Sa trực tràng: Triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

Nguyễn Thị Vân Anh

08-06-2022

goole news
16

Sa trực tràng là bệnh lý liên quan đến hậu môn trực tràng, không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn gây nhiều phiền toái cho cuộc sống thường ngày của người bệnh. Cùng tìm hiểu những thông tin liên quan để biết cách chữa trị cũng như phòng ngừa bệnh lý hiệu quả.

Sa trực tràng là gì?

Sa trực tràng là tình trạng một phần hay toàn bộ thành trực tràng (đoạn nối giữa đại tràng và hậu môn) lộn lại và chui ra ngoài qua lỗ hậu môn. Đây là một bệnh lành tính, không quá nguy hại đối với sức khỏe nhưng lại gây bất tiện đối với đời sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.

Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, có nhiều mức độ tiến triển nên đòi hỏi các biện pháp điều trị khác nhau để phù hợp với từng đối tượng. Sa trực tràng gồm 2 loại chính: Sa niêm mạc và sa toàn bộ.

Sa trực tràng là một bệnh lành tính, không quá nguy hại tới sức khỏeSa trực tràng là một bệnh lành tính, không quá nguy hại tới sức khỏe

Sa niêm mạc

Cơ chế hoạt động lớp niêm mạc của hậu môn sẽ lộn ngược lại để giúp tống phân ra ngoài dễ hơn. Sau khi đi đại tiện, lớp niêm mạc sẽ co lại hoàn toàn bởi tính đàn hồi của nó. Khi xảy ra bệnh lý, các mô của trực tràng căng dãn và kéo dài thường xuyên, chúng không chỉ lộn ngược lại quá mức mà còn không thể đàn hồi quay ngược như bình thường.

Theo mức độ, sa niêm mạc được chia thành 4 loại:

  • Sa niêm mạc sau rặn lại tự co lên.
  • Sau khi rặn đại tiện không tự co lên, phải tác động vật lý mới trở lại trạng thái bình thường.
  • Sa khi ở trạng thái bình thường, hoạt động thể chất nhẹ nhàng.
  • Sa niêm mạc ở trạng thái không hoạt động.

Sa toàn bộ

Sa toàn bộ là tình trạng nặng của sa trực tràng, là trạng thái cả bóng trực tràng và ống hậu môn đều bị lộn ra phía ngoài hậu môn.
Sa toàn bộ phân thành 4 cấp độ khác nhau:

  • Cấp độ 1: Sa trực tràng khi gắng hết sức rặn đại tiện rồi tự co lại nhanh chóng. Lúc này bệnh chưa gây ảnh hưởng tới người bệnh.
  • Cấp độ 2: Trực tràng bị sa khi rặn đại tiện, co lại chậm, phải dùng tay hoặc dụng cụ chuyên dụng để đẩy trở lại vị trí ban đầu. Lúc này, xuất hiện các vết trợt niêm mạc, hậu môn bị lõm vào, niêm mạc có triệu chứng phù nề.
  • Cấp độ 3: Trực tràng sa khi hoạt động thể chất nhẹ nhàng (đi bộ, ngồi xổm,...) không thể tự co lại được. Lúc này, niêm mạc tuyến đã bị chảy máu và hoại tử từng đám nhỏ, hậu môn mất trương lực cơ thắt nhão.
  • Cấp độ 4: Trực tràng sa thường xuyên kể cả khi không hoạt động, tung đại tiện không tự chủ, niêm mạc bị loét hoại tử, cơ thắt mất trương lực, tinh thần bị ức chế,...có thể nổi mụn mủ, rộp, ngứa, eczema ở vùng đáy chậu.

Trực tràng bị sa gây khó chịu cho người bệnhTrực tràng bị sa gây khó chịu cho người bệnh

Triệu chứng của khối sa trực tràng

Theo bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, triệu chứng của sa trực tràng phụ thuộc vào mức độ của từng người bệnh. Hầu hết triệu chứng sẽ gặp khi sa như:

  • Đại tiện khó khăn, khó kiểm soát.
  • Hậu môn bị sà xuống, tùy mức độ khác nhau.
  • Thấy khối lòi ra ngoài hậu môn, có thể tự co lên hoặc đẩy về vị trí cũ.
  • Cảm nhận thấy có cục lồi ra khỏi hậu môn mỗi khi hoạt động.
  • Phân dính máu, máu nhỏ giọt khi đại tiện.
  • Sau khi đại tiện, có dịch, máu và phân chảy ra quần.

Hậu môn sà xuống khi bị sa trực tràngHậu môn sà xuống khi bị sa trực tràng

Nguyên nhân gây sa trực tràng

Nguyên nhân gây ra sa trực tràng, chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, có 3 nguyên nhân chính gồm:

  • Tình trạng táo bón kéo dài.
  • Dặn khi đi tiểu.
  • Trẻ thiếu vitamin B, suy dinh dưỡng.
  • Bệnh lý đường ruột bẩm sinh.
  • Người nhiễm ký sinh trùng.
  • Bị chấn thương vùng thắt lưng – cùng – cụt.
  • Bị tổn thương các dây thần kinh điều khiển cơ vùng hậu môn – trực tràng. Thường xuất hiện sau mang thai hoặc sinh thường khó, sau phẫu thuật, chấn thương.
  • Sự suy yếu các cơ có liên quan đến quá trình lão hóa.
  • Do di truyền.

Nguyên nhân sa toàn bộ do tình trạng táo bón kéo dàiNguyên nhân sa toàn bộ do tình trạng táo bón kéo dài

Yếu tố, nguy cơ tăng khả năng mắc bệnh sa trực tràng

Bệnh sa trực tràng tuy không quá nguy hiểm, nhưng cũng không được chủ quan vì nếu để lâu sẽ gây ra biến chứng khôn lường với người bệnh.

Trường hợp xảy ra ở trẻ em

  • Trẻ thiếu vitamin B, suy dinh dưỡng.
  • Nhiễm trùng.
  • Các vấn đề về thể chất.
  • Đã từng phẫu thuật liên quan tới hậu môn.

Khối sa trực ở trẻ do thiếu vitamin BKhối sa trực ở trẻ do thiếu vitamin B

Trường hợp xảy ra ở người lớn

  • Trải qua sinh nở, tổn thương do phẫu thuật.
  • Độ tuổi từ 65 trở lên, yếu cơ sàn chậu.

Biến chứng không lường của bệnh sa trực tràng

Nếu không được chữa trị kịp thời, biến chứng của sa trực tràng có thể từ nhẹ chuyển nặng nhanh chóng, ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. Biến chứng phổ biến thường gặp bao gồm:

  • Tăng nguy cơ tổn thương trực tràng như loét và chảy máu trực tràng.
  • Sa mạn tính, trực tràng không thể tự co lại vào bên trong cơ thể.
  • Khối trực tràng lòi ra hậu môn, gây chèn ép và thiếu sự cấp máu.
  • Phần trực tràng sa có nguy cơ loét, hoại tử.

Chẩn đoán sa trực tràng

Để chẩn đoán sa trực tràng, bác sĩ xem xét bệnh xử, thăm khám lâm sàng. Khi khám, bạn sẽ nằm ở tư thế thích hợp, để bác sĩ dễ dàng đưa ngón tay đã được đeo găng tay thoa chất bôi trơn vào trực tràng để kiểm tra.

Đối với các trường hợp không nhìn rõ khối sa, bác sĩ yêu cầu người bệnh ngồi vào bồn cầu để đi đại tiện, gồm một máy quay chuyên dụng lắp tại bồn và hệ thống máy tính điều khiển từ xa, phục vụ cho việc chẩn đoán chính xác 100%. Ngoài ra, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện các xét nghiệm, chụp chiếu hình ảnh như:

Phương pháp nội soi trực tràng sigma chẩn đoán khối sa

Phương pháp nội soi trực tràng sigma chẩn đoán khối sa

  • Chụp hình ảnh MRI
  • Đo áp lực hậu môn
  • Đo điện cơ hậu môn (EMG)

Biện pháp điều trị

Khối sa không thể tự khỏi, mức độ sẽ tăng dần theo thời gian, có thể kéo dài vài tháng thậm chí vài năm. Sa trực tràng có thể điều trị bằng một số phương pháp sau:

Điều trị bằng thuốc

Đối với trường hợp khối sa nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng các thuốc làm mềm phân, bổ sung chất xơ, uống nhiều nước,... giúp người bệnh đại tiện dễ dàng hơn. Tuy nhiên, đây là biện pháp điều trị tạm thời, không có khả năng chữa khỏi sa trực tràng nên bác sĩ khuyên người bệnh phẫu thuật khối sa càng sớm càng tốt.

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu giúp làm săn chắc lại cơ hậu môn, cơ sàn chậu, phục hồi cung phản xạ đại diện. Người bệnh sẽ tập luyện Kegel và có thể được kích điện trong lòng hậu môn phối hợp tập phản hồi sinh học để chữa trị.

Kegel bài tập kiểm soát, cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóaKegel bài tập kiểm soát, cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa

Phẫu thuật

Phẫu thuật giúp cố định trực tràng về đúng vị trí, phương pháp được thực hiện qua đường bụng hoặc đường hậu môn.

  • Phẫu thuật đường bụng: Bác sĩ có thể phẫu thuật bằng phương pháp mổ mở hoặc mổ nội soi treo trực tràng sa vào xương thiêng.
  • Phẫu thuật tầng sinh môn: Bao gồm việc cắt đoạn trực tràng qua ngõ hậu môn, kéo một phần trực tràng ra ngoài và cắt bỏ nó. Phẫu thuật tầng sinh môn nhằm tác động đến lớp niêm mạc bên trong hoặc phần bên ngoài ngoài bị sa của trực tràng để đưa chúng trở lại trạng thái ban đầu.

Biện pháp phòng ngừa bệnh

Theo bác sĩ chuyên khoa Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, không chỉ khiến bệnh nhân khó chịu, gây phiền toái trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày mà sa trực tràng còn có thể gây những biến chứng nguy hiểm nếu bệnh tiến triển nặng. Bệnh chủ yếu do chế độ ăn uống và sinh hoạt không đúng cách gây ra. Chính vì thế, biện pháp ngăn ngừa an toàn và hiệu quả nhất:

  • Không nên cố gắng rặn khi đại tiện.
  • Tăng cường chất xơ đến từ rau củ, chống táo bón.
  • Uống 2 lít nước/ngày.
  • Rèn luyện sức khỏe đều đặn.
  • Tránh ăn đồ dầu mỡ, cay nóng, gây khó tiêu.
  • Thăm khám tổng quát định kỳ.

Thăm khám sức khỏe tổng quát định kỳ tại Bệnh viện Phương ĐôngThăm khám sức khỏe tổng quát định kỳ tại Bệnh viện Phương Đông

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là đơn vị thăm khám và điều trị các bệnh về tiêu hóa uy tín, trong đó có sa trực tràng. Người bệnh sẽ được các bác sĩ chuyên khoa nhiều năm kinh nghiệm thăm khám, tư vấn phương pháp điều trị phù hợp, hướng dẫn cách chăm sóc vết thương hậu môn cho người phẫu thuật và các biện pháp hạn chế tái phát. 

Để tìm hiểu sâu về chi phí thăm khám, điều trị, phẫu thuật sa trực tràng tại Bệnh viện, quý khách liên hệ 1900 1806 để được hỗ trợ, tư vấn và đặt lịch khám nhanh nhất.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
4,295

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

TTƯT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

TTƯT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
19001806 Đặt lịch khám