Rối loạn phân ly là tình trạng sức khỏe tâm thần liên quan đến cảm giác tách biệt với thực tế, cảm thấy chính mình ở bên ngoài cơ thể hoặc bị mất trí nhớ. “Tách biệt” ở đây bao hàm nghĩa tách biệt với cộng đồng, thế giới xung quanh hoặc bản thân.
Rối loạn phân ly là tình trạng sức khỏe tâm thần liên quan đến cảm giác tách biệt với thực tế, cảm thấy chính mình ở bên ngoài cơ thể hoặc bị mất trí nhớ. “Tách biệt” ở đây bao hàm nghĩa tách biệt với cộng đồng, thế giới xung quanh hoặc bản thân.
Rối loạn phân ly, còn gọi rối loạn thần kinh chức năng, Hysteria, là tình trạng sức khỏe tâm thần bị mất kết nối với suy nghĩ, ký ức, cảm xúc, tương tác xã hội, hành vi và danh tính. Bệnh thường xuất hiện với các sự kiện có tính gây sốc, đau buồn, khởi phát nhằm đẩy lùi những ký ức khó khăn.
Người mắc hysteria thường trốn tránh thực tại theo hướng tiêu cực, thiếu lành mạnh. Tình trạng này gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bệnh nhân có thể đi từ mất trí nhớ đến quên bản thân.
Rối loạn phân ly khiến người bệnh trốn tránh cuộc sống thực tại
Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ phân loại các rối loạn phân ly như sau:
Tùy thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng ở từng người, bệnh Hysteria gây nên những biểu hiện khác nhau:
Những biểu hiện điển hình của bệnh nhân rối loạn thần kinh chức năng
Các nghiên cứu đã công bố cho rằng rối loạn phân ly khởi phát do trải nghiệm tiêu cực từ thời thơ ấu. Bao gồm những vấn đề như mất mát, lạm dụng, bạo hành, ngược đãi,...
Bệnh rất khó phát hiện, dễ bị chẩn đoán ở nhóm đối tượng trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Đặc biệt với trường hợp bệnh tâm thần tái phát, khiến quá trình điều trị chậm trễ và gặp khó khăn.
Hai yếu tố thuận lợi làm gia tăng nguy cơ mắc rối loạn thần kinh chức năng:
Những yếu tố kích thích chứng Hysteria khởi phát
Chứng Hysteria không được điều trị kịp thời có thể gây ra những hệ quả như:
Mọi độ tuổi, chủng tộc, hoàn cảnh kinh tế - xã hội đều có nguy cơ mắc bệnh Hysteria. Tuy nhiên, tỷ lệ nữ giới khởi phát rối loạn phân ly cao hơn nam giới.
Tỷ lệ nữ giới mắc rối loạn thần kinh chức năng cao hơn nam giới
Rối loạn thần kinh chức năng thường xuất hiện sau 10 tuổi và trước 35 tuổi. Trường hợp bệnh diễn tiến ngoài khung tuổi trên có thể do sự tăng lên của bệnh thần kinh hoặc bệnh nội khoa.
Người bị lạm dụng thể chất, tinh thần, tình dục khi còn nhỏ có nguy cơ cao mắc bệnh Hysteria cao. Ước tính có 90% người rối loạn phân ly ở Hoa Kỳ, Canada, châu Âu từng không được chăm sóc hoặc lạm dụng khi còn nhỏ.
Chẩn đoán rối loạn thần kinh chức năng rất khó khăn và phức tạp, các triệu chứng thông thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh lý khác. Khi nghi ngờ, bác sĩ sẽ đánh giá dựa trên biểu hiện và tiền sử bệnh lý.
Một số xét nghiệm loại trừ bệnh gây triệu chứng tương tự cũng có thể được chỉ định, ví dụ như:
Sau khi loại bỏ tất cả các nguyên nhân gây bệnh thực thể, bạn sẽ chuyển điều trị khoa Tâm thần. Tại đây, chuyên gia sức khỏe tâm thần chỉ định bài đánh giá, trao đổi dựa theo tiêu chí của hiệp hội tâm thần uy tín để chẩn đoán các dạng Hysteria.
Bệnh nhân trước khi tiếp nhận điều trị bắt buộc phải khám Nội khoa và Thần kinh toàn diện. Ước tính 20 - 25% bệnh nhân rối loạn phân ly mắc kèm bệnh nội khoa hoặc thần kinh khác.
Điều trị rối loạn thần kinh chức năng thường kết hợp các liệu pháp tâm lý, giúp người bệnh kiểm soát quá trình phân ly và triệu chứng bệnh. Một số phương pháp được áp dụng như:
Các liệu pháp tâm lý điều trị chứng Hysteria
Hiện nay chưa có loại thuốc đặc trị rối loạn phân ly. Bác sĩ tâm thần có thể chỉ định một số loại thuốc điều trị triệu chứng, ngăn chặn bệnh diễn tiến như thuốc chống trầm cảm.
Rối loạn phân ly là bệnh lý hiếm gặp nhưng có mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người bệnh. Nhận biết, thấu hiểu và hỗ trợ từ gia đình và cộng đồng là một phần quan trọng của quá trình phục hồi.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.