Đau mắt hột: Nguyên nhân, triệu chứng, các giai đoạn và cách điều trị

Trần Thị Việt Trinh

16-08-2020

goole news
16

Đau mắt hột là bệnh nhiễm khuẩn gây nên tình trạng chảy nước mắt, mắt viêm đỏ, lông mi quặp, cộm mắt. Bệnh lây lan và tiến triển nhanh ở người, nếu không khám và điều trị kịp thời có thể để lại sẹo, mờ hay thậm chí là mù lòa. Dưới đây là những thủ phạm làm tăng nguy cơ mắc bệnh mà bạn cần biết để đề phòng.

Đau mắt hột là gì?

Vi khuẩn Chlamydia trachomatisVi khuẩn Chlamydia trachomatis

Các thông tin về bệnh Đau mắt hột

  • Đau mắt hột là một bệnh về mắt do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis.
  • Đây là một vấn đề sức khỏe cộng đồng ở 42 quốc gia và là nguyên nhân gây mù hoặc suy giảm thị lực cho khoảng 1,9 triệu người.
  • Mù từ mắt hột là không thể đảo ngược.
  • Dựa trên dữ liệu tháng 6 năm 2022, 125 triệu người sống trong các khu vực lưu hành bệnh đau mắt hột và có nguy cơ bị mù mắt do bệnh đau mắt hột.
  • Nhiễm trùng lây lan qua tiếp xúc cá nhân (qua tay, quần áo, giường ngủ hoặc bề mặt cứng) và do ruồi tiếp xúc với dịch tiết từ mắt hoặc mũi của người bị nhiễm bệnh. Với các đợt nhiễm trùng lặp đi lặp lại trong nhiều năm, lông mi có thể bị kéo vào trong khiến chúng cọ xát vào bề mặt của mắt. Điều này gây đau và có thể làm hỏng giác mạc vĩnh viễn.
  • Năm 2021 có 69.266 người được điều trị phẫu thuật ở giai đoạn tiến triển của bệnh và 64,6 triệu người được điều trị bằng kháng sinh. Tỷ lệ bao phủ kháng sinh toàn cầu vào năm 2021 là 44%.
WHO.INT

Đau mắt hột là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể gây sẹo đục giác mạc dẫn đến biến chứng mù lòa nếu không chữa trị đúng cách. Bệnh lây nhiễm trực tiếp hoặc gián tiếp từ các chất tiết ra từ mắt, mũi của người bị nhiễm bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ, người đang mắc bệnh. 

Các yếu tố đẩy nhanh nguy cơ nhiễm bệnh gồm:

  • Môi trường sống không đảm bảo vệ sinh như ẩm thấp, nhiều bụi bặm, ô nhiễm hay dân cư, xe cộ đông đúc. 
  • Không có nhà vệ sinh hay khu vực sống có nhiều côn trùng như ruồi, nhặng có thể làm bùng phát dịch bệnh.
  • Người tiếp xúc nhiều với người bệnh, dùng chung dụng cụ sẽ có nguy cơ lây nhiễm cao hơn. 
  • Sống trong điều kiện không gian hẹp, thiếu sự thông thoáng cũng khiến nguy cơ lây nhiễm tăng cao.
  • Vệ sinh kém hay không vệ sinh môi trường sống, mặt hoặc bàn tay dơ sẽ là điều kiện tốt để bệnh lây lan.
  • Trẻ em từ 4- 6 tuổi dễ mắc đau mắt hột nhất do chưa có khả năng vệ sinh tốt.

Vi khuẩn gây mắt hột có thể chịu được nhiệt độ 50 độ C trong vòng 15 phút. Còn khi ở ngoài cơ thể người, nó sẽ chết trong vòng 24 giờ. Chlamydia Trachomatis gây bệnh rất nhạy cảm ở người, nhưng chưa có ghi nhận nào về việc gây bệnh ở động vật.

Đau mắt hột có lây không? Câu trả lời là có, khả năng lây lan sẽ rất nhanh nếu dùng chung đồ hoặc sống cùng không gian nhỏ hẹp với người bị bệnh.

Triệu chứng đau mắt hột dễ nhận biết từ sớm

Mắt hột là bệnh rất dễ phát hiện bởi triệu chứng chủ yếu của nó là ngứa và gây khó chịu, ảnh hưởng đến cả 2 mắt. Một vài dấu hiệu đau mắt hột mà bạn có thể nhận biết thêm như là:

Về triệu chứng cơ năng:

  • Ngứa ngáy tại vùng mắt và mí mắt như có bụi bám vào

Hình ảnh đau mắt hộtHình ảnh đau mắt hột

  • Mắt luôn ướt át và chảy dịch nhầy có mủ vàng
  • Tại khu vực mí mắt bị nhiễm khuẩn sẽ sưng, thường là ở góc mí mắt trên hoặc dưới
  • Khó chịu tăng lên mỗi khi tiếp xúc với ánh sáng
  • Đau mắt kéo dài và cộm xốn trong mắt
  • Khi đọc sách hoặc sử dụng máy vi tính, mắt dễ bị mỏi nhất là vào buổi chiều.

Về biểu hiện đau mắt hột thực thể:

  • Thẩm lậu kết mạc: đây là hiện tượng thâm nhập tế bào viêm, chủ yếu là tế bào lympho
  • Nhú gai, hột: hột thường xuất hiện tại kết mạc sụn mi trên, dưới, cùng đồ và có kích thước không đều, cụ thể là từ 0,5 – 1mm
  • Màng máu giác mạc: xuất hiện hột đặc hiệu, hột giác mạc, màng máu khu trú lớp nông, phần trên giác mạc. Màng máu xuất hiện là do thâm nhiễm giác mạc hột và tân mạch
  • Sẹo và lõm hột trên giác mạc
  • Nhú gai: khối đa giác có ranh giới rõ, giữa các khối nhú có một chùm mao mạch.

Giai đoạn phát triển của bệnh đau mắt hột

Đau mắt hột phát triển qua 5 giai đoạn, cụ thể như sau:

  • Giai đoạn 1- Viêm nang: đây là giai đoạn vi khuẩn mới xâm nhập gây ngứa và đỏ quanh mắt. Sẽ có khoảng năm hoặc nhiều nang mụn nhỏ có chứa tế bào lympho, một loại bạch cầu có thể xuất hiện bên trong mí mắt. Việc dụi mắt thường xuyên sẽ làm cho mắt đau nhiều hơn.
  • Giai đoạn 2- Viêm cường độ cao: bệnh sẽ phát triển sau 5- 12 ngày, lúc này mắt trở nên khó chịu, mí mắt có thể sưng đỏ và mưng mủ. Trong giai đoạn này khả năng lây nhiễm cực kỳ cao.
  • Giai đoạn 3- Giai đoạn thành sẹo: Nếu người bệnh chủ quan để nhiễm trùng trong thời gian dài sẽ dẫn đến sẹo ở mí mắt. Vết sẹo thường xuất hiện dưới dạng vạch trắng, nằm bên trong mí mắt, tuy nhiên cũng có trường hợp sẹo biến dạng làm mất thẩm mỹ.

Hình ảnh về bệnh đau mắt hột khiến lông mi mọc ngượcHình ảnh về bệnh đau mắt hột khiến lông mi mọc ngược

  • Giai đoạn 4- Lông mi mọc ngược: sẹo mí mắt xuất hiện khiến mí mắt bị biến dạng dẫn tới lông mi mọc lộn ngược vào trong làm trầy xước lớp giác mạc mắt.
  • Giai đoạn 5- Đục, mờ giác mạc: Giai đoạn 5- Đục, mờ giác mạc: tình trạng viêm khiến giác mạc bị tổn thương, thường thấy ở dưới mí trên. Lông mi liên tục cọ xát cùng với việc gãi do ngứa khiến giác mạc bị tổn thương, lâu dần sẽ mờ giác mạc, nếu không được chữa kịp thời có thể dẫn đến mù lòa một phần hoặc toàn phần.

Đau mắt hột có tự khỏi? Bệnh không thể tự khỏi mà bạn cần điều trị, nếu mới ở giai đoạn 1 hoặc 2 thì có thể tự chữa tại nhà nhưng khi đã sang giai đoạn 3, 4, 5 thì cần đi bệnh viện để điều trị dứt điểm.

Điều trị bệnh đau mắt hột thế nào để khỏi dứt điểm

Trên thế giới có khoảng 500 triệu người mắc chứng đau mặt hột chủ yếu là ở các nước đang phát triển, khu vực Châu Phi, Đông Nam Á và đặc biệt là ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết có ít nhất 2 triệu người bị mù do biến chứng của bệnh.

Hiện nay vẫn chưa có cách trị đau mắt hột đặc hiệu mà người ta sẽ trị theo hiểu đẩy lùi vi khuẩn gây đau mắt, ngăn ngừa những tác nhân khiến bệnh nghiêm trọng hơn.

  1. Trường hợp bệnh nhẹ
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ: dùng nước sạch để rửa mắt, tránh việc dùng tay bẩn dụi mắt khi bị ngứa, hãy dùng khăn lau mặt cá nhân và thường xuyên vệ sinh mắt.
  • Uống thuốc kháng sinh: kháng sinh đặc trị sẽ có tác dụng đẩy lùi vi khuẩn gây đau mắt hột. Loại thuốc trị đau mắt hột này được ưu tiên sử dụng trong trường hợp bệnh đang ở mức bình thường, tuy nhiên nếu bạn bị dị ứng với thành phần của thuốc thì hãy yêu cầu bác sĩ thay đổi loại kháng sinh khác cho mình.
  • Bôi mỡ kháng sinh:

Thuốc kháng sinh trị đau mắt hộtThuốc kháng sinh trị đau mắt hột

- Ở giai đoạn hoạt tính, WHO đã đưa ra phác đồ điều trị như sau: tra thuốc mỡ Tetracyclin 1% (hoặc erythromycin) 8 giờ tra 1 lần và kéo dài ít nhất trong 6 tuần.

- Ở các vùng đang có dịch, có thể phòng dịch bằng cách áp dụng phác đồ điều trị cách quãng, ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm: tra mỡ Tetracyclin 1% cứ 12 giờ tra 1 lần và thực hiện trong 5 ngày liên tiếp. Hoặc tra ngày 1 lần, trong 10 ngày liên tiếp. Lưu ý: dùng ít nhất trong 6 tháng liên tục mỗi năm.

  • Sử dụng thuốc nhỏ đau mắt hột: việc bạn nhỏ thuốc mắt thường xuyên trong quá trình trị đau mắt hột sẽ giúp sát khuẩn cho mắt và loại bỏ vi khuẩn chết.
  • Chườm nóng: ngoài việc dùng kháng sinh thì người bệnh cũng nên chườm nóng để giảm các cơn đau và sưng của bệnh. Việc chườm nóng còn kích thích tuyến nước mắt chảy, đẩy những vật thể lạ không sạch sẽ ra khỏi mắt từ đó hỗ trợ quá trình điều trị được hiệu quả nhất.
  1. Trường hợp đau mắt hột bước sang giai đoạn 3, 4, 5

Khi đã sang giai đoạn 3, 4, 5 tức là bệnh đã biến chứng nên bạn cần gặp bác sĩ chuyên khoa để tìm cách chữa trị phù hợp với tình trạng bệnh, ngăn chặn mù lòa mắt. Một số phương pháp được áp dụng trong trường hợp này như:

  • Đốt lông xiêu: phương pháp này sẽ cắt đứt được các sợi lông mi mọc ngược. 
  • Phẫu thuật: khi mí mắt bị quặm vào trong sẽ gây mất thẩm mỹ và làm người bệnh tự ti. Cách chữa này sẽ cải thiện được mí mắt, khiến mí mắt trở lại bình thường.
  • Ghép giác mạc: khi giác mạc người bệnh bị tổn thương sâu và có khả năng bị mù lòa thì bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp này.

Viêm mắt hột không thể khỏi ngay trong thời gian ngắn bởi cơ thể con người không đủ miễn dịch với loại vi khuẩn gây bệnh này, bệnh sẽ có khả năng tái phát nhiều lần. Do đó, cách chữa đau mắt hột tốt nhất đó là người bệnh cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho mắt, tiếp tục dùng các thuốc như thuốc nhỏ mắt, thuốc mỡ kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ.

Khi bị đau mắt hột người bệnh cần kiêng gì?

Đau mắt hột kiêng gì? Để tránh cho bệnh tiến triển nhanh và sớm khỏi thì người bệnh nên kiêng:

  • Hành tỏi: đây là các gia vị cay nóng nếu ăn sẽ khiến mắt của bạn bị xót, nóng và chảy nước mắt nhiều hơn dẫn tới khó khỏi bệnh, dảy nước mắt còn khiến dễ lây cho người khác.
  • Các loại hải sản như cá, tôm, cua, mực ốc,... vì tanh của hải sản sẽ tác động không tốt vào tình trạng viêm từ đó bệnh khó thuyên giảm.
  • Tránh xa thuốc lá và khói thuốc lá: thuốc lá không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn ảnh hưởng cho đôi mắt, nhất là khi mắt đang bị đau có hột. Chất nicotin trong thuốc lá tác động và gây ức chế cho hệ thần kinh làm giảm khả năng điều tiết của mắt.

Tránh xa thuốc lá để nhanh khỏi bệnhTránh xa thuốc lá để nhanh khỏi bệnh

  • Không ăn nhiều mỡ động vật: chất béo no trong mỡ động vật sẽ khiến cơ thể bạn tích tụ mỡ thừa, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi mắt, làm mắt nhòe đi và khó khỏi.
  • Không sử dụng đồ uống có cồn: điển hình là rượu, bia là loại đồ uống có tính nhiệt, có chất gây ức chế thần kinh, người bị đau mắt hột sử dụng rượu bia sẽ khiến cho mắt bị giảm đi thị lực, giảm đề kháng với vi khuẩn gây bệnh.

Cách phòng ngừa bệnh đau mắt hột

Để phòng tránh bệnh lý đau mắt hột người bệnh cần thực hiện nghiêm những điều sau đây:

  • Dùng khăn mặt riêng, sạch cùng với nước sạch để rửa mặt.
  • Luôn giữ sạch tay, tránh dụi tay lên mắt, nhất là trẻ nhỏ.
  • Không tắm ao hồ vì vi khuẩn từ trong nước sẽ vào mắt.
  • Nên đeo kính mát khi đi đường để tránh gió bụi, sau khi về nhà cần rửa mặt sạch sẽ ngay.
  • Tiêu diệt ruồi nhặng tại môi trường sống vì chúng là trung gian truyền bệnh.
  • Nếu có những triệu chứng khó chịu cần đi bác sĩ chuyên khoa ngay.
  • Kiên trì điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ để có hiệu quả tốt nhất.

Khám và điều trị các bệnh về Mắt tại Bệnh viện Phương Đông

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cung cấp dịch vụ khám, chữa các bệnh mắt được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ đầu ngành được đào tạo bài bản, có chuyên môn và nhiều kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện lớn. Đảm bảo quá trình định bệnh, điều trị chuẩn xác cho hiệu quả tốt nhất.

Khám và điều trị bệnh về Mắt tại Bệnh viện Đa khoa Phương ĐôngKhám và điều trị bệnh về Mắt tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Điều dưỡng và kỹ thuật viên có trình độ cao, kinh nghiệm dày dặn với phong cách phục vụ chuyên nghiệp, tận tâm.

Cơ sở vật chất khang trang, thiết bị hiện đại phục vụ công tác thăm khám và điều trị bệnh về mắt như:

  • Thiết bị soi đáy mắt
  • Máy đo nhãn áp kế không tiếp xúc
  • Máy đo khúc xạ tự động
  • Máy chụp huỳnh quang võng mạc,...

Thủ tục đăng ký, đặt lịch khám được thực hiện nhanh chóng, dễ dàng, tiết kiệm thời gian. Đặc biệt áp dụng cả bảo hiểm y tế và bảo hiểm bảo lãnh đảm bảo lợi ích tối đa cho bệnh nhân.

Trên đây là tổng hợp những “thủ phạm” làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau mắt hột và cách trị, phòng bệnh. Nếu vẫn còn câu hỏi thắc mắc hoặc đặt lịch khám, vui lòng liên hệ Hotline 1900 1806 để hỗ trợ nhanh nhất.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
7,859

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám