Sinh đôi cùng trứng và những điều cần biết

Thao Tran

16-06-2023

goole news
16

Khi phát hiện mình mang song thai cùng trứng thì bên cạnh miền hạnh phúc ggấp bôi, đó là những lo lắng không biết việc mang thai đôi có khác gì so với mang thai đơn không hay cần chăm sóc thai kỳ như thế nào để đảm bảo cả mẹ và bé đều khỏe mạnh. Chính vì vậy trong bài viết này, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ gửi đến bạn đọc những thông tin hữu ích xung quanh chủ đề sinh đôi cùng trứng.

Tìm hiểu về sinh đôi cùng trứng

Đôi khi bạn có thắc mắc “sinh đôi cùng trứng là gì?” hay “sinh đôi cùng trứng là như thế nào?”. Sinh đôi cùng trứng là trường hợp mà trứng sau một khoảng thời gian nhất định được thụ tinh sẽ phân chia thành 2 phôi riêng rẽ. Đây được xem là trường hợp ngẫu nhiên và hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi di truyền hay tuổi tác.

sinh đôi cùng trứngHai em bé sinh đôi cùng trứng giống nhau về giới tình và kiểu hình

Quá trình phân chia này xảy ra ở giai đoạn đầu tiện, khi phôi thai chỉ là 1 chùm tế bào. Trẻ sinh đôi cùng trứng sẽ giống nhau cả về giới tính và hình dáng. Theo thống kê, tỷ lệ song thai cùng trứng thường thấp hơn so với song thai khác trứng và chỉ chiếm khoảng 1/3 trong tổng số ca song thai.

So sánh sự khác nhau giữa sinh đôi cùng trứng và khác trứng 

Cứ 100 mẹ bầu thì có khoảng 5 người mang song thai. Vậy làm thế nào mẹ bầu biết mình đang mang thai đôi? Dấu hiệu của việc mang thai đôi cũng tương tư như việc mang thai đơn và mẹ bầu có thể chỉ phát hiện khi đi siêu âm.

Đối với các trường thường hợp mang thai đôi sẽ có hai khả năng là sinh đôi cùng trứng hoặc sinh đôi khác trứng. Dưới đây là một đặc điểm để phân biệt được 2 trường hợp này:

Xem thêm:

Bảng phân biệt sinh đôi cùng trứng và khác trứng

Sinh đôi cùng trứng

Sinh đôi khác trứng

1 trứng sau khi được thụ tinh thành công sẽ phân chia thành 2 phôi và phát triển thành 2 cá thể riêng biệt.

2 trứng rụng cùng lúc và được thụ tinh bởi 2 tinh trùng riêng khác nhau trong cùng thời điểm tạo thành 2 phôi.

2 em bé sinh đôi cùng trứng sẽ giống nhau cả về giới tính và ngoại hình.

Cấu trúc ADN của cặp song thai này có thể giống nhau lên tới 100%.

Hai thai nhi nằm ở 2 túi ối riêng biệt nhưng lại có chung nhau thai.

2 em bé sinh đôi khác trứng không nhất thiết có cùng giới tính và ngoại hình giống nhau.

 Cấu trúc ADN của các cặp song thai này chỉ giống nhau khoảng 50%. 

Hai thai nhi nằm ở 2 túi ối riêng biệt  và có nhau thai riêng.

Ngoài ra, còn có một số trường hợp mang song thai khác trứng đặc biệt được gọi là bộ thụ tinh kỳ khác. Người mẹ đã mang thai và thụ thai thêm 1 lần nữa khi có thêm 1 quả trứng rụng và được 1 tinh trùng thụ tinh trong cùng tháng đó. 

sinh đôi khác trứng và sinh đôi cùng trứngSự khác nhau giữa sinh đôi khác trứng và sinh đôi cùng trứng

Nguyên nhân xuất hiện sinh đôi cùng trứng

"Làm sao để có thể sinh đôi cùng trứng?" - Là thắc mắc của một số mẹ. Theo các nghiên cứu, sinh đôi cùng trứng xảy ra một cách ngẫu nhiên, không phụ thuộc vào các yếu tố di truyền hay các vấn đề tương tự như các trường hợp sinh đôi khác trứng. Đối với sinh đôi khác trứng, nếu người mẹ hoặc mẹ của người mẹ đã từng mang thai đôi khác trứng, thì tỷ lệ người mẹ mang thai đôi sẽ cao hơn so với người khác.

Nguyên nhân xuất hiện sinh đôi cùng trứng thường do sự kết hợp của may mắn và ngẫu nhiên. Hiện tượng song thai cùng trứng xảy ra khi một trứng sau khi được thụ tinh sẽ phân chia thành 2 phôi và phát triển thành 2 bào thai phát triển trong tử cung người mẹ.

Cơ chế sinh đôi cùng trứng là gì[Giải đáp] Cơ chế sinh đôi cùng trứng là gì?

Sinh đôi cùng trứng có nguy hiểm không?

So với các trường hợp mang thai đơn thì song thai cùng trứng có thể gây ra một số nguy hiểm nhất định cho cả mẹ bầu và thai nhi, cụ thể như:

Sinh sớm, nhẹ cân

Vì cơ thể người mẹ cùng lúc phải nuôi dưỡng 2 thai nhi nên em bé sinh đôi cùng trường thường gặp phải trình trạng sinh sớm và nhẹ cân. Điều này khiến cho việc chăm sóc các con sẽ có phần khó khăn hơn bởi vì lúc này hệ thống các cơ quan của trẻ chưa phát triển đầy đủ. Bên cạnh đó, trẻ sinh non, thiếu cân còn dễ gặp phải các vấn đề như giảm thính lực, giảm thị lực, chậm phát triển trí tuệ và thậm chí là bại não.

Tiền sản giật

Mẹ bầu mang thai đôi có nguy cơ cao mắc hội chứng tiền sản giật. Tiền sản giật có thể gây ra các triệu chứng như phù chân tay, mặt, tăng huyết áp, giảm thị lực, đau bụng và mệt mỏi. Đặc biệt, mẹ bầu còn dễ bị bầm tím, không chịu được ánh sáng mạnh và thở dốc thường xuyên.

Thai chậm phát triển

Thai chậm phát triển là tình trạng thường xảy ra ở các trường hợp mang đa thai (từ hai thai trở lên). Vì việc đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cùng lúc cho nhiều bào thai sẽ khó hơn chỉ cho 1 bào thai. Theo thống kê, khoảng 25 - 30% thai chậm phát triển khi mang song thai, bao gồm cả ở sinh cùng trứng và khác trứng.

sinh đôi cùng trứng có nguy hiểm không Nhiều mẹ bầu cảm thấy lo lắng sinh đôi cùng trứng có nguy hiểm không 

Tiểu đường thai kỳ

Khi mang thai đôi, mẹ bầu dễ phải đối mặt với vấn đề tiểu đường thai kỳ. Nếu không kiểm soát được tiểu đường thai kỳ thì có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho mẹ và bé. Với mẹ bầu, tiểu đường thai kỳ dẫn đến tăng huyết áp, nguy cơ cao sinh non hoặc thai lưu. Với thai nhi, thai tăng trưởng quá mức, em bé sinh ra có thể bị suy hô hấp, vàng da, mắc bệnh lý chuyển hóa và hạ glucose huyết tương,... 

Khả năng sinh mổ cao

Mẹ bầu mang thai đôi chỉ có thể sinh thường nếu em bé đầu tiên có đầu hướng xuống và nằm ở gần cổ tử cung. Nếu em bé đầu tiên không quay đầu và gần cổ tử cung thì mẹ bầu rất có thể sẽ phải sinh mổ. Ngoài ra, một số trường hợp em bé đầu tiên sinh mẹ có thể sinh sinh thường nhưng em bé thứ hai lại phải sinh mổ.

Hội chứng truyền máu song thai

Đây là một trong biến chứng hiếm gặp khi sinh đôi cùng trứng nhưng lại rất nguy hiểm. Thông qua nhau thai, máu của thai nhi sẽ chảy từ em bé này sang em bé khác. Từ đó, khiến cho thai nhi có nguy cơ bị thiếu máu, mất nước, kém phát triển.

Mẹ bầu cần lưu ý những gì khi sinh đôi cùng trứng?

Do có 2 thai nhi cùng phát triển trong bụng nên các rủi ro gặp phải có thể nhân đôi. Chính vì vậy, để có 1 thai kỳ khỏe mạnh, giảm nguy cơ cho cả mẹ bầu và thai nhi thì cần lưu ý một số điểm sau: 

Khám và theo dõi thai định kỳ

Khi mang thai, đặc biệt là đa thai, mẹ bầu cần phải đến các cơ sở y tế để khám thai định kỳ đều đặn theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định phương pháp can thiệp ít gây tổn hại nhất cho sức khỏe và tinh thần của thai phụ.

Đặc biệt là 3 tháng cuối, mẹ bầu cần được theo dõi chặt chẽ để có thể dưỡng thai, tránh tình trạng thai to, thai bé và dễ bị sinh non.

Khám thai định kỳMẹ bầu nên khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi sự phát triển của thai nhi

Mẹ bầu có nhu cầu khám thai cùng các chuyên gia Sản phụ khoa giàu kinh nghiệm vui lòng Đăng ký khám hoặc bấm máy đến Hotline 1900 1806 để đặt lịch. Đặc biệt, hiện tại BVĐK Phương Đông đang có chính sách khám ngoài giờ, Phòng khám chuyên khoa Sản làm việc từ 7h00 đến 20h00 giúp mẹ bầu chủ động sắp xếp thời gian.

Chế độ ăn đầy đủ chất

Chế độ sinh dưỡng của mẹ bầu có tác động tương đối lớn đến thai kỳ. Quá trình tăng cân khi mang song thai giúp đảm bảo cho thai nhi được sinh ra đủ cân. Do đó, mẹ bầu cần phải có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, không nên ăn quá no hoặc ăn kiêng.

Bổ sung đủ nước cho song thai

Đối với mẹ bầu, nước có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tăng hiệu suất vận chuyển dinh dưỡng nuôi thai nhi, giảm nguy cơ nhiễm trùng, giảm tình trạng phù nề và chuột rút,... Vì vậy, mẹ bầu hãy đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày trong suốt thai kỳ.

Những thắc mắc về sinh đôi cùng trứng

Dù là tập đầu hay lần 2, lần 3,... thì các mẹ cũng đều có rất nhiều thắc mắc, đặc biệt là các mẹ sinh đôi cùng trứng. 

Sinh đôi cùng trứng có cùng kiểu gen không?

Các cặp song thai cùng trứng được thụ tinh từ 1 trứng và 1 tinh trùng nên sẽ có ADN (bộ gen di truyền) ban đầu giống nhau. Tuy nhiên, dù có bộ gen di truyền ban đầu giống nhau thì không hẳn bộ gen của 2 đứa trẻ sinh đôi cùng trứng sẽ giống nhau hoàn toàn. Vì sau khi phân tách thành 2 phôi riêng biệt, ngay lập tức các ADN cũng sẽ bắt đầu phát triển riêng cho từng phôi thai.

Hai anh em sinh đôi cùng trứng có cùng nhóm máu không?

Nhóm máu của người con sẽ phụ thuộc vào nhóm máu của người mẹ và nhóm máu của người bố. Đối với các trường hợp song sinh cùng trứng thì hai anh em chị em sẽ luôn có cùng nhóm máu với nhau.

Sinh đôi cùng trứng có cùng dấu vân tay không?

Nhiều người thường lầm tưởng rằng cặp song sinh chính là bản sao hoàn hảo của nhau, nhưng thực tế không phải vậy. Cụ thể, hai người sinh đôi ngay cả khi sinh đôi cùng trứng thì vẫn có dấu vân tay khác nhau.

Chọn thai sản Phương ĐôngChọn thai sản Phương Đông - Mẹ an tâm đón con yêu khỏe mạnh

Mang thai là một hành trình vô cùng ý nghĩa, thiêng liêng nhưng bên cạnh đó cũng có biết bao khó khăn mà mỗi mẹ bầu phải trải qua. Thấu hiểu điều đó, thai sản trọn gói Phương Đông mang đến những trải nghiệm tuyệt vời nhất, chăm sóc toàn diện trước, trong và sau sinh cho cả mẹ và bé. Cụ thể như: 

  • Mẹ bầu được trực tiếp thăm khám, vượt cạn cùng các bác sĩ Sản phụ khoa giỏi, cực “mát tay” và có thâm niên công tác tại các bệnh viện tuyến đầu. 
  • Bé sau sinh được chăm sóc trong điều kiện tốt nhất như cắt kẹp dây rốn chậm, khám cùng bác chuyên khoa Nhi, tiêm vitamin K, da kề da bố/mẹ, được tắm mát mỗi ngày,...
  • Mẹ sau sinh cũng được chăm sóc tận tình, có hộ tá vệ sinh tại giường, cơm cữ thơm ngon 4 bữa/ngày,...
  • Phòng lưu viện rộng rãi, tiện nghi, có đầy đủ các đồ dùng cần thiết nên ba mẹ không cần phải ám ảnh với nỗi lo “tay xách nách mang” khi đi sinh.
  • Phương Đông có nhiều chương trình ưu đãi, áp dụng cả BHYT, BHBL giúp mẹ tiết kiệm chi phí một cách tối đa.

Qua những chia sẻ trên, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hy vọng đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc xoay quanh chủ đề sinh đôi cùng trứng là gì. Nếu bạn có các thắc mắc khác hoặc nhu cầu tìm hiểu thêm về dịch vụ thai sản trọn gói Phương Đông, quý khách hàng vui lòng bấm máy đến Hotline 1900 1806 để được hỗ trợ.

13,002

Bài viết hữu ích?

Chủ đề Mang thai

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám