Hướng dẫn cách xử trí sốt rét sau khi tiêm vacxin

Nguyễn Thị Vân Anh

13-07-2022

goole news
16

Sốt là một trong những phản ứng phổ biến sau khi thực hiện tiêm vacxin. Triệu chứng là sự đáp trả của cơ thể khi có tác nhân lạ xâm nhập vào hệ miễn dịch. Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu về cơ chế và cách xử trí sốt rét sau tiêm vacxin.

Tìm hiểu chung về vacxin

Vacxin hay còn gọi vaccine là chế phẩm có tính kháng nguyên có nguồn gốc từ vi sinh vật có cấu trúc kháng nguyên giống vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật gây đã được bào chế đảm bảo chế độ an toàn cần thiết cho cơ thể tự tạo ra miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh.

Vacxin chứa các phiên bản gần giống virus hay phiên bản suy yếu của virus. Điều này chứng tỏ các kháng nguyên không thể tạo ra các triệu chứng hoặc dấu hiệu bệnh nhưng chúng kích thích hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể bảo vệ cơ thể khi tiếp xúc với các virus trong tương lai.

Vacxin là chế phẩm có kinh kháng nguyên Vacxin là chế phẩm có kinh kháng nguyên 

Ngoài ra, vacxin giúp nâng cao khả năng kháng bệnh cho cơ thể, Khi chủng ngừa, miễn dịch của cơ thể có thể nhận diện vacxin và ghi nhớ chúng, từ đó tạo ra được trí nhớ miễn dịch. Vế sau khi tác nhân bệnh xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ tấn công nguyên gây bệnh hiệu quả và nhanh chóng để bảo vệ cơ thể chống lại bệnh đó. 

Bên cạnh công dụng chính của vacxin là giúp cơ thể chống lại bệnh, vacxin cũng gây ra một số phản ứng phụ cho người được tiêm. Các phản ứng sau tiêm chủng có thể là sốt, đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, đau cơ, ớn lạnh, sưng, đỏ,... Trong đó, triệu chứng sốt nhẹ dưới 38 độ C là phản ứng thường gặp sau khi tiêm một vài giờ đến vài ngày. Đó là biểu hiện bình thường của cơ thể khi tiếp nhận vacxin.

Giải thích về cơ chế sốt rét sau tiêm vacxin 

Trên thực tế, sốt rét sau tiêm vacxin là một dấu hiệu biểu hiện sự gia tăng nhiệt độ cơ thể hơn mức trạng thái bình thường. Trường hợp thứ nhất, các triệu chứng sốt xảy ra khi cơ thể đáp trả lại hiện tượng vi khuẩn xâm nhập hoặc nhiễm trùng do virus kéo dài khoảng từ 2 - 3 ngày.

Có 2 trường hợp gây sốt rét sau tiêm ở ngườiCó 2 trường hợp gây sốt rét sau tiêm ở người

Trường hợp thứ hai, sốt rét sau tiêm vacxin có thể là do cơ thể tiếp tiếp nhận một chất lạ, ví dụ như khi tiêm vacxin - một kháng nguyên xa lạ nhưng không gây hại cho cơ thể. Sau khi tiêm vacxin, hệ miễn dịch sẽ nhận thấy đây là một kẻ lạ xâm nhập và huy động các kháng thể để chống lại kẻ lạ mặt này. Qua cuộc tập trận, một trí nhớ miễn dịch sẽ được hình thành bên trong cơ thể. Nếu sau đó cơ thể bị tác nhân gây bệnh thực sự từ ngoài môi trường như Covid-19 tấn công, hệ miễn dịch sẽ nhớ chất lạ này và huy động lực lượng các kháng thể tiêu diệt mầm bệnh.

Tổng hợp phản ứng phụ có thể gặp sau khi tiêm vacxin

Cũng giống như tất cả các loại thuốc, người được tiêm vacxin có thể gặp phải các tác dụng phụ tùy thuộc vào thể trạng và cơ địa của từng cá nhân, thậm chí có người không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào. Tác dụng phụ của vacxin có thể xuất hiện ở nhiều vị trí cơ thể:

  • Tại vị trí tiêm: Đau ở vị trí tiêm là tác dụng phụ thường gặp sau tiêm vacxin nhất. Theo đó là biểu hiện nóng, đau, mẩn đỏ, sưng tấy ở vị trí tiêm. Đối với tác dụng phụ đau tại vị trí tiêm này, bạn không cần quá lo lắng bởi các biểu hiện này nhẹ và sẽ hết trong vài giờ, vài ngày, không ảnh hưởng tới sức khỏe và hiệu quả phòng bệnh của vacxin.
  • Tại vị trí khác của cơ thể: Người tiêm vacxin cũng có thể gặp các tác dụng phụ tại các vị trí khác của cơ thể như đau cơ toàn thân, đau đầu, mệt mỏi, sốt, ớn lạnh, đau khớp, buồn nôn hoặc đau cơ.

Ngoài ra, còn có các tác dụng phụ hiếm gặp sau tiêm vacxin được xác định gồm một số hiện tượng sốc phản vệ, phản ứng dị ứng và hiếm gặp hơn là vấn đề rối loạn đông máu. Các triệu chứng cảnh bảo như: 

  • Sau khi tiêm vacxin cơ thể nổi mề đay, phù mạch nhanh.
  • Biểu hiện liên quan tới đường hô hấp của người được tiêm như khó thở, tức ngực, thở rít.
  • Các biểu hiện ở hệ tiêu hóa như buồn nôn hoặc đau bụng.
  • Ngất hoặc tụt huyết áp.
  • Hội chứng màng não cấp tính xuất hiện những con rối loạn ý thức, kịch phát.

Cách xử trí sốt rét sau tiêm vacxin

Theo như hướng dẫn của Bộ Y tế, người được tiêm chủng cần theo dõi thân nhiệt, đặc biệt là sốt rét sau tiêm vacxin, cụ thể:

Nếu sốt dưới 38 độ C thì nên áp dụng các cách hạ thân nhiệt như:

  • Mặc quần áo thấm mồ hôi, mỏng.
  • Chườm, lau khăn ấm vào các vị trí bẹn, trán, hố nách.
  • Uống đầy đủ nước, có thể uống nước lọc, oresol, sữa, nước ép, cháo loãng. Người ốm nên uống từ từ không uống một lượng quá nhiều trong cùng một lúc.
  • 30 phút kiểm tra lại thân nhiệt một lần.

Ăn uống cùng chế độ ngủ nghỉ sẽ giúp người bệnh mau khỏe Ăn uống cùng chế độ ngủ nghỉ sẽ giúp người bệnh mau khỏe 

  • Không để cơ thể nhiễm lạnh bằng cách nằm phòng thoáng khí tránh gió lùa.
  • Ngủ nghỉ đủ giấc tầm 7 - 8 tiếng/ngày giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng tăng sức đề kháng.
  • Thực đơn ăn uống cần đa dạng, lành mạnh như ăn ngũ cốc nguyên hạt, thịt, hạt, cá, trứng, sữa, rau xanh nhiều chất xơ và trái cây. Những nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin A, D, E, C, kẽm, protein,... có tác dụng giảm các giác mệt mỏi, duy trì thể lực do sốt rét sau tiêm vacxin gây nên.

Nếu sốt trên 38 độ C mà đã áp dụng những cách trên không khuyên giảm, người được tiêm chủng có thể dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của dược, bác sĩ. Sau 2 giờ đồng hồ mà không cắt cơn sốt mặc dù sử dụng thuốc, người được tiêm chủng cần thông báo cho y bác sĩ và đi tới cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Hi vọng bài viết đã giúp giải thích rõ hơn các thông tin cần thiết về cơ chế sốt rét sau tiêm vacxin và các thông tin bổ ích khác. Mọi kiến thức về tiêm chủng, chăm sóc sức khỏe sau tiêm xin vui lòng liên hệ tới tổng đài 1900 1806 của BVĐK Phương Đông để được tư vấn chi tiết hơn. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

1,341

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám