Siêu âm khớp cổ chân: Kết quả, Đối tượng, Quy trình thực hiện

Ngọc Anh

06-04-2024

goole news
16

Siêu âm khớp cổ chân là phương pháp giúp bác sĩ khảo sát được đa số các chấn thương cơ xương và mô mềm ở khớp cổ và bàn chân. Đây cũng là chỉ định phổ biến trong xác định tổn thương mô mềm, chẩn đoán bong và rách cơ trên lâm sàng. 

Định nghĩa của phương pháp siêu âm khớp cổ chân

Siêu âm khớp cổ chân là gì?

Siêu âm khớp cổ chân là kỹ thuật chẩn đoán sử dụng đầu dò sóng âm tần số cao để tái hiện hình ảnh của hệ thống cơ xương khớp vùng cổ chân. Do đó, bác sĩ có thể quan sát tổng quan và chi tiết đến từng mặt cắt của cấu trúc để phát hiện ra các bất thường ở khu vực này.

Kết quả siêu âm khớp cổ chân cho biết điều gì?

Về tổ chức của các xương - khớp, siêu âm đánh giá được tình trạng của hệ thống xương, có thể kể đến xương chày, xương gót, xương bàn chân,.. Bên cạnh đó, nó cũng đánh giá các khớp nối. Đây là bộ phận chịu trách nhiệm nâng đỡ, nối hai hay nhiều xương lại với nhau và hỗ trợ chuyển động cổ chân. Ví dụ: khớp cổ chân, khớp cổ - bàn chân,...

Về hệ thống dây chằng - gân, phương pháp cũng đánh giá được nhóm quyết định chuyển động. Dây chằng chày mác trước - sau, sên mác trước - sau,... liên kết xương, ổn định khớp và ngăn chặn các chuyển động bất thường sẽ được kiểm tra. Bộ phận truyền lực từ xương và kích thích chuyển động - gân, bao gồm gân gót chân, gân cơ mác,... cũng tương tự.

(Hình 1 - Minh hoạ cấu trúc của xương - khớp - dây chằng ở khu vực cổ chân)

(Hình 1 - Minh hoạ cấu trúc của xương - khớp - dây chằng ở khu vực cổ chân)

Về hệ thống dây thần kinh - mạch máu - mô, siêu âm khớp cơ chân cũng tìm kiếm những dấu hiệu bất thường ở các tế bào truyền thông điệp tạo chuyển động này. Khảo sát động mạch ở cổ chân, các nhánh dây thần kinh và mô da - dưới da sẽ được máy siêu âm thực hiện.

Tầm quan trọng của kỹ thuật siêu âm khớp cổ chân

Hỗ trợ trong đánh giá các bệnh lý cơ xương khớp cổ chân

Độ chi tiết cao ở nhiều hướng giúp siêu âm khớp cổ chân ghi điểm trong công cuộc đánh giá và chẩn đoán bệnh lý dưới đây:

  • Phù nề, tụ máu ở các mô da và dưới da
  • Viêm gân, viêm bao gân, rách dây chằng và tổn thương cơ (mãn tính và cấp tính)
  • Trật khớp, thấp khớp. viêm khớp cấp - mãn tính
  • Viêm, sưng, rò rỉ bao hoạt dịch; viêm màng hoạt dịch; u màng hoạt dịch khớp,...
  • Hội chứng hầm cổ chân (rối loạn thần kinh chày sau)
  • Tụ máu ngoài thành mạch máu, suy tĩnh mạch chi dưới, huyết khối tĩnh mạch,...
  • Áp xe, phù nề, hội chứng sau huyết khối (PTS),... sau phẫu thuật

(Hình 2 - Siêu âm phát hiện bong gân, rách dây chằng mác trước)

(Hình 2 - Siêu âm phát hiện bong gân, rách dây chằng mác trước)

Khảo sát, đánh giá các chấn thương cổ chân

  • Bong gân cổ chân - hệ quả của chấn thương/ rách/ đứt dây chằng
  • Sưng, viêm. rách bao hoạt dịch  sau va đập mạnh
  • Trật khớp cổ chân, rách sụn, lòi sụn, nứt xương
  • Tụ máu bầm, rách mạch máu, bầm tím cổ chân

(Hình 3 - Hình gãy xương gót chân qua siêu âm cổ chân)

(Hình 3 - Hình gãy xương gót chân qua siêu âm cổ chân)

Đây là các chấn thương xảy ra khi khớp mắt cá chân bị xoắn quá mức, chạy ra khỏi vị trí bình thường của nó. Đặc biệt các tổn thương này không chỉ xảy ra trong thể thao mà còn có thể gây ra từ tai nạn, trượt chân, vấp ngã,...

(Hình 4 - Hình siêu âm rách dây chằng mác trước. (a) Dây chằng nguyên vẹn, có phù nề); (b)Dây chằng lỏng lẻo và phù nề; (c&d) Đứt dây chằng và tràn dịch)

(Hình 4 - Hình siêu âm rách dây chằng mác trước. (a) Dây chằng nguyên vẹn, có phù nề); (b)Dây chằng lỏng lẻo và phù nề; (c&d) Đứt dây chằng và tràn dịch)

Tìm kiếm khối u xương và mô mềm ở bàn - cổ chân

Các tổn thương thuộc nhóm khối u mà siêu âm đánh giá được là: hạch, u mỡ, u thần kinh Morton,... Ngoài ra, siêu âm khớp cổ chân còn giúp đánh giá sâu hơn về:

  • Bản chất khối u: u đặc, u mỡ, u hỗn hợp
  • Mức độ xâm lấn tới các mô mềm, hỗ trợ đánh giá tính chất u lành tính hay ác tính.

Đối tượng chỉ định siêu âm khớp cổ chân

Đối với trường hợp người bệnh có tần suất vận động cao 

Các đối tượng thuộc nhóm này là các vận động viên, cầu thủ, người lao động chân tay,... Điểm chung là họ phải:

  • Vận động liên tục
  • Vận động mạnh
  • Vận động trong thời gian dài
  • Vận động nhanh
  • Có khả năng phải chuyển hướng đột ngột

Lượng vận động cao với tần suất thường xuyên có thể là nguyên nhân khiến khớp cổ chân nhanh bị thoái hoá và quá tải. Chính vì vậy kiểm tra cơ xương khớp - siêu âm khớp cổ chân cho nhóm này phải được thực hiện định kỳ để phát hiện chấn thương (nếu có).

(Hình 5 - Vận động viên là đối tượng có khả năng gặp chấn thương cổ chân cao)

(Hình 5 - Vận động viên là đối tượng có khả năng gặp chấn thương cổ chân cao)

Đối với trường hợp bệnh nhân có các bệnh lý nền

Các bệnh nhân đã - đang điều trị bệnh gout, béo phì, tiểu đường,.. cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh cơ xương khớp. 

Ví dụ, nguy cơ mắc bệnh của người bị tiểu đường cao hơn bình thường gấp 4 - 5 lần. Nguyên nhân là do trọng lượng cơ thể tăng, áp lực lên sụn khớp cổ chân lớn, dễ làm tổn thương sụn, đầu xương bên dưới.

Hay như bệnh nhân bị đái tháo đường, bệnh làm tổn thương đến dây thần kinh và mạch máu nuôi dưỡng các khớp xương. Hệ miễn dịch kém, tình trạng thừa cân và môi trường đường máu cao khiến họ dễ mắc bệnh về cơ xương khớp. 

Đối với trường hợp người bệnh hút thuốc lá nhiều

Trên thực tế, nicotin trong khói thuốc làm chậm quá trình tái tạo xương, gây mất xương và loãng xương. Đây cũng là nguyên nhân khiến tỷ lệ ca bệnh xương khớp ở nước ta đang có xu hướng “trẻ hoá”. 

Nhóm hút thuốc và tiếp xúc với thuốc lá nhiều cũng có nguy cơ viêm bao hoạt dịch khớp cổ chân và viêm gân cao gấp 1,5 lần so với bình thường. 

Đối với nhóm người cao tuổi

Tuổi tác cao đồng nghĩa với việc cơ thể lão hoá, các cơ xương khớp toàn bắt đầu thoái hoá. Tình trạng này khiến nguy cơ mắc các bệnh cơ xương khớp cổ chân tăng do:

  • Sụn khớp lão hoá, mỏng dần. Xuất hiện thoái hoá khớp cổ chân
  • Hệ miễn dịch rối loạn là nguyên nhân gây thấp khớp cổ chân
  • Rối loạn nội tiết tố khiến huyết áp cao, lượng cholesterol tăng cao gây xơ vữa động mạch. Đây là lý do gây nên bệnh tắc nghẽn động mạch ngoại biên ở cổ - bàn chân.

Các bước trong quy trình siêu âm khớp cổ chân

Sau khi hoàn tất quá trình chuẩn bị, bệnh nhân sẽ mặc áo choàng bệnh viện, cởi bỏ tất giày và để lộ mắt cá chân. Người bệnh đứng hoặc nằm trên giường siêu âm, tư thế điều chỉnh theo bác sĩ chuyên khoa.

(Hình 6 - Bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm cổ chân từ nhiều hướng)

(Hình 6 - Bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm cổ chân từ nhiều hướng)

Tương tự các quy trình khác, bác sĩ sẽ thực hiện theo 3 công đoạn sau đây.

  • Thoa gel siêu âm lên siêu âm vào vùng cổ chân. Đây là chất dịch giúp ngăn cản không khí tiếp xúc với đầu dò. Do đó, thiết bị di chuyển dễ dàng hơn trên vùng da cần quan sát.
  • Đầu dò di chuyển nhẹ nhàng theo nhiều hướng để thu được hình ảnh của nhiều mặt cắt khớp cổ chân. Bệnh nhân có thể được hỏi về triệu chứng và yêu cầu cử động chân để phối hợp cùng bác sĩ siêu âm.
  • Lau sạch gel trên chân bằng khăn sạch, người bệnh sẽ ra ngoài chờ để bác sĩ đọc kết quả.

Thời điểm nào bệnh nhân nên đi siêu âm khớp cổ chân?

Nếu cơ thể có dấu hiệu bất thường ở khớp cổ chân, người bệnh nên đi khám ngay để được chẩn đoán sớm. Ngoài các đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao như trên, chỉ định siêu âm khớp cổ chân còn được đưa ra với các triệu chứng như:

  • Đau, không thoải mái ở khớp cổ chân, đặc biệt là khi đi bộ hoặc tập thể dục
  • Phù nề, sưng, viêm, nhức khớp cổ chân 
  • Không cử động được hoặc gặp cản trở khi cử động khớp cổ chân
  • Vết bầm tím, bầm đỏ ở cổ chân sau tai nạn hay va chạm
  • Tê, ngứa ran cổ chân và bàn chân
  • Đổi màu ở vùng da cổ chân khi nâng cao
  • Có khối u mô mềm ở cổ chân

(Hình 7 - Người bệnh bị phù nề cổ chân có thể được chỉ định kiểm tra khớp cổ chân)

(Hình 7 - Người bệnh bị phù nề cổ chân có thể được chỉ định kiểm tra khớp cổ chân)

Ưu điểm, nhược điểm của kỹ thuật siêu âm khớp cổ chân

Lợi ích của bệnh nhân khi kiểm tra khớp cổ chân qua siêu âm

  • An toàn: Siêu âm là kỹ thuật không xâm lấn, không gây đau đớn hay gây tác dụng phụ nào khác lên cơ thể người bệnh.
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí: Thủ thuật này chỉ diễn ra trong vòng 10 - 15 phút và đọc kết quả mất khoảng 25 - 30 phút sau đó. Chi phí cũng hợp lý với đa số người bệnh.
  • Hiệu quả đánh giá tổn thương cao: Kỹ thuật hỗ trợ phân biệt tổn thương gân - dây chằng - thần kinh dễ dàng hơn các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác. 
  • Cho phép chẩn đoán theo bằng hình động thời gian thực: Vì đặc trưng là bộ phận chịu áp lực lớn nên có những tổn thương chỉ lộ ra khi cổ chân chuyển động. Do đó, bác sĩ có thêm cơ sở đánh giá các tổn thương và tổn thương nhỏ ở cổ chân. 

Hạn chế của bệnh nhân khi kiểm tra khớp cổ chân bằng siêu âm

Nếu vị trí khối u nằm ở sâu hoặc vị trí bị che khuất thì siêu âm khó phát hiện được. Bởi sóng siêu âm không xuyên qua được xương. Khi đó, các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như chụp X quang, chụp CT Scan sẽ được chỉ định. Do chúng đánh giá được mức độ tổn thương về cấu trúc của phần cứng tốt hơn.

(Hình 8 - Hình chụp cắt lớp (CT) có độ chi tiết cao hơn ảnh siêu âm ở cùng vị trí)

(Hình 8 - Hình chụp cắt lớp (CT) có độ chi tiết cao hơn ảnh siêu âm ở cùng vị trí)

Lưu ý về phương pháp siêu âm khớp cổ chân

Siêu âm khớp cổ chân cần chuẩn bị gì?

Siêu âm khớp cổ chân không cần nhịn ăn uống, có thể tiến hành ngay cả khi cổ chân bị tổn thương, rò dịch hoặc có vết thương hở. 

Để quá trình siêu âm diễn ra thuận lợi, người bệnh đi khám nên mặc quần hoặc váy trên đầu gối và hạn chế đeo trang sức. Bởi trang sức kim loại có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả siêu âm.

Siêu âm khớp cổ chân giá bao nhiêu?

Chi phí siêu âm khớp cổ chân dao động khoảng 75.000 - 500.000 VNĐ/ lần. Khoảng giá có mức chênh lệch lớn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố. 

Ví dụ như phương pháp siêu âm. Nếu người bệnh cần khảo sát tình trạng mạch máu ở khớp cổ chân thì kỹ thuật chỉ định sẽ là siêu âm Doppler khớp cổ chân. Đây là kỹ thuật đặc thù cho chẩn đoán tổn thương mạch máu và sử dụng công nghệ cao nên mức giá sẽ cao hơn siêu âm thường quy.

Tất nhiên, bệnh nhân có thể thực hiện thăm khám theo Luật để được BHYT hỗ trợ kinh phí.

Lưu ý: Mức giá chỉ mang tính chất tham khảo.

Thực hiện siêu âm khớp cổ chân ở đâu?

Dịch vụ siêu âm khớp cổ chân tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông được không ít bệnh nhân lựa chọn bởi:

  • Máy móc siêu âm sở hữu công nghệ hiện đại: Máy siêu âm màu GE Voluson S6 (Nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ), Affinity 30,... Người bệnh được siêu âm liều thấp, sử dụng kỹ thuật siêu âm cao cho hình ảnh sắc nét mà không mất nhiều thời gian chờ đợi.
  • Đội ngũ y bác sĩ tay nghề tốt - nhiều kinh nghiệm: Khi đến Bệnh viện Đa khoa Phương Đông siêu âm khớp cổ chân, bạn sẽ được thực hiện và đọc kết quả bởi đội ngũ bác sĩ - kỹ thuật viên - nhân viên y tế tận tâm, hết mình.
  • Quy trình thăm khám tinh gọn, kết hợp linh hoạt trong thanh toán: Bệnh nhân được thực hiện khám lâm sàng rồi mới thực hiện siêu âm để không bỏ lỡ mọi tổn thương khớp cổ chân dù là nhỏ nhất. Chính sách thanh toán BHYT, BHBL giúp bạn được thoải mái - an tâm - tiết kiệm khi đi kiểm tra.

(Hình 9 - Máy siêu âm Affiniti 30 tại BVĐK Phương Đông sử dụng trong siêu âm khớp cổ chân cho bệnh nhân)

(Hình 9 - Máy siêu âm Affiniti 30 tại BVĐK Phương Đông sử dụng trong siêu âm khớp cổ chân cho bệnh nhân)

Để đặt lịch khám và siêu âm khớp cổ chân, bệnh nhân có thể liên hệ hotline 19001806 để được đội ngũ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hỗ trợ kịp thời!

Có thể nói, siêu âm khớp cổ chân là phương pháp hỗ trợ hữu hiệu trong chẩn đoán chấn thương ở mắt cá chân: bong - rách cơ, tràn dịch khớp,...Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường ở cổ - bàn chân, bạn nên đến ngay các cơ sở y khoa để được hỗ trợ kịp thời.

1,062

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám