Hỏi đáp: Sa tử cung có thể mang thai không?

Hỏi đáp: Sa tử cung có thể mang thai không?

Hỏi về: Sản phụ khoa

Khách hàng: Nguyễn Hoàng Thu Lâm

Đã hỏi: Ngày 13-04-2024

Chào bác sĩ, Em bị căng tức vùng bụng dưới, thường xuyên đau lưng khi phải mang vác đồ nặng hoặc đi cầu thang. Em cũng hay đi tiểu nhiều nhưng bị tiểu rắt. Đi khám ở Bệnh viện huyện thì bác sĩ có bảo em bị sa tử cung độ 1. Theo mong muốn của gia đình thì em cũng có kế hoạch muốn có thêm một bé nữa. Em muốn hỏi bác là trong trường hợp của em, bị sa tử cung có thể mang thai không? Cảm ơn bác sĩ!

Đã trả lời / Chủ đề: Sản phụ khoa

Chị Nguyễn Hoàng Thu Lâm thân mến!

Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi đến chuyên mục Hỏi đáp của Bệnh viện đa khoa Phương Đông. Với câu hỏi của chị, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Phụ nữ bị sa tử cung vẫn có khả năng mang thai bình thường. Tuy nhiên, các bác sĩ sản phụ khoa khuyên các chị em không nên mang bầu khi đang bị sa tử cung, bởi:

  • Mẹ khó giữ thai hơn bình thường: Sa tử cung mức 2, mức 3 tức tử cung đã tụt sâu xuống âm đạo, có thể chạm môi âm hộ. Khi đó, thai nhi sẽ không có không gian để phát triển, dễ bị chết lưu. Bên cạnh đó, nguy cơ thai nhi bị dị tật, tử vong bị trôi ra cũng lớn. Đồng thời, về phía người mẹ khả năng mất máu, nhiễm trùng và băng huyết khi sinh cũng cao hơn đáng kể.
  • Gia đình và nhân viên y tế phải giám sát chặt chẽ và đi khám thường xuyên. Trung bình thai phụ bình thường đi khám 1 lần/ tháng nhưng bà bầu bị sa tử cung thì phải đi khám 2 lần/ tháng.
  • Nguy cơ sa tạng chậu như sa niệu đạo, sa bàng quang, sa trực tràng,... cao khi thai nhi lớn hơn, tạo áp lực lên các cơ ổ bụng và dây chằng nâng đỡ tử cung. Bệnh sa tử cung có nhiều cơ hội diễn biến xấu nhanh hơn. 

(Hình - Mặc dù vẫn có thể mang bầu nhưng mẹ sẽ phải đối mặt với rất nhiều biến chứng sản khoa nguy hiểm)

Mặc dù vẫn có thể mang bầu nhưng mẹ sẽ phải đối mặt với rất nhiều biến chứng sản khoa nguy hiểm

Ngoài ra, nếu bệnh không được điều trị thành công hay kịp thời, mẹ có thể phải cắt bỏ tử cung hoàn toàn do viêm nhiễm và mất khả năng đàn hồi vốn có. 

Để phòng tránh khả năng bị bệnh này, các chị em nên kiểm tra phụ khoa định kỳ và chủ động thăm khám trước khi mang thai. Nếu phát hiện sa tử cung trước khi mang thai thì bệnh nhân có thể tập các bài tập kegel tại nhà để tử cung co hồi lại. Các chị em sau sinh cũng cần thực hiện các biện pháp phòng tránh, phục hồi sức khoẻ sau sinh, tránh mang vác vật nặng để đảm bảo sức khỏe sinh sản tốt nhất.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc muốn muốn hỗ trợ thêm, mời anh chị đến Bệnh viện đa khoa Phương Đông để được các bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ tốt nhất!



Đặt câu hỏi

Mọi thắc mắc của Quý khách sẽ được chuyên gia của chúng tôi giải đáp nhanh nhất

Sinh mổ ăn bánh canh được không?

Đã hỏi: Ngày 10-12-2024
Chào bác sĩ! Em vừa sinh mổ được hơn một tuần và đang dần trở lại với các món ăn yêu thích. Em rất thích ăn bánh canh nhưng không biết sau sinh mổ thì...

Sinh mổ có được ăn khổ qua không?

Đã hỏi: 10-12-2024
Chào bác sĩ! Tôi mới sinh mổ được khoảng 2 tuần và có nghe một số người nói rằng không nên ăn khổ qua vì nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên,...

Sinh mổ có ăn được sữa chua nếp cẩm không?

Đã hỏi: 10-12-2024
Chào bác sĩ! Tôi vừa mới sinh mổ và rất thích ăn sữa chua nếp cẩm, nhưng không biết liệu món này có phù hợp với người mới sinh mổ như tôi không? Rất mong...

Nhịn ăn trước khi sinh mổ có bắt buộc không?

Đã hỏi: 10-12-2024
Chào bác sĩ! Tôi đang sắp đến tuần sinh mổ và nghe nói cần phải nhịn ăn trước khi vào phòng mổ. Điều này có thực sự cần thiết không và cần phải nhịn ăn...

Bị tiểu đường có sinh mổ được không?

Đã hỏi: 10-12-2024
Chào bác sĩ! Tôi hiện đang mang thai và bị tiểu đường thai kỳ. Tôi nghe nói rằng có thể phải sinh mổ, nhưng không rõ liệu với tình trạng tiểu đường, tôi có thể...
19001806 Đặt lịch khám