Rau tiền đạo và những biến chứng nguy hiểm khi mang thai

Bạch Dương

21-11-2020

goole news
16

Rau tiền đạo là hiện tượng vô cùng nguy hiểm khi mang thai. Tình trạng này có thể gây ra nhiều biến chứng gây hại tới sức khỏe của cả mẹ và bé nếu như không được phát hiện và quan tâm chăm sóc, lựa chọn phương pháp sinh phù hợp.

Rau tiền đạo khi mang thai là gì?

Chắc chắn hiện tại vẫn có khá nhiều chị em không biết rau tiền đạo là gì. Bởi hiện tượng này không quá phổ biến.

Rau tiền đạo hay nhau tiền đạo là tình trạng nhau thai che một phần hoặc toàn bộ lỗ mở của tử cung. Chị em khi mang thai gặp phải hiện tượng này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Rau tiền đạo là tình trạng nhau thai che một phần hoặc toàn bộ lỗ mở của tử cung
Rau tiền đạo là tình trạng nhau thai che một phần hoặc toàn bộ lỗ mở của tử cung

Trong thời kỳ đầu của thai kỳ, vị trí bánh nhau nằm thấp thường xảy ra, nhưng khi thai nhi phát triển và tử cung lớn lên, nhau thai thường di chuyển lên trên và ra khỏi cổ tử cung. Trong tam cá nguyệt thứ 3, nhau thai phải ở gần đáy tử cung để cổ tử cung mở ra khi chuyển dạ. Với những mẹ bầu bị rau tiền đạo thì nhau thai che một phần hoặc toàn bộ lỗ mở của tử cung.

Nhau tiền đạo là nguyên nhân phổ biến nhất gây chảy máu trong những tháng cuối của thai kỳ. Hầu hết các mẹ bầu gặp phải tình trạng này đều được chẩn đoán sớm và kiểm soát tốt, trẻ sinh ra khỏe mạnh bằng phương pháp mổ lấy thai (khoảng 75% các trường hợp được mổ lấy thai trước khi bắt đầu chuyển dạ).

Các loại rau tiền đạo

Các loại nhau tiền đạo thường gặp ở bà bầu gồm có:

  • Nhau tiền đạo bám thấp: Bánh rau bám vào vị trí đoạn dưới tử cung.
  • Nhau tiền đạo bám mép: Bánh rau bám chặt ở bờ lỗ trong cổ tử cung.
  • Nhau tiền đạo bán trung tâm: Bánh rau đã che kín một phần lỗ trong cổ tử cung.
  • Nhau tiền đạo trung tâm: Bánh rau che kín toàn bộ lỗ trong cổ tử cung.

Các loại rau tiền đạo
Các loại rau tiền đạo

Tất cả các trường hợp rau tiền đạo trên đều chặn đường ra của em bé, cản trở việc sinh thường qua đường âm đạo. Nó cũng có thể gây chảy máu trong những tháng cuối của thai kỳ và khi chuyển dạ. Nhau thai càng gần cổ tử cung càng dễ gây chảy máu. Do đó, đa số các trường hợp bà bầu gặp phải tình trạng này đều  thường phải mổ lấy thai

Biểu hiện mẹ bầu bị rau tiền đạo

Bà bầu bị nhau tiền đạo sẽ có các biểu hiện như sau:

  • Xuất huyết âm đạo bất thường trong nửa sau của thai kỳ nhưng không gây đau đớn. Máu chảy ra màu đỏ tươi, khi ra ngoài bị đông thành cục.
  • Tình trạng xuất huyết có thể tiến triển từ nhẹ đến nặng, máu chảy ra từ ít đến nhiều.
  • Xuất huyết có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn có nguy cơ tái phát sau vài ngày hoặc vài tuần.
  • Tình trạng xuất huyết trở nên nghiêm trọng hơn khi thai phụ vận động nhiều, làm việc nặng và sau khi quan hệ.

Ngoài ra, một số thai phụ có rau tiền đạo cũng có thể phải đối mặt với các cơn co thắt đi kèm với xuất huyết.  Do đó, nếu như thai phụ bị chảy máu âm đạo khi mang thai bất thường trong khoảng 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức. Đặc biệt, trường hợp chảy máu nặng, cần nhập viện cấp cứu ngay. Hiện nay, dấu hiệu bị rau tiền đạo có thể được phát hiện sớm thông qua phương pháp siêu âm ngay cả khi chưa có biểu hiện lâm sàng.

Nguyên nhân nào gây nên tình trạng rau tiền đạo?

Nguyên nhân chính xác khởi phát hiện tượng rau tiền đạo vẫn chưa được xác định rõ ràng. Rau thai có thể hình thành và phát triển ở bất cứ vị trí nào mà phôi làm tổ trong tử cung.

Hiện nay vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây rau tiền đạo
Hiện nay vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây rau tiền đạo

Đáng chú ý, khi phôi làm tổ ở phần dưới của tử cung thì rau thai cũng thường phát triển từ vị trí này đồng thời không dịch chuyển lên phía trên trong thai kỳ. Tình trạng này dẫn đến hiện tượng rau tiền đạo.

Mẹ bầu nào có nguy cơ bị rau tiền đạo cao?

Nhau tiền đạo xảy ra với tỷ lệ 1/200 trường hợp. Bệnh phổ biến hơn ở những bà mẹ trên 30 tuổi và ít gặp hơn ở những sản phụ trong độ tuổi 20. Những chị em đã mang thai ít nhất một lần, có hình dạng tử cung bất thường hoặc đã từng phẫu thuật trong tử cung (ví dụ, mổ lấy thai hoặc nong và nạo sau khi sẩy thai) cũng có nguy cơ mắc cao hơn.

Mẹ bầu bị rau tiền đạo trong thai kỳ đôi khi không có nguyên nhân cụ thể, nhưng các điều kiện dưới đây có thể làm tăng nguy cơ rau tiền đạo:

  • Phụ nữ đã từng phẫu thuật tử cung, chẳng hạn như phá thai hoặc sinh mổ
  • Phụ nữ trên 30 tuổi mang thai.
  • Mang song thai hoặc đa thai.
  • Phụ nữ hút thuốc lá.
  • Thụ tinh trong ống nghiệm cũng làm tăng nguy cơ rau tiền đạo khi mang thai.
  • Sinh đẻ nhiều lần.
  • Bị viêm nhiễm tử cung.
  • Bị rau tiền đạo trong lần mang thai trước đó. Tuy nhiên cần lưu ý, người mang thai lần đầu vẫn có thể bị rau tiền đạo.
  • Tử cung phụ nữ có hình dạng bất thường.

Thai bao nhiêu tuần thì biết rau tiền đạo?

Hầu hết các trường hợp rau tiền đạo đều có thể được phát hiện sớm từ tuần thứ 20 của thai kỳ thông quá phương pháp siêu âm thai. Khi siêu âm, bác sĩ sẽ xác định chính xác vị trí rau thai bám vào tử cung là ở vị trí đáy, thân, mặt trước hay mặt sau và cả tình trạng rau bám thấp, tiền đạo trung tâm hay bán trung tâm.

Hầu hết các bất thường về rau thai có thể được phát hiện sớm từ tuần thứ 20 của thai kỳ
Hầu hết các bất thường về rau thai có thể được phát hiện sớm từ tuần thứ 20 của thai kỳ

Ở nhiều phụ nữ được chẩn đoán bị nhau tiền đạo sớm khi mang thai, nhau tiền đạo sẽ tự khỏi. Khi tử cung phát triển, nó có thể làm tăng khoảng cách giữa cổ tử cung và nhau thai. Nhau thai càng che phủ cổ tử cung nhiều thì càng về cuối thai kỳ, nó vẫn nằm trên cổ tử cung và ít có khả năng nhau thai được kéo lên.  

Trên thực tế, mẹ bầu bị rau tiền đạo sẽ không có triệu chứng nào bởi các dấu hiệu thường nào trước đó. Trong một số trường hợp, dấu hiệu đáng báo động khi mang thai 3 tháng cuối là xuất huyết âm đạo kèm theo máu đỏ tươi (có thể xuất hiện sớm hơn). Mẹ bầu cũng có thể bị băng huyết (thường không gây đau), bắt đầu từ gần cuối tam cá nguyệt thứ 2 và đầu tam cá nguyệt thứ 3, nhưng ở một số mẹ là hiện tượng co rút. Chảy máu quá nhiều có thể đe dọa tính mạng của mẹ và bé. Triệu chứng ra máu có thể tự biến mất nhưng có thể tái phát trong vài ngày hoặc vài tuần tới. Nguy hiểm hơn, một số thai phụ sau khi ra nhiều máu sẽ có dấu hiệu chuyển dạ sớm. Tuy nhiên, ở nhiều người, máu chỉ xuất hiện khi chuyển dạ.

Rau tiền đạo có nguy hiểm không?

Rau tiền đạo có nguy hiểm không chính là nỗi lo lắng của nhiều sản phụ. Theo các bác sĩ chuyên khoa, tùy thuộc mức độ xuất huyết và thời điểm chảy máu của rau tiền đạo mà có thể ảnh hưởng đến tính mạng của cả mẹ và thai

Biến chứng nguy hiểm cho mẹ

Sản phụ bị rau tiền đạo xuất hiện tình trạng chảy máu lặp đi lặp lại nhiều lần trong suốt cả thai kỳ có thể bị thiếu máu và dễ sinh non. Nguyên nhân là do đoạn dưới tử cung bị thiếu cơ thắt dẫn tới tình trạng xuất huyết sau khi sinh. Lúc này, sản phụ có thể bị sốc do mất nhiều máu.

Nhau tiền đạo có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi
Nhau tiền đạo có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi

Trong trường hợp bị rau tiền đạo bám ở vị trí gần cổ tử cung và sau sinh rau bị bóc tách cũng khiến cổ tử cung của chị em bị hở, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây nhiễm trùng. Thậm chí, nghiêm trọng hơn, sản phụ còn có thể phải cắt bỏ tử cung nếu bánh rau cài chặt vào cơ tử cung đồng thời không tách ra khỏi lớp niêm mạc tử cung.

Biến chứng nguy hiểm cho thai nhi

Mẹ bầu bị rau tiền đạo cũng gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và tính mạng của thai nhi. Cụ thể:

  • Mẹ bị chảy máu nhiều dễ dẫn đến tình trạng thiếu máu nên thai nhi cũng dễ bị suy dinh dưỡng, suy thai.
  • Mẹ bị ra huyết nhiều, ảnh hưởng đến sức khỏe nên buộc bác sĩ phải mổ lấy thai sớm để cứu mẹ. Điều này có thể mổ khi thai nhi chưa đủ tháng. Do đó, khả năng thai bị non tháng là cực kỳ cao, em bé sinh ra dễ bị suy hô hấp, thậm chí tử vong.
  • Bánh rau nằm ở vị trí dưới của cổ tử cung đã làm thai nhi khó xoay đầu hơn để có thể di chuyển ra ngoài khi chuyển dạ. Tình trạng này dễ dẫn đến ngôi thai ngược hoặc bất thường như ngôi mông hay ngôi nằm ngang...

Như vậy, rau tiền đạo cực kỳ nguy hiểm với cả mẹ và thai nhi. Do vậy khi thấy có dấu hiệu của tình trạng này, thai phụ nên đến bệnh viện sớm để được các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Mẹ bầu nên làm gì khi phát hiện rau tiền đạo?

Khi bị nhau tiền đạo, mẹ không cần làm gì và cũng không cần lo lắng cho đến 3 tháng cuối thai kỳ, vì bánh nhau sẽ sớm điều chỉnh. Thậm chí sau này nếu như vị trí của nhau không thay đổi, nhưng mẹ không gặp hiện tượng ra máu thì cũng không cần điều trị. Ngược lại với những mẹ bị ra máu nên cẩn thận bởi tình trạng này có thể dẫn tới sinh non.

Mẹ bầu nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn
Mẹ bầu nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn

Theo lời khuyên của bác sĩ, những mẹ bầu bị rau tiền đạo nên nghỉ ngơi tại giường, kiêng quan hệ tình dục. Bên cạnh đó cũng cần giảm bớt các hoạt động hàng ngày và theo dõi những thay đổi của cơ thể chặt chẽ để đảm bảo an toàn. Đối với những mẹ bầu có dấu hiệu sinh non do rau tiền đạo, bác sĩ có thể chỉ định tiêm trưởng thành phổi để giúp phổi của thai nhi trưởng thành nhanh hơn.

Các phương pháp điều trị khác có thể bao gồm:

  • Truyền máu.
  • Thuốc ngăn ngừa chuyển dạ sớm.

Chú ý, ngay cả khi mẹ không có biểu hiện gì bất thường trong thai kỳ (không ra máu và động thai) thì cũng sẽ được chỉ định mổ lấy thai. Sau 36 tuần, quyết định sinh mổ chủ động có thể là cách điều trị tốt nhất trong trường hợp này.

Chú ý: Hãy gọi cho bác sĩ bất cứ khi nào nếu bạn bị chảy máu âm đạo khi mang thai, vì nhau thai nằm phía trước có thể gây nguy hiểm cho cả hai mẹ con.

Với những thông tin chúng tôi chia sẻ về rau tiền đạo, hy vọng mẹ bầu đã có những kiến thức bổ ích và biết cách chăm sóc thai kỳ tốt nhất khi không may mắc phải tình trạng này. Rau tiền đạo là một hiện tượng nguy hiểm, tuy nhiên mẹ chỉ cần giảm vận động mạnh, kiêng quan hệ tình dục, theo dõi thai kỳ thường xuyên và chuẩn bị tinh thần tốt nhất cho ca mổ. Ngoài ra, chị em cần đi khám ngay khi có dấu hiệu ra máu hoặc chuyển dạ sớm.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

3,310

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám