Viêm Khớp Cổ Chân: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Chuẩn Y Khoa

Thu Hiền

28-08-2023

goole news
16

Viêm khớp cổ chân không chỉ xảy ra ở người già mà đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa ở những người trẻ tuổi. Bệnh gây ra những cơn đau nhức, khó chịu làm ảnh hưởng đến vận động và phát sinh nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác nếu không điều trị kịp thời. Vậy bệnh này là gì? Để hiểu rõ về bệnh và chuẩn bị kiến thức phòng ngừa điều trị phù hợp, bạn đọc hãy xem ngay bài viết tổng hợp từ Bệnh viện Đa Khoa Phương Đông nhé.

Viêm khớp cổ chân là bệnh gì?

Khớp cổ chân phải gánh chịu toàn bộ các trọng lượng của cơ thể và duy trì các hoạt động khác hiệu quả. Do đó bộ phận này rất dễ bị tổn thương và phát sinh nhiều bệnh lý nghiêm trọng - trong đó có viêm khớp cổ chân.

Viêm khớp cổ chân là tình trạng bệnh đau, cứng khớp ở mắt cá chânViêm khớp cổ chân là tình trạng bệnh đau, cứng khớp ở mắt cá chân

Bệnh viêm khớp cổ chân là tình trạng phần sụn đệm bị hư hỏng giữa hai đầu xương. Tình trạng này xảy ra do giảm sút lượng dịch nhầy bôi trơn ở xương. Điều này sẽ gây ra triệu chứng đau khớp, cứng khớp mắt cá chân. 

Bệnh này chủ yếu gặp ở người trung niên từ 45 - 60 tuổi, đặc biệt là sau 60 tuổi. Bệnh nếu không có phương pháp điều trị kịp thời sẽ gây ra viêm bao hoạt dịch cổ chân làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nguyên nhân gây ra viêm khớp cổ chân

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm khớp cổ chân và dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến. Cụ thể:

Viêm khớp cổ chân sau chấn thương

Những chấn thương gặp phải khi chơi thể thao, khi lao động như bong gân, gãy xương, trật khớp sẽ khiến cho mắt cá chân bị viêm, sưng lên. Điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến vận động, đi lại của người bệnh.

Lão hóa

Càng lớn tuổi quá trình lão hóa xương khớp sẽ diễn ra nhanh chóng khiến cho phần sụn khớp ở cổ chân bị thoái hóa, bào mòn, trở lên yếu hơn. Khi đó các đầu xương ở cổ chân sẽ cọ xát vào nhau và gây ra tình trạng đau nhức khiến cho việc vận động khó khăn hơn.

Béo phì, thừa cân

Nếu cơ thể nạp quá nhiều các thực phẩm giàu chất béo, chất đạm sẽ dẫn đến tình trạng béo phì, thừa cân. Cân nặng quá khổ sẽ tạo thêm áp lực cho cổ chân và thời gian kéo dài sẽ khiến khớp cổ chân bị tổn thương, gây viêm nhiễm.

Do mắc bệnh lý hoặc bị dị dạng xương khớp

Những người bị mắc viêm khớp nhiễm khuẩn, gout, viêm khớp dạng thấp sẽ có nguy cơ cao bị viêm khớp cổ chân. Đối với những người bị dị dạng khớp bẩm sinh hoặc mắc các bệnh lý làm thay đổi hình thái xương khớp cũng là vấn đề dễ dẫn đến bị viêm khớp.

Lười vận động

Do thói quen lười vận động cũng khiến dịch sụn khớp không được điều tiết và khiến cho khả năng thích ứng trong thay đổi vận động bị kém dần. Bên cạnh đó mật độ xương trong cơ thể suy giảm sẽ gây ra một số tổn thương cho khớp. Nếu không xử lý kịp thời thì tình trạng sưng viêm, đau nhức sẽ hình thành và cứng khớp sẽ xảy ra.

Dấu hiệu viêm khớp cổ chân điển hình nhất

Những người bị bệnh viêm khớp cổ chân sẽ thường gặp phải các triệu chứng cụ thể như sau:

  • Cảm thấy đau nhức, sưng tấy, đau nhói khó chịu khi vận động, lao động, chơi thể thao, đi lại hoặc chạy nhảy nhiều. Các cơn đau này thường xuất hiện một cách đột ngột khiến người bệnh cảm thấy khó chịu.
  • Thường xuyên gặp tình trạng cứng khớp vào buổi sáng khiến người bệnh gặp khó khăn trong di chuyển.
  • Khi di chuyển vùng cổ chân sẽ phát ra các tiếng lạo xạo, lắc rắc do các xương va chạm vào nhau.
  • Đi kèm với các cơn đau vùng cổ chân còn bị sưng đỏ, sờ vào có cảm giác nóng ấm. Nếu như tình trạng sưng đau này kéo dài sẽ lan sang các bộ phận khác như mắt cá chân.
  • Gặp các triệu chứng khác như sốt, mệt mỏi, không muốn vận động đi lại,...

Các triệu chứng, dấu hiệu của viêm khớp cổ chânCác dấu hiệu của viêm khớp cổ chân

Bệnh viêm khớp cổ chân có nguy hiểm không?

Ở giai đoạn đầu của bệnh, viêm khớp cổ chân chỉ có biểu hiện đau nhức ở vùng mắt cá chân, cổ chân và kèm theo triệu chứng sưng đỏ, vận động khó khăn. Tuy nhiên nếu để bệnh tiến triển nặng và không điều trị kịp thời thì sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Ở giai đoạn thứ phát bệnh tiến triển rất nhanh và bắt đầu hình thành các gai xương gây chèn ép lên dây thần kinh. Điều này sẽ tạo ra các cơn đau nhức dữ dội cho người bệnh và không điều trị kịp thời sẽ gây ra các bệnh mãn tính như:

  • Teo cơ.
  • Biến dạng xương khớp.
  • Cứng khớp.
  • Làm mất khả năng vận động, thậm chí nghiêm trọng hơn là tàn phế.

Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm khớp cổ chân chính xác

Để có thể chẩn đoán tình trạng viêm khớp cổ chân chính xác các bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định làm một số xét nghiệm, siêu âm, chụp chiếu. Đầu tiên bác sĩ sẽ khám lâm sàng để nhận biết rõ tình trạng bệnh ban đầu. Sau đó sẽ đưa ra những định hướng làm xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh cụ thể. Bao gồm:

  • Siêu âm: Phương pháp này là sử dụng sóng âm để xem các tổn thương ở mô xương, các mô liên kết và lượng dịch ở khớp cổ chân ra sao.
  • Chụp X-quang, chụp CT: Thông qua hình ảnh chụp chiếu để phát hiện tình trạng rạn, nứt, gãy xương hoặc có khối u bên trong khớp hay không. Đồng thời chụp MRI còn giúp đánh giá rõ về trạng thái của mô mềm trong khớp.
  • Xét nghiệm dịch khớp: Dịch khớp màu trắng, nhớt giống như màu trắng trứng là khỏe mạnh. Nếu dịch có màu khác, mùi bất thường thì chứng tỏ khớp đang gặp vấn đề. Dịch khớp có màu đục có thể là bệnh viêm khớp dạng thấp gây ra, dịch màu vàng là ở người bị gout, dịch màu vàng xanh có lẫn mủ là do nhiễm trùng còn dịch màu hồng là do chấn thương khớp.

Chụp X-quang giúp chẩn đoán bệnh rõ ràng ở vùng cổ chânChụp X-quang giúp chẩn đoán bệnh rõ ràng ở vùng cổ chân

Cách điều trị viêm khớp cổ chân

Tùy vào mỗi trường hợp, biểu hiện, giai đoạn của bệnh mà sẽ có các phương pháp điều trị viêm khớp cổ chân khác nhau. Cụ thể như sau:

Dùng thuốc

Dùng thuốc tây trong điều trị viêm khớp ở cổ chân sẽ giúp giảm đau, kháng viêm nhanh. Nếu đang băn khoăn viêm khớp cổ chân uống thuốc gì thì bạn có thể tham khảo một số loại thuốc điều trị tạm thời sau:

  • Thuốc kháng viêm không chứa steroid, thuốc giảm đau như: Ibuprofen, Acetaminophen, Naproxen,...
  • Thuốc điều trị ngoài da dạng kem, dạng gel bôi trực tiếp để giảm các triệu chứng tấy đỏ ngoài da.
  • Đối với trường hợp bệnh nghiêm trọng bác sĩ sẽ chỉ định tiêm corticoid ngay tại chỗ. Tuy nhiên cách này phải thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn vì thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ.

Sử dụng thuốc điều trị viêm khớp cổ chân theo đúng chỉ định của bác sĩSử dụng thuốc điều trị viêm khớp cổ chân theo đúng chỉ định của bác sĩ

Sử dụng phương pháp vật lý trị liệu

Người bệnh có thể dùng các phương pháp vật lý trị liệu dưới đây để cải thiện tình trạng bệnh của mình. Bao gồm:

  • Sử dụng nhiệt nóng để nâng cao khả năng tuần hoàn cho máu, chống viêm, giảm đau và giúp nuôi dưỡng, phục hồi nhanh tổn thương ở xương khớp. Tuy nhiên không nên sử dụng dụng nhiệt nóng trong các trường hợp bị sưng khớp, viêm cấp.
  • Tắm, ngâm mình trong nước ấm giúp giảm đau nhức, giúp lưu thông khí huyết, cải thiện khả năng vận động.
  • Sử dụng hiệu ứng của siêu âm giúp dẫn thuốc hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp hiệu quả hơn.
  • Sử dụng bức xạ điện từ có sóng ngắn để giúp giảm đau, chống viêm, làm giãn mạch và tăng cường lưu thông máu ở vùng khớp cổ chân, cải thiện chức năng vận động.
  • Thực hiện xoa bóp, châm cứu để điều trị viêm khớp cổ chân hiệu quả hơn.

Phẫu thuật

Trong trường hợp viêm khớp cổ chân tiến triển nặng và các phương pháp điều trị bảo tồn không phát huy hiệu quả thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Ở đây có thể phẫu thuật hàn khớp hoặc thay khớp cổ chân nhân tạo. Hình thức áp dụng là phẫu thuật nội soi, phẫu thuật thay hàn khớp để cải thiện tình trạng bệnh.

Hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân bị viêm khớp cổ chân

Ngoài việc thực hiện đúng phác đồ điều trị của bác sĩ thì việc chăm sóc bệnh nhân bị viêm khớp cổ chân cũng cần phải được chú ý. Trong đó quan trọng nhất là vấn đến nên ăn và không nên ăn gì khi bị viêm khớp. Cụ thể:

Viêm khớp cổ chân kiêng ăn gì?

Khi bị viêm khớp cổ chân, người bệnh cần nên kiêng các thực phẩm đồ ăn như sau:

  • Hạn chế ăn nội tạng động vật, thịt đỏ, hải sản, thịt gia cầm,... Bởi trong các loại thực phẩm này có thành phần purin cao khiến tình trạng viêm ở các khớp thêm trầm trọng.
  • Nên ăn nhạt, giảm lượng muối khi chế biến thức ăn và hạn chế ăn đồ đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn để hạn chế các tác động ảnh hưởng xấu đến xương khớp.
  • Hãy tránh xa rượu bia, chất kích thích, hút thuốc lá để bệnh không tiến triển nặng.
  • Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, đồ ăn sẵn để duy trì cân nặng ở mức hợp lý.

Người bị viêm khớp cổ chân nên ăn gì?

Để tăng hiệu quả điều trị bệnh tốt hơn, người bị viêm khớp cần bổ sung các loại thực phẩm sau đây:

  • Bổ sung các thực phẩm giàu omega-3 cao như cá mòi, cá hồi, cá thu, cá ngừ để giúp xương khớp chắc khỏe hơn.
  • Ăn nhiều trái cây, rau xanh tươi để tăng khả năng ức chế phản ứng viêm, tăng cường hệ miễn dịch như: việt quất, dâu tây, dâu tằm, anh đào, rau bina, bông cải xanh, súp lơ,...
  • Bổ sung thêm gừng, tỏi trong món ăn hàng ngày để giúp giảm sưng viêm, nhiễm trùng.
  • Tăng cường tập thể dục thể thao với các môn phù hợp với sức khỏe như bơi lội, đạp xe, đi bộ, yoga,...
  • Hãy dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để tái tạo lại sức lao động hiệu quả.
  • Tránh căng thẳng, mệt mỏi, lo âu, stress kéo dài.

Khi hiểu rõ về bệnh viêm khớp cổ chân sẽ giúp bạn đọc có thể nhận biết và phòng ngừa bệnh hiệu quả kịp thời nhất. Nếu có bất cứ triệu chứng bất thường nào bạn hãy đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám nhé.

Nếu quý khách hàng cần tư vấn chi tiết về dấu hiệu cũng như điều trị bệnh viêm khớp cổ chân, vui lòng gọi ngay đến Hotline 1900 1806 hoặc để lại thông tin tại phần Đặt lịch khám để đặt lịch khám tại bệnh viện Phương Đông.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

671

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám