Sinh mổ 9 tháng có thai: Mẹ và bé đối mặt nhiều nguy cơ!

Dương Thị Trà My

09-04-2021

goole news
16

Các chuyên gia y tế khuyến cáo khoảng cách  giữa 2 lần sinh mổ đảm bảo an toàn là 18-24 tháng. Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp “nhỡ” mà sau sinh mổ 9 tháng có thai. Vậy trong trường hợp này, mẹ và bé phải đối mặt với nguy cơ nào? Phương án xử lý ra sao? Bài viết sẽ cung cấp thêm thông tin cho quý độc giả.

Sinh mổ 9 tháng có thai có nguy hiểm không?

Sinh mổ 9 tháng có thai có nguy hiểm không?

Sinh mổ 9 tháng có thai có nguy hiểm không?

Mang thai là hành trình kéo dài suốt 9 tháng 10 ngày. Theo thời gian, thai nhi sẽ trưởng thành và tăng lên về kích thước, khối lượng, theo đó thể tích của tử cung cũng cần phát triển tương xứng, khi ấy lớp cơ tử cung sẽ giãn rộng giúp đảm bảo đủ không gian cho thai nhi. Tuy nhiên do tác động từ ca phẫu thuật mổ lấy thai trước đó, khả năng đàn hồi của thành tử cung sẽ giảm xuống dẫn tới nhiều nguy cơ khi sinh mổ 9 tháng có thai lại khi vết mổ chưa lành:

Nguy cơ nứt vỡ tử cung

Nhau bong non, nhau cài răng lược, nhau tiền đạo... là các biến chứng nguy hiểm được xử trí sớm.

Tăng nguy cơ nhiễm trùng và có khả năng tổn thương tới hệ cơ quan trong ổ bụng như ruột, đại tràng, bàng quang

Kéo dài thời gian hồi phục: việc thai phụ mất nhiều máu, đau nhiều hơn và khả năng hồi phục của vết mổ cũ sẽ kéo dài lâu hơn.

Em bé sinh đối mặt với nguy cơ nhẹ cân, vàng da, gặp các vấn đề về đường tiêu hóa, hô hấp nhiều hơn so với bình thường.

Sinh mổ 9 tháng có thai lại khiến việc nuôi cả 2 bé sẽ bị ảnh hưởng, các bé sẽ không được hưởng sự chăm sóc tốt nhất.

Không chỉ ảnh hưởng về sức khỏe cũng như sự chăm sóc, giáo dục trẻ, mang thai sau khi sinh mổ 9 tháng còn có thể là gánh nặng kinh tế và áp lực về thời gian cho gia đình, đặc biệt là những cặp vợ chồng trẻ sống xa gia đình.

Lưu ý gì khi sinh mổ 9 tháng có thai lại

Đối với phụ nữ sinh mổ các Chuyên gia khuyến cáo lần mang thai tiếp theo sau ít nhất 2 năm để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Đây là khoảng thời gian cần thiết để vết mổ lấy thai ở tử cung có thể bình phục hoàn toàn, sức khỏe của người mẹ có thể đạt trạng thái tốt nhất. Vì vậy nếu có thai sớm, chị em phụ nữ cần tới ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và xác định tình trạng mang thai và đánh giá tình trạng sức khỏe của mẹ, thai nhi và tình trạng của vết mổ lấy thai lần trước. Nếu bác sĩ đánh giá mẹ có khả năng sinh thì cần theo dõi sát sao thai kỳ và lưu ý những điều sau đây giúp hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải:

Thông báo cho bác sĩ thông tin về lần sinh mổ trước là vô cùng quan trọng

Thông báo cho bác sĩ thông tin về lần sinh mổ trước là vô cùng quan trọng

Thông báo cho bác sĩ những thông tin chi tiết về lần sinh mổ trước: về vết mổ cũ, thời gian tiến hành ca mổ, lý do mổ, thời gian nằm viện sau mổ, những biến chứng (nếu có), tiền sử bệnh lý hoặc những dấu hiệu bất thường…

Trong thời gian mang thai, theo dõi vết mổ nếu có bất thường như đau, đau nói, đau liên tục, đau phần trên xương mu thì cần phải thông báo sớm cho bác sĩ.

Thực hiện khám thai đúng lịch, đến bệnh viện trước ngày dự sinh để thực hiện các xét nghiệm tiền phẫu và đánh giá tình trạng sức khỏe thai phụ. Nếu có nguy cơ cao, bác sĩ có thể chỉ định mổ lấy thai sớm hoặc đình chỉ thai nghén.  

Mang thai sau sinh mổ 9 tháng, gia đình cần chuẩn bị về mặt tâm lý, tài chính và nhân lực.

Bổ sung đủ dinh dưỡng với chế độ ăn uống đa dạng, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số loại vi chất còn thiếu sau các xét nghiệm cần thiết.

Kiểm soát cân nặng của bản thân và thai nhi giúp giảm nguy cơ nứt vỡ tử cung.

Làm việc  nhẹ nhàng, vừa sức, không mang vác vật nặng, tránh những tư thế có thể ảnh hưởng tới vết mổ cũ, ngủ đủ giấc và đặc biệt cần giữ tinh thần thoải mái.

Tập luyện các bài tập nhẹ nhàng, có thể là yoga, đi bộ… giúp kiểm soát cân nặng,  giảm căng thẳng, giảm các triệu chứng như đau lưng, mất ngủ, chuột rút…

Mang thai sau sinh mổ 9 tháng cần theo dõi chặt chẽ vì vậy mẹ bầu cần trao đổi thường xuyên với bác sĩ và tuân thủ lịch đã định.

Mang thai lúc này có thể tiềm ẩn nhiều nguy hơn so với bình thường, vì vậy cần tới bệnh viện kiểm tra ngay khi có vấn đề bất thường.

BVĐK Phương Đông giúp mẹ bầu có thai kỳ an nhàn, sinh nở vẹn toàn

BVĐK Phương Đông giúp mẹ bầu có thai kỳ an nhàn, sinh nở vẹn toàn

Lựa chọn cơ sở y tế uy tín với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, hệ thống trang thiết bị hiện đại như Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để đảm bảo nắm rõ tình hình và có sự chăm sóc toàn diện suốt thai kỳ.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ HOTLINE 19001806



BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

5,774

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

Phải làm sao khi sinh mổ 7 tháng có thai lại?

Sinh mổ 7 tháng có thai lại không phải là trường hợp hiếm gặp nhưng khiến rất nhiều mẹ hoang mang lo lắng bởi tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ.

29-03-2021
19001806 Đặt lịch khám