Trầm cảm là gì? Biểu hiện, nguyên nhân và cách khắc phục

Dương Minh Ngọc

25-08-2022

goole news
16

Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất trên toàn cầu. Đây là tình trạng rối loạn nguy hiểm và tác động tới tinh thần, thể chất và cuộc sống người bệnh. Hãy cùng Bệnh viện Phương Đông làm rõ về bệnh này ngay sau đây.

Tìm hiểu bệnh trầm cảm là gì?

Trầm cảm chính là một trong những rối loạn tâm thần đang diễn ra phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Theo tổ chức Y tế Thế Giới cứ khoảng 20 người bình thường sẽ có một người đã từng bị giai đoạn trầm cảm và mỗi năm có 850.000 người chết vì trầm cảm.

Trầm cảm chính là một trong những rối loạn tâm thần 

Trầm cảm chính là một trong những rối loạn tâm thần 

Bệnh rối loạn tâm thần này không phân biệt giới tính hay độ tuổi. Nhưng đa phần tỷ lệ nữ giới mắc gấp đôi nam giới. Những người bị hội chứng này thường đã phải trải qua nhiều biến cố lớn trong cuộc đời. Chẳng hạn như thất nghiệp, phá sản, nợ nần, ly hôn,...

Thậm chí cũng có nhiều người bị bệnh lý này nhưng không phải trải qua các biến cố lớn. Mà đó có thể là do những thay đổi trong đời sống hằng ngày. Như công việc áp lực, thay đổi môi trường sống, kết hôn,... Những sự kiện này có tác động mạnh mẽ đến đời sống cá nhân hoặc tinh thần, tạo nên một thách thức lớn đối với họ.

Rối loạn trầm cảm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của người bệnh. Mà còn ảnh hưởng nhiều đến các mối quan hệ xã hội và gia đình. Hơn nữa, bệnh lý này không được cứu chữa kịp thời sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

Những đối tượng dễ mắc bệnh rối loạn trầm cảm

Chứng rối loạn tâm thần có thể đến với bất cứ ai. Tuy nhiên theo thống kê độ tuổi phổ biến từ 18 đến 45 tuổi. Ngoài ra, ở độ tuổi trung niên và những người già cũng dễ dàng gặp phải rối loạn này. Đây chính là nhóm đối tượng sẽ có nhiều yêu cầu từ xã hội; cũng như có nhiều thay đổi trong cuộc sống như sinh con, về hưu, kết hôn, tìm việc làm,.... Tuy nhiên, theo nghiên cứu y khoa còn rất nhiều đối tượng dễ mắc chứng rối loạn tâm thần gồm có:

  • Nhóm người bị sang chấn tâm lý: Đây là những người sẽ phải trải qua những biến cố lớn, đột ngột của cuộc đời. Chẳng hạn như bị phá sản; bị lừa đảo mất hết tiền; hôn nhân đổ vỡ; con cái hư hỏng hay áp lực công việc quá lớn;....
  • Nhóm phụ nữ vừa sinh con: Đây là giai đoạn nhạy cảm và có nhiều nguy cơ đối với phụ nữ. Những thay đổi về hormon, vai trò trong gia đình, thay đổi lối sống; hoặc những bất ổn trong cuộc sống trước đó cũng làm tăng nguy cơ bị trầm cảm ở phụ nữ sau sinh.
  • Nhóm học sinh, sinh viên: Đối tượng này thường bị áp lực học tập quá lớn. Thường xuyên phải thi cử, áp lực từ phía thầy cô, cha mẹ.
  • Nhóm người bị tổn thương cơ thể: Những người này thường phải cắt bỏ một bộ phận của cơ thể; chấn thương sọ não; ung thư hoặc mắc các bệnh về truyền nhiễm.
  • Những nhóm đối tượng lạm dụng rượu bia và chất kích thích trong một thời gian dài.
  • Nhóm đối tượng thường thiếu nguồn lực trong cuộc sống; thiếu các mối quan hệ xã hội; thiếu giao tiếp và không có khả năng ứng phó với stress; hoặc những khó khăn khác như kinh tế, công việc.

Phụ nữ sau sinh dễ mắc trầm cảmPhụ nữ sau sinh dễ mắc trầm cảm

Các mức độ và triệu chứng trầm cảm cơ bản bạn nên biết

Trầm cảm được chia thành 3 mức độ từ nhẹ, vừa đến nặng. Tùy vào từng cấp độ sẽ có những biểu hiện khác nhau. Để có thể chẩn đoán được có bị bệnh trầm cảm hay không. Người bệnh sẽ phải có một trong những triệu chứng cốt lõi nhất đó là trong vòng hai tuần hay như ngày nào bạn cũng có sắc trầm nhược; mất hứng thú cùng với một số triệu chứng đó là:

  • Giảm hoặc lên cân, giảm hoặc tăng cảm giác ngon miệng muốn ăn nhiều hoặc không muốn ăn.
  • Mất ngủ hoặc ngủ triền miên không muốn làm việc gì khác.
  • Kích động hoặc trở nên chậm chạp có thể hay hành động bộc phát.
  • Mệt mỏi hoặc mất sức, cơ thể suy nhược bất ổn.
  • Cảm giác vô dụng, vô giá trị hoặc mặc cảm tội lỗi không còn thấy cuộc sống có ý nghĩa.
  • Giảm khả năng tập trung, do dự không quyết đoán.
  • Hay nghĩ đến cái chết, có ý tưởng hoặc hành vi tự tử để kết thúc tất cả.

Riêng với hội chứng trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên sẽ có những biểu hiện khác biệt cụ thể gồm:

  • Tự đánh giá thấp bản thân, cảm thấy yếu đuối.
  • Có những hành vi gây hấn, kích động không bình thường.
  • Rối loạn giấc ngủ, ngủ chập chờn và hay mất ngủ.
  • Có các khó chịu, than phiền về cơ thể luôn có cảm giác bất an.
  • Mất năng lượng.
  • Chán học hoặc học tập sa sút, không tập trung.
  • Hay một số trẻ trở nên ngoan quá mức; tách biệt, lãnh đạm không muốn tiếp xúc hay giao tiếp với ai.

Dựa vào cấp độ của bệnh trầm cảm mà có những biện pháp điều trị khác nhauDựa vào cấp độ của bệnh trầm cảm mà có những biện pháp điều trị khác nhau

Nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh trầm cảm

Trầm cảm được gọi là rối loạn bởi sẽ không có nguyên nhân cụ thể. Mà chỉ có thể xác định được những yếu tố nguy cơ. Tức là cá nhân đó đã trải qua những điều này thường sẽ có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn gồm có:

  • Do bệnh lý hoặc chấn thương: Người có tiền sử mắc các bệnh về thần kinh như viêm não, u não, chấn thương sọ não. Dễ mắc bệnh trầm cảm do tổn thương cấu trúc não.
  • Sử dụng chất kích thích: Những người thường hút thuốc lá, rượu bia; sử dụng chất kích thích có tổn hại đến thần kinh như ma tuý, ma tuý đá,...
  • Trầm cảm do căng thẳng kéo dài: Do công việc áp lực kéo dài; áp lực gia đình; hay xung đột hay thường xuyên căng thẳng.
  • Trầm cảm chưa rõ nguyên nhân: Nguyên nhân gây nên là do rối loạn hoạt động của các chất truyền thần kinh có trong não bộ. Như Noradrenaline, Serotonin… Nhìn chung những yếu tố liên quan đến di truyền, thay đổi chất dẫn truyền ở não, môi trường, tâm lý đều có thể góp phần tăng nguy cơ trầm cảm
  • Một số dạng trầm cảm được quan tâm khác và phổ biến hơn cả là bệnh trầm cảm ở phụ nữ sau sinh thường gặp ở những bà mẹ sinh con lần đầu nhưng thiếu sự quan tâm từ gia đình và xã hội. Người mẹ sẽ rơi vào trạng thái lo lắng, thiếu ngủ, khóc lóc. Và có thể không kiểm soát được hành vi làm đau em bé, hoảng sợ khi con khóc… 

Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh lý rối loạn tâm thầnCó nhiều nguyên nhân gây nên bệnh lý rối loạn tâm thần

Những dấu hiệu cảnh báo bạn bị bệnh trầm cảm nặng

Theo hướng dẫn chẩn đoán của Hiệp hội tâm thần học Hoa Kỳ, bạn cần phải tìm kiếm đến sự giúp đỡ nếu như cơ thể xuất hiện những biểu hiện dưới đây trên 2 tuần:

Đau nhức không rõ nguyên nhân

Trầm cảm có những lúc thể hiện rõ ràng về mặt thể chất. Theo một nghiên cứu chỉ ra rằng có tới 69% những người được đáp ứng các tiêu chuẩn về chứng trầm cảm đã có biểu hiện đau nhức về cơ thể. Rối loạn tâm trạng có thể xuất hiện với những triệu chứng khác. Như đầy hơi, đau lưng, đau khớp và một vài biểu hiện đau mà không rõ nguyên nhân.

Bệnh trầm cảm có biểu hiện mất tập trung

Tất cả chúng ta đều có những khoảnh khắc quên tên một ai đó hay công việc nào đó. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu là do mất khả năng tập trung và làm giảm đi năng suất công việc. Bạn có thể mắc nhiều lần hoặc có thể gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định.

Người bệnh sẽ có những biểu hiện về tinh thần và thể chấtNgười bệnh sẽ có những biểu hiện về tinh thần và thể chất

Thay đổi về giấc ngủ

Một trong những triệu chứng để chứng minh cho bệnh rối loạn tâm thần đó chính là rối loạn giấc ngủ. Một số người sẽ ngủ quá nhiều hoặc một số người lại ngủ quá ít thường gọi là trầm cảm mất ngủ.

Thay đổi cảm giác ăn uống

Một số người có thể thích ăn uống nhiều hơn khi có biểu hiện của bệnh trầm cảm. Có những người lại chỉ chằm chằm vào một món ăn thật là ngon mà không thèm hay hứng thú gì ăn theo quán tính. Dù bằng cách nào, sự thay đổi đáng kể về cảm giác thèm ăn và cân nặng cũng là dấu hiệu của bệnh.

Khó chịu, kích động hoặc ủ rũ

Một trong những dấu hiệu khác của bệnh đó chính là tình trạng hay cáu kỉnh, kích động và ủ rũ tăng cao. Những điều nhỏ nhặt cũng khiến bạn luôn cảm thấy khó chịu như tiếng ồn, chờ đợi lâu. Đôi khi có kèm theo sự tức giận là suy nghĩ, tự làm hại bản thân; hoặc mong muốn làm hại người khác bạn cũng nên tìm đến sự trợ giúp ngay lập tức.

Dựa vào mức độ cũng như các triệu chứng mà các bác sĩ tâm lý, bác sĩ tâm thần sẽ phân loại trầm cảm. Bác sĩ sẽ tiến hành làm một số test cơ bản để hỗ trợ chính xác việc chẩn đoán bệnh. 

Những tác động của rối loạn trầm cảm phổ biến nhất

Nhiều người vẫn còn thắc mắc bệnh trầm cảm có nguy hiểm không, có ảnh hưởng gì không. Trầm cảm là một căn bệnh âm thầm nhưng lại để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Đôi khi, không dễ để người bị bệnh nhận ra được những rối loạn mà họ đang gặp phải. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần, cuộc sống, cá nhân và xã hội. 

Ảnh hưởng tinh thần 

Khi bị chứng rối loạn tinh thần người bệnh sẽ mất tập trung và giảm hiệu quả công việc, học tập. Không những thế sẽ ảnh hưởng đến giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Người bệnh sẽ khó có thể quản lý được cảm xúc hay thu mình, khép kín các mối quan hệ.

Đôi khi còn tự làm đau bản thân; hay suy nghĩ tự tử và có thể tự đánh giá thấp bản thân; cảm thấy có lỗi hoặc vô giá trị trong cuộc sống này. Cộng với việc thiếu các kỹ năng ứng phó hoặc có thể thiếu nguồn lực vào thời điểm. Nên họ có những hành động tự gây hại cảm xúc quá mạnh.

Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần

Ảnh hưởng sức khỏe và thể chất

Ảnh hưởng lớn nhất sức khỏe khi bị bệnh lý này đó chính là giấc ngủ. Việc thiếu ngủ thường xuyên, lâu dài cũng tác động ngược đến tinh thần và có cảm giác mệt mỏi, suy nghĩ hay còn gọi là trầm cảm lo âu.

Người bị rối loạn tâm thần thường ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của những bộ phận khác trong cơ thể. Như tim mạch, huyết áp, dạ dày,.... Người bệnh không còn ham muốn tình dục và có đời sống không hòa đồng, vui vẻ.

Chẩn đoán bệnh trầm cảm tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Trầm cảm được đánh giá qua biểu hiện lâm sàng và thực hiện một số xét nghiệm cụ thể để xác định bệnh. Thông qua đó các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Chẩn đoán lâm sàng

Sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh theo ICD-10 hoặc cũng có thể chẩn đoán trầm cảm theo tiêu chuẩn DSM V. Thông qua đó các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh chính xác và đưa ra kết luận.

Xét nghiệm cận lâm sàng

Bác sĩ sẽ sử dụng xét nghiệm để có thể đo nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh. Và xác định ra nguyên nhân gây bệnh từ đó loại trừ những khả năng khác. Một số các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh bao gồm:

  • Trắc nghiệm tâm lý.
  • Trò chuyện lâm sàng.

Chẩn đoán phân biệt

Bệnh rối loạn tâm thần thường dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác nhất là nhóm bệnh tâm thần. Chính vì thế, các bác sĩ sẽ có những kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn để đưa ra được chẩn đoán chính xác nhất.

Cách điều trị trầm cảm tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Điều trị bệnh lý này không khó nhưng cần phải kiên trì và sự kết hợp nỗ lực của người bệnh. Một số phương pháp điều trị bạn có thể tham khảo đó là:

Điều trị hóa dược

Đây là phương pháp phổ biến nhất để có thể điều trị bệnh lý trầm cảm. Theo nhiều nghiên cứu cho thất sử dụng thuốc chỉ có tác dụng với những người bị trầm cảm trung bình hoặc nặng. Và không nên sử dụng cho người bị bệnh nhẹ bởi bệnh lý này có thể điều trị bằng liệu pháp tâm lý.

Hiện nay, các thuốc phổ biến được áp dụng trong điều trị bao gồm có thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc; thuốc ức chế monoamine oxidase; thuốc chống trầm cảm không điển hình;….

Điều trị rối loạn tâm thần bằng thuốcĐiều trị rối loạn tâm thần bằng thuốc

Điều trị tâm lý

Điều trị bằng liệu pháp tâm lý là cách chữa bệnh phát huy hiệu quả nhất trong xã hội hiện đại ngày nay. Những chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản thông qua các liệu pháp kỹ thuật và để có thể đồng hành hỗ trợ tâm lý với bệnh nhân. 

Việc điều trị tâm lý không chỉ giúp người bệnh có thể hồi phục trở lại bình thường; thoát khỏi phiền nhiễu của bệnh mà còn là hành trình giúp người bệnh có thể hiểu thêm về bản thân mình; gia tăng sự tin tưởng cũng như có thể hòa nhập với cuộc sống tốt hơn. Một số liệu pháp tâm lý điển hình bạn nên biết đó là:

  • Nhận thức và trị liệu hành vi.
  • Trị liệu nghệ thuật.
  • Trị liệu gia đình.

Tùy vào từng cá nhân và câu chuyện của mỗi người bệnh mà chuyên gia tâm lý sẽ có những liệu pháp điều trị phù hợp nhất. Do đó, người bệnh cũng cần hợp tác và trình bày hết tình trạng bản thân để có được kết quả tốt nhất.

Biện pháp ngăn ngừa bệnh trầm cảm cơ bản

Như bạn đã biết, môi trường sống đóng vai trò quan trọng có nguy cơ gây bệnh. Thế nên việc xây dựng một lối sống phù hợp có thể giúp bạn tăng thêm sức mạnh tinh thần và có thể phòng ngừa rối loạn tâm thần hiệu quả.

Xây dựng chế độ ăn uống cùng với thói quen sinh hoạt hợp lýXây dựng chế độ ăn uống cùng với thói quen sinh hoạt hợp lý

Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống hợp lý chính là một giải pháp ngừa bệnh hiệu quả. Bạn nên ăn uống hợp lý, tập trung vào các thực phẩm có giàu Omega 3, khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hoá. Đối với những bệnh lý nguyên nhân do nội sinh bên trong cần phải sử dụng nhiều thực phẩm có khả năng tăng tuần hoàn máu và cải thiện tâm trạng.

Sinh hoạt khoa học

Hãy tự xây dựng cho mình thói quen sinh hoạt khoa học. Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá; các loại ma tuý. Thường xuyên tập luyện thể dục, giao tiếp và nâng cao các mối quan hệ xã hội.

Khám và chữa bệnh trầm cảm tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Khi có các triệu chứng nghi ngờ mình bị bệnh, không nên xem nhẹ hay bỏ mặc cơ thể mà cần phải đến các cơ sở y tế có chuyên môn để khám và chữa bệnh. Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là một trong những địa chỉ khám chữa bệnh uy tín nhất hiện nay.

Bệnh viện có đội ngũ y bác sĩ trình độ chuyên môn cao cùng với nhiều kinh nghiệm trong ngành. Do đó có thể chẩn đoán và sàng lọc để khám và điều trị cho bệnh nhân một cách tốt nhất. 

Các bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp trắc nghiệm, tham vấn hoặc trị liệu cho từng cá nhân theo phác đồ riêng biệt. Đồng thời sẽ thực hiện các phương pháp vẽ tranh, âm nhạc, trò chơi để đối tượng trẻ nhỏ được chẩn đoán chính xác hơn, hiểu hơn về trẻ.

Thực hiện thăm khám và điều trị bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Phương ĐôngThực hiện thăm khám và điều trị bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Các bác sĩ sẽ phối hợp giữa chuyên khoa tâm thần và bác sĩ tâm lý để có được hiệu quả cao nhất trong điều trị. Không những thế bệnh viện còn có không gian sạch sẽ, có đầy đủ cơ sở vật chất để hỗ trợ điều trị bệnh nhanh khỏi. Những lời động viên thăm hỏi của y bác sĩ cũng giúp tinh thần người bệnh thoải mái hơn, nhanh chóng hòa nhập cộng đồng và trở về trạng thái bình thường

Như vậy, qua bài viết bạn đã hiểu bệnh trầm cảm, nguyên nhân và cách khắc phục. Nếu có nhu cầu khám chữa bệnh hãy liên hệ 19001806 để được tư vấn và đặt lịch sớm nhất.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

2,911

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

ThS.Bác sĩ

QUÁCH VĂN NGƯ

Khoa Khám Bệnh

ThS.Bác sĩ

QUÁCH VĂN NGƯ

Khoa Khám Bệnh
19001806 Đặt lịch khám