Sặc nước bọt là biểu hiện của bệnh lý gì? Điều trị như thế nào?

Ngọc Anh

19-02-2025

goole news
16

Sặc nước bọt có thể khiến người bệnh đột ngột cảm thấy nghẹn và khó thở. Nguyên nhân có thể xuất phát từ trào ngược dạ dày, bệnh lý thần kinh, viêm họng, hoặc đơn giản là thói quen sinh hoạt như vừa ăn vừa nói, uống nhiều rượu bia.,... Đặc biệt, mẹ bầu và người già thường dễ gặp phải hiện tượng này. Để phòng tránh bất thường này, bạn nên kiểm soát tốt chế độ ăn uống, thay đổi tư thế ngủ phù hợp và thăm khám kịp thời nếu kéo dài.

Sặc nước bọt nhận biết như thế nào?

Sặc nước bọt là tình trạng nước bọt đi vào đường thở thay vì xuống thực quản do các cơ vận động nuốt suy yếu hay không hoạt động. Nhiều người cho rằng, bệnh nhân chỉ bị sặc nước bọt khi nước bọt tiết quá mức trong lúc ăn uống. 

Trên thực tế, bệnh nhân có thể bị nôn ói và ho khi không ăn uống gì. Ngoài ra, trên thực tế lâm sàng còn ghi nhận các biểu hiện như:

  • Ho đột ngột, cảm giác nghẹn ở cổ họng, khó thở và thậm chí đỏ mặt. 
  • Chảy nước mắt, thở khò khè hoặc đau rát cổ họng nếu sặc nhiều lần.
  • Không thở hay nói chuyện được
  • Giật mình thức (đối với các ca bệnh sặc nước bọt khi ngủ)

Một số người có thể sặc, ho, chảy nước mắt

Một số người có thể sặc, ho, chảy nước mắt

Khi nào hay bị sặc do nước bọt?

Có thể bạn chưa biết, tình trang này có thể xảy ra khi bạn đang ngủ, rất dễ bắt gặp nếu bạn có thói quen nằm luôn sau khi ăn hoặc có tiền sử bị trào ngược dạ dày.

Ngoài ra, một số người có thói quen vừa ăn uống vừa nói chuyện có thể làm nước bọt dễ trào vào đường thở khiến họ bị sặc. Đồng thời, mặc dù hiếm thấy nhưng khi cười lớn hay hít thở sâu đột ngột cũng khiến người bệnh bị sặc do nước bọt.  

Hay bị sặc do nước bọt là dấu hiệu của bệnh lý gì?

Tình trạng này mặc dù không phải vấn đề đáng lo ngại nhưng chúng ta cần chủ động tìm hiểu các nguyên nhân để áp dụng biện pháp điều trị kịp thời. 

Trào ngược dạ dày thực quản

Theo cơ chế, nếu bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thì axit mỗi lần trào lên sẽ bị kích thích niêm mạc và tuyến nước bọt. Khi lượng nước bọt dư thừa kết hợp với lượng axit trong miệng, phản xạ nuốt bị rối loạn. Nếu không nuốt kịp, dịch sẽ tràn vào đường thở gây sặc. Đặc biệt, một số thói quen như nằm ngay sau khi ăn, ăn nhiều thức ăn nhanh, đồ uống có gas, đồ có chất kích thích, ít vận động,... cũng khiến người bệnh bị trào ngược dạ dày và dễ bị sặc.

Người bệnh bị trào ngược dạ dày có thể bị sặc

Người bệnh bị trào ngược dạ dày có thể bị sặc

Sặc nước bọt khi ngủ - nguyên nhân liên quan đến bất thường giấc ngủ

Đây là biểu hiện khá thường gặp, xuất phát từ các lý do như sau:

  • Mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ hoặc rối loạn hô hấp khi ngủ làm giảm phản xạ nuốt, khiến nước bọt tích tụ ở miệng trong thời gian dài.
  • Khi nước bọt tràn xuống đường thở trong giấc ngủ, cơ thể phản ứng bằng cách ho hoặc nghẹn đột ngột, gây sặc.
  • Thói quen nằm ngửa khi ngủ làm nước bọt dễ chảy về phía cổ họng, tăng nguy cơ tràn vào khí quản.

Viêm nhiễm hoặc có khối u trong họng

Các bất thường ở đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, polyp thanh quản hoặc khối u vùng họng làm hẹp hoặc tắc nghẽn một phần đường hô hấp. Điều này khiến nước bọt không di chuyển xuống thực quản và dễ đi nhầm vào khí quản.

Viêm nhiễm hoặc khối u cũng gây mất cân bằng phản xạ nuốt, khiến nước bọt bị ứ đọng và dẫn đến sặc. Đối với các trường hợp này, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra bằng các thiết bị chuyên dụng để tìm ra nguyên nhân gây bệnh sâu xa như chụp X Quang, chụp CT, nội soi....

Vi khuẩn tấn công phổi gây ra tình trạng viêm đường hô hấp cũng khiến nước bọt thay đổi

Vi khuẩn tấn công phổi gây ra tình trạng viêm đường hô hấp cũng khiến nước bọt thay đổi

Các bệnh lý ở khu vực thần kinh

Tưởng chừng như không liên quan nhưng bất thường này lại có thể là hệ quả sâu xa của bệnh lý tai biến mạch máu não, Parkinson, xơ cứng teo cơ (ALS). Bất thường ở hệ thần kinh còn làm tổn thương các dây thần kinh sau họng dẫn đến khó nuốt và các vấn đề liên quan như yếu cơ, co thắt cơ ở các bộ phận khác, nói khó, thay đổi giọng nói,....

Mang thai

Thay đổi nội tiết tố (progesterone tăng cao) làm giãn cơ vòng thực quản dưới, dễ gây trào ngược dạ dày ở phụ nữ mang thai. Hơn nữa, tử cung lớn dần trong giai đoạn cuối thai kỳ gây áp lực lên dạ dày, khiến trào ngược và sặc nước bọt dễ xảy ra hơn, đặc biệt khi nằm hoặc ngủ.

Thai phụ có nội tiết tố thay đổi trong thai kỳ có thể gặp bất thường về nước bọt

Thai phụ có nội tiết tố thay đổi trong thai kỳ có thể gặp bất thường về nước bọt

Các nguyên nhân trong sinh hoạt khiến người bệnh bị sặc nước bọt

Nếu người bệnh không có các bất thường về mặt bệnh lý gì thì có thể tham khảo các thói quen xấu trong sinh hoạt như sau:

Uống nhiều rượu bia

Uống quá nhiều rượu bia sẽ khiến phản xạ cơ bị giảm sút, khiến nước bọt tích tụ lại sau họng thay vì trôi xuống dưới. 

Nói nhiều

Khi nói chuyện liên tục, nước bọt không được nuốt thường xuyên cũng dẫn đến việc tích tụ nước bọt trong miệng và gây sặc. Khi mở miệng nói và không dừng lại để nuốt, nước bọt thậm chí còn có thể chảy xuống đường thở và gây sặc.

Những người nói nhiều có thể dễ bị sặc do nước bọt hơn 

Những người nói nhiều có thể dễ bị sặc do nước bọt hơn 

Dùng răng giả không phù hợp

Răng giả không khít hoặc lỏng lẻo khiến nước bọt dễ ứ đọng ở miệng, gây khó khăn khi nuốt. Đồng thời, răng giả có xu hướng kích thích niêm mạc miệng, khiến tuyến nước bọt hoạt động mạnh hơn và sản xuất ra nhiều nước bọt.

Trong vài trường hợp khi đang ăn và nói, nếu răng giả bị xê dịch, nước bọt cũng dễ tràn vào đường thở và gây sặc.

Có thể nói, sặc nước bọt là vấn đề sức khoẻ nhưng xuất phát từ các nguyên nhân bệnh lý  như trào ngược dạ dày, khối u trong họng, viêm họng, viêm amidan,...  Nó thường gặp ở những người có thói quen nói nhiều, hay uống rượu bia, dùng răng giả không phù hợp,... 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

614

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám