mắt hột là nguyên nhân dẫn đến quặm mi
Lộn mí mắt
Khi mí mắt bị lộn gập vào bên trong khiến cho phần nang lông bình thường bị đẩy vào sâu hơn, dẫn đến mi mắt mọc ngược. Lâu dần theo thời gian, vùng mắt sẽ xuất hiện những tổn thương thực thể và ảnh hưởng trực tiếp đến niêm mạc, khả năng hoạt động của mắt.
Vấn đề này thường thấy ở những người cao tuổi. Bởi vì khả năng nâng đỡ của các mô cơ quan vùng mắt ở người già có dấu hiệu yếu dần do quá trình lão hóa tự nhiên.
Quặm mi do chấn thương ở mắt
Khi bị chấn thương, mô sẹo ở khu vực mắt hình thành và phát triển có thể làm ảnh hưởng đến hướng mọc của mi. Một số trường hợp có phẫu thuật mắt trong quá trình hồi phục cũng rất dễ xảy ra tình trạng này.
Viêm bờ mi
Khi bờ mi bị viêm, niêm mạc ở khu vực đó bị bong tróc, sưng nề và dễ kích ứng. Ngoài ra, cơ thể tăng tiết chất nhầy khi có tổn thương sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển cũng như lông mi mọc ngược.
Để điều trị dứt điểm viêm bờ mi, chúng ta cần sử dụng kháng sinh đặc hiệu kết hợp với việc loại bỏ lông quặm càng sớm càng tốt. Nếu để lâu, tình trạng sẽ trở nên trầm trọng, nguy hiểm và việc điều trị cũng phức tạp hơn.
Khuyết tật bẩm sinh
Quặm mi có thể là do những bất thường về cấu trúc của sụn mi, nhất là do tình trạng tăng sản cơ vòng. Tình trạng này có thể thuyên giảm sau khi trưởng thành. Tuy nhiên, cha mẹ không nên chủ quan mà hãy chú ý đến sức khỏe của con, nếu tình trạng chuyển biến trầm trọng thì cần có hướng can thiệp kịp thời.
Quặm mi do các bệnh lý mãn tính
Một số bệnh lý mãn tính như hội chứng Stevens- Johnson có thể gây tác động lên hướng mọc của lông mi. Tuy nhiên, nguyên nhân này khá ít gặp. Đôi khi, bệnh không quá nghiêm trọng và có thể tự khắc phục tại nhà bằng cách loại bỏ lông quặm.
Quặm mi có thể do bệnh lý mãn tính
Dù quặm mi do nguyên nhân nào, người bệnh không nên chủ quan khi xuất hiện tình trạng quặm liên tục và ảnh hưởng đến các lông bên cạnh. Khi đó, chúng ta cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa mắt để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Cách điều trị quặm mi
Việc điều trị quặm mi muốn có hiệu quả cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Nếu không bệnh sẽ tái phát lại, gây nên những tổn thương cho vùng mắt. Cách chữa lông mi quặm không quá khó. Thường thì bác sĩ sẽ chỉ định bằng thuốc tra mỡ mắt dạng kháng sinh, dùng băng dính lật bờ mi tạm thời hay phẫu thuật.
Trong đó, phương pháp phẫu thuật thường mang đến hiệu quả tối ưu, giúp tạo nên tính đàn hồi cho mắt, giúp mi khít lại và sớm ổn định về trạng thái bình thường. Hiện nay, có nhiều phương pháp phẫu thuật quặm mi tùy theo từng biểu hiện cụ thể của người bệnh. Bao gồm:
Phẫu thuật lạnh
Với cách điều trị này, bác sĩ sẽ thực hiện đóng băng để loại bỏ phần mi bị quặm, bao gồm cả nang lông. Khi đó, mắt sẽ không bị tổn thương và lông cũng không thể mọc được khi đã cắt bỏ nang lông.
Phẫu thuật tái định vị
Có một số trường hợp không đáp ứng với phương pháp phẫu thuật lạnh sẽ được chuyển hướng điều trị. Phẫu thuật tái định vị lông mi hoặc mi mắt là liệu pháp thay thế, giúp cho nang lông hướng ra bên ngoài. Khi đó, lông mi mới mọc sẽ có hướng ra ngoài mà không còn làm tổn thương vùng mắt nữa.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị quặm mi cho hiệu quả cao
Triệt lông mi vĩnh viễn
Đối với những người bệnh mắc quặm mi cục bộ hoặc từng phần có thể phẫu thuật triệt lông vĩnh viễn. So với phương pháp nhổ lông thông thường, việc sử dụng các loại kẹp thường chỉ loại bỏ lông quặm mà vẫn còn để lại nang lông sâu bên dưới. Khi đó, lông mi mọc lại sẽ vẫn bị quặm, thậm chí lông có tính chất cứng hơn và gây cảm giác khó chịu hơn so với trước đó.
Triệt lông mi vĩnh viễn bằng điện đang là phương pháp được lựa chọn tối ưu. Tuy nhiên, bác sĩ phẫu thuật thường gặp nhiều khó khăn do tính chất gây đau trong quá trình thực hiện.
Một số trường hợp bệnh nhân bị quặm mi kèm theo đau mắt hột sẽ được bác sĩ hội chẩn và dựa vào thể trạng của người bệnh để đưa ra phương án xử lý tối ưu. Theo đó thông thường, người bệnh sẽ được sử dụng thuốc Doxycycline để hạn chế tình trạng tái phát lông quặm nguyên bào sợi cơ bị ức chế.
Điều trị quặm mi ở trẻ em
Trẻ em bị quặm mi dưới bẩm sinh có thể chưa cần đến phẫu thuật mà sẽ được điều trị như sau:
- Ban đầu, bác sĩ sẽ kiểm tra lâm sàng để đánh giá tình trạng bệnh cụ thể. Lông mi quặm có chiều dài như thế nào và mức độ ra sao. Từ đó, sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị phù hợp.
- Những trẻ từ 1 tuổi trở lên sẽ được sử dụng thuốc tra trực tiếp mà chưa cần can thiệp. Bởi vì khi đó lông mi chưa phát triển hoàn toàn vẫn còn mềm mại và yếu. Do đó, không có khả năng làm tổn thương giác mạc hay các mô, tổ chức lân cận.
- Ba mẹ sẽ được hướng dẫn thực hiện các động tác đơn giản như vuốt bờ mi nhẹ nhàng để không làm tổn hại đến giác mạc và giúp lông mi mọc ngược trở lại.
Trong trường hợp bệnh tiến triển nặng hơn theo thời gian, trẻ sẽ được chỉ định phẫu thuật. Vì thế, ba mẹ cần chú ý theo dõi nếu trẻ có các biểu hiện như: Chảy nước mắt, dụi mắt thường xuyên hay đỏ mắt thì cần đưa đến các cơ sở y tế để được điều trị dứt điểm.
Phòng ngừa quặm mi như thế nào?
Quặm mi có thể là do bẩm sinh hoặc yếu tố khách quan khác. Bệnh có thể phòng ngừa để hạn chế những ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Một số biện pháp được khuyên dùng hiện nay để phòng tránh quặm mi như:
- Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mắt thường xuyên.
- Khi ra ngoài đường, cần đeo khẩu trang, kính râm và che chắn cẩn thận để bảo vệ mắt khỏi ô nhiễm, khói bụi.
- Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống.
- Sử dụng nguồn nước sạch, tránh dùng nước bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng không tốt đến mắt và sức khỏe.
- Khi mắc các bệnh về mắt, cần điều trị dứt điểm để tránh những tổn thương làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của mi mắt.
- Với bệnh nhân bị đau mắt hột, cần sử dụng riêng đồ cá nhân, vệ sinh sạch sẽ không gian sống để tránh lây bệnh cho người khác.
- Tìm hiểu thực phẩm không tốt cho người bị lông quặm để áp dụng sao cho phù hợp.
Nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý để phòng ngừa quặm mi
Điều trị quặm mi tại Bệnh viện đa khoa Phương Đông
Bệnh viện đa khoa Phương Đông là một trong những đơn vị hàng đầu trong việc điều trị và phẫu thuật quặm mi. Bệnh viện sở hữu hội ngũ bác sĩ nhãn khoa trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm. Cùng với đó là trang thiết bị, máy móc hiện đại sẽ mang đến kết quả điều trị tối ưu cho người bệnh.
Nhằm đáp ứng nhu cầu thăm khám và điều trị bệnh quặm mi, bệnh viện đã có sự đầu tư về hệ thống máy móc hiện đại góp phần chẩn đoán cũng như điều trị nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Bệnh quặm mi có cách điều trị không quá phức tạp và chỉ cần dùng thuốc nếu triệu chứng nhẹ. Vì thế, khi có dấu hiệu của bệnh, quý khách hàng có thể liên hệ ngay với Bệnh viện đa khoa Phương Đông theo số điện thoại 1900 1806 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.