Sữa mẹ để ngoài được bao lâu? Cách bảo quản sữa mẹ đúng cách

Nhật Mai

27-01-2023

goole news
16

Sữa mẹ là một nguồn dinh dưỡng tốt nhất dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong sữa mẹ có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng giúp bé phát triển và tăng cường hệ miễn dịch. Vì thế, câu hỏi sữa mẹ để ngoài được bao lâu được rất nhiều chị em quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên và hướng dẫn cách bảo quản sữa mẹ đúng cách.

Sữa mẹ để ngoài được bao lâu?

Sữa mẹ vắt ra để ngoài được bao lâu luôn là vấn đề được rất nhiều mẹ quan tâm vì có nhiều trường hợp mẹ không thế cho bé bú trực tiếp. Tuy nhiên, khi lưu trữ và bảo quản sữa mẹ ở môi trường bên ngoài sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng của sữa mẹ như mất chất, vi khuẩn xâm nhập,...

Nếu mẹ không lưu ý đến vấn đề sữa mẹ để được bao lâu sẽ có thể cho trẻ uống nhầm và sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bé. Vậy sữa mẹ vắt ra để ở ngoài được bao lâu thì không hỏng? Theo các chuyên gia từ Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam thì thời gian bảo quản lý tưởng ở môi trường bên ngoài được xác định cụ thể như sau:

  • Nếu nhiệt độ môi trường là 25 độ C đến 35 độ C, sau khi vắt sữa mẹ sẽ giữ được trong thời gian là 6 đến 8 giờ.
  • Nếu nhiệt độ từ 4 độ C ( ngăn mát tủ lạnh), sữa mẹ sẽ giữ được từ 3 đến 5 ngày. Nếu ở ngăn đá tủ lạnh sẽ giữ được khoảng 3 tháng.
  • Với điều kiện lưu trữ ở tủ đông chuyên với nhiệt độ thấp hơn -18 độ C, sữa mẹ có thể bảo quản đến tận 6 tháng.

Tuỳ vào nhiều yếu tố để quyết định thời gian lưu trữ sữa

Tuỳ vào nhiều yếu tố để quyết định thời gian lưu trữ sữa

Sữa mẹ để ở nhiệt độ thường được bao lâu?

Nhiều mẹ bỉm thường thắc mắc sữa mẹ để ở nhiệt độ phòng được bao lâu? Thông thường sữa mẹ khi ở nhiệt độ phòng (19-25 độ C) có thể bảo quản lên đến 8 tiếng. Tuy nhiên, bác sĩ dinh dưỡng nhấn mạnh sữa mẹ chỉ giữ được chất lượng tốt nhất trong thời gian là 4 tiếng. Nhiệt độ phòng càng thấp thì sữa mẹ sẽ được bảo quản càng lâu. Nếu nhiệt độ phòng cao từ 25 độ C trở lên thì sữa mẹ chỉ có thể sử dụng tối đa trong vòng 1 tiếng.

Trữ sữa mẹ trong tủ lạnh được bao lâu?

Để có thể bảo quản sữa mẹ tốt hơn, người ta thường lưu trữ trong tủ lạnh. Vậy thời gian bảo quản sữa mẹ trong môi trường này như thế nào?

Sữa mẹ để ngăn mát được bao lâu?

Sữa mẹ hút ra để ngăn mát được bao lâu là một câu hỏi được nhiều mẹ đặt ra khi cần bảo quản sữa cho bé. Sữa mẹ có thể bảo quản tối đa là 4 ngày trong ngăn mát tủ lạnh tuỳ thuộc vào nhiệt độ của tủ lạnh. Nếu tủ lạnh bạn sử dụng đã cũ và nhiệt độ bảo quản không được ổn định, các mẹ chỉ nên lưu trữ từ 1 đến 3 ngày.

Sữa mẹ để tủ đông được bao lâu?

Đối với loại tủ lạnh có kích thước nhỏ và có một tủ cửa tủ dùng chung cho cả ngăn mát và ngăn đông, sữa mẹ chỉ có thể bảo quản tối đa được 3 tuần. Vì loại tủ lạnh này thường xuyên đóng mở gây ảnh hưởng đến nhiệt độ của ngăn đá, làm giảm chất lượng của sữa mẹ. Còn nếu bạn đang sử dụng loại tủ lạnh có hai ngăn riêng biệt, sữa mẹ có thể bảo quản 6 tiếng.

Đặc biệt, với những loại tủ đông chuyên dụng để bảo quản thực phẩm thời gian trữ đông của sữa 6 tháng và 12 tháng. Tuy nhiên, các mẹ nên cố gắng sử dụng càng sớm càng tốt vì chất lượng sữa mẹ chỉ tình trạng nhất trong vòng 6 tháng kể từ thời điểm lưu trữ.

Sữa mẹ bảo quản trong tủ đông với thời gian là 6 đến 12 tháng

Sữa mẹ bảo quản trong tủ đông với thời gian là 6 đến 12 tháng

Sữa mẹ rã đông để được bao lâu?

Thông thường, sữa mẹ sau khi rã đông chỉ có thể sử dụng trong thời gian là 24 giờ. Nếu trẻ không uống hết trong khoảng thời gian trên, mẹ hãy bỏ chỗ sửa này đi, không được tái trữ đông hoặc đổ vào bình sữa mới vắt.

Những dấu hiệu nhận biết sữa mẹ bị hỏng không thể sử dụng

Bên cạnh việc nắm được thông tin sữa mẹ vắt ra để ngoài được bao lâu, các mẹ cần ghi nhớ một số dấu hiệu nhận biết tình trạng sữa mẹ bị hỏng. Cụ thể như sau:

Sữa có mùi hoặc vị lạ

Một cách hiệu quả để nhận biết sữa mẹ có bị hỏng hay không là nếm thử. Mẹ sẽ thử nếm để kiểm tra chất lượng sữa. Thông thường, sữa mẹ có vị nhạt những mùi hơi béo ngậy, nên mẹ ngửi sẽ thấy có sự khác biệt với mùi hôi hay chua. Nếu thấy có mùi lạ, hơi chua sẽ là sữa hỏng và không nên cho con bú.

Sữa mẹ nổi váng

Vì trong thành phần của sữa mẹ có hàm lượng chất béo cao nên sữa nổi váng là điều bình thường. Mẹ cần quan sát xem trên bề mặt của sữa đã được hâm nóng có nổi váng hay không, nếu có nghĩa là sữa đã bị hỏng hoặc quá hạn. Ngược lại, nếu như lớp váng sữa đã được hoàn vào cùng sữa mẹ khi lắc đầu bình thì mẹ có thể cho bé bí bình thường.

Sữa nổi váng là sữa đã bị hỏng

Sữa nổi váng là sữa đã bị hỏng

Trẻ biểu hiện lạ khi bú sữa

Trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh sẽ rất nhạy cảm với mùi vị của sữa mẹ nên khi sữa có vấn đề trẻ thường từ chối bú, quấy khóc. Mẹ nên kiểm tra lại sữa khi thấy con có những dấu hiệu như trên nhé!

Sữa quá hạn

Thời gian bảo quản sữa sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cũng như mùi vị sữa mẹ. Vì thế mẹ cần biết sữa mẹ vắt ra để bên ngoài được bao lâu? Nếu vượt quá thời gian bảo quản ở trên, sữa mẹ sẽ bị mất chất. Để tránh việc cho trẻ uống sữa quá hạn, mẹ nên ghi chú cẩn thận ngày giờ vắt, hút sữa trên túi hoặc bình đựng sữa.

Cách bảo quản sữa mẹ đúng cách

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sữa mẹ bị hư hỏng, trong đó cách bảo quản là một trong những yếu tố ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sữa mẹ. Vì thể mẹ cần quan tâm đến cách bảo quản sao cho đúng cách.

Trước khi vắt sữa

Trước khi vắt sữa, mẹ cần thực hiện những vấn đề như sau:

  • Bạn cần rửa tay bằng xà phòng và nước để vệ sinh tay sạch sẽ. Nếu không có xà phòng bạn có thể sử dụng dung dịch khử trùng tay có 60% cồn.
  • Các mẹ có thể vắt sữa bằng tay hoặc bằng máy hút sữa bằng điện. Nếu sử dụng máy hút sữa, bạn hãy kiểm tra các bộ phận máy hút và đường ống để đảm bảo vệ sinh.
  • Nếu sử dụng máy hút sữa ở cơ quan hay văn phòng làm việc hãy nhớ lau sạch mặt đồng hồ máy hút và công tắc nguồn bằng khăn lau khử trùng.

Vệ sinh tay và dụng cụ vắt sữa sạch sẽ trước khi vắt sữa

Vệ sinh tay và dụng cụ vắt sữa sạch sẽ trước khi vắt sữa

Cách bảo bảo sữa mẹ khi vắt ra

Mẹ sẽ sử dụng túi trữ sữa hoặc bình đựng sữa sạch để trữ sữa đã vắt ra. Nên dùng hộp đựng được làm từ chất liệu bằng thuỷ tinh hoặc nhựa có nắp đậy kín. Mẹ nên tránh sử dụng những loại chai hoặc túi có ký hiệu tái chế sẽ ảnh hưởng để chất lượng sữa mẹ. Nên ghi nhãn thật rõ ràng trên bình và túi trước khi trữ đông. Mẹ nên nắm được thời gian sữa mẹ vắt ra để ngoài được bao lâu để tiến hành bảo quản sữa mẹ sau khi vắt ra đúng cách.

Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh là ủ ấm với nhiệt độ 40 độ C. Tuy nhiên, thời gian bảo quản không được lâu so với việc bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh. Bác sĩ dinh dưỡng khuyên nên sử dụng trong thời gian 1 tiếng nếu bảo quản bằng cách ủ nóng.

Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh

Nhiều mẹ sẽ quan tâm đến việc bảo quản sữa mẹ trong ngăn máy tủ lạnh và ngăn đông như thế nào. Các mẹ nên chia nhỏ sữa để lưu trữ vừa đủ cho một lần ăn của bé để tránh lãng phí. Mẹ khi bảo quản không nên đóng đầy bình hoặc túi vì sữa mẹ sẽ nở ra khi đông lại. Sữa mẹ có thể bảo quản trong túi đá giữ nhiệt với thời gian tối đa là 24 giờ.

Nhiệt độ bảo quản sữa mẹ hợp lý

Tuỳ vào tình trạng sữa mẹ mà nhiệt độ và thời gian bảo quản sữa mẹ cũng có sự khác nhau như sau:

  • Cách bảo quản sữa mẹ khi hút ra ngoài: Với nhiệt độ phòng là 19 đến 26 độ thì nên sử dụng trong thời gian là 4 giờ, ngăn mát tủ lạnh dưới 4 độ C sẽ lưu trữ được 4 ngày, ngăn đông có nhiệt độ là -18 đến -20 độ C sẽ bảo quản được từ 6 đến 12 tháng.
  • Bảo quản sữa mẹ khi rã đông: Ở nhiệt độ phòng (19 đến 26 độ ) sẽ là 1 đến 2 giờ, trong ngăn mát dưới 4 độ sẽ bảo quản được 1 ngày, không làm đông lại sữa mẹ khi đã rã đông.
  • Sữa mẹ bé bú thừa: Không nên sử dụng.

Tuỳ vào tình trạng sữa mà nhiệt độ và thời gian bảo quản sẽ khác nhau

Tuỳ vào tình trạng sữa mà nhiệt độ và thời gian bảo quản sẽ khác nhau

Cách rã đông sữa mẹ đúng cách

Mẹ nên luôn luôn rã đông sữa mẹ cũ nhất trước vì theo thời gian, chất lượng sữa mẹ có thể giảm xuống. Có nhiều cách rã đông sữa mẹ như sau:

  • Để sữa mẹ trong ngăn mát tủ lạnh qua đêm.
  • Đặt túi hoặc bình sữa trong một ly nước hoặc thau nước ấm.
  • Đặt túi hoặc bình sữa dưới vòi nước ấm.
  • Lưu ý: Không nên rã đông hoặc hâm nóng sữa bằng lò vi sóng vì sẽ làm phá huỷ chất dinh dưỡng trong sữa mẹ và tạo ra các điểm nóng có thể làm bỏng miệng bé.

Một số câu hỏi thường gặp về bảo quản sữa mẹ

Vấn đề bảo quản sữa mẹ được nhiều người quan tâm. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp nhất liên quan đến việc bảo quản sữa mẹ đúng cách.

Nên sử dụng loại bình nào để lưu trữ sữa?

Trước khi vắt, lưu trữ và bảo quản sữa, mẹ luôn phải rửa sạch tay và dụng cụ chuẩn bị đựng sữa. Sữa sau khi vắt có thể bảo quản sữa mẹ bằng hộp thuỷ tinh, bình có nắp đậy hoặc bình nhựa không có hoá chất BPA. Bên cạnh đó, mẹ bỉm sữa nên tham khảo sử dụng một số túi nhựa đặc biệt được thiết kế chuyên dùng để lưu trữ sữa mẹ.

Sữa mẹ hâm nóng để ngoài được bao lâu?

Sữa mẹ ủ nóng để ngoài được bao lâu là thắc mắc chung của nhiều bà mẹ. Theo các chuyên gia, nhiệt độ thích hợp để ủ nóng, hâm nóng sữa là ở 40 độ C. Nhiệt độ này sẽ phù hợp cho bé sử dụng mà không gây bỏng miệng ở trẻ và không quá lạnh để niêm mạc hầu họng của trẻ bị kích thích.

Dù sữa mẹ vắt ra ủ nóng có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ bị hỏng thay thế cho trường hợp không có tủ lạnh. Thế nhưng, bác sĩ không khuyến khích bởi khi ủ nóng quá lâu sẽ gây nên biến chất là làm giảm chất lượng sữa mẹ. Mẹ có thể cho bé bú trực tiếp hoặc vắt ra mà không cần hâm hoặc bảo quản bằng cách hâm nóng tối đa là 1 tiếng.

Hâm nóng sữa mẹ có thời gian sử dụng là 1 tiếng

Hâm nóng sữa mẹ có thời gian sử dụng là 1 tiếng

Sữa mẹ hâm 40 độ để được bao lâu?

Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu cũng là một thắc mắc của nhiều người? Chuyên gia dinh dưỡng cho biết dù luôn ủ ấm ở nhiệt độ là 40 độ C thì mẹ vẫn nên cho bé dùng trong thời gian là 1 tiếng. Sau đó, mẹ có thể đem sữa vào tủ lạnh để bảo quản.

Nhiều người cho rằng sữa mẹ nếu ủ nóng ở nhiệt độ lý tưởng có thể bảo quản được 5 tiếng. Tuy nhiên, loại sữa này sẽ gây hại cho sức khỏe của bé, bởi nhiệt độ 40 độ C là môi trường lý tưởng để vi khuẩn có thể phát triển và sinh sôi. Sữa này sẽ có thể bị nhiễm khuẩn gây rối loạn tiêu hoá và nôn trớ cho trẻ.

Sữa mẹ khi trữ đông bị đổi màu có ảnh hưởng gì không?

Nhiều người mẹ khi trữ đông sữa sẽ gặp hiện tượng sữa có mùi lạ, hơi tanh, màu sữa bị đổi màu so với sữa mới vắt. Tuy nhiên, nếu mẹ thực hiện việc vắt và bảo quản sữa mẹ đúng cách thì không cần lo lắng về chất lượng của sữa. Nguyên nhân gây nên hiện tượng này là do tác động của enzym lipase đã bẻ gãy các chuỗi chất béo trong sữa mẹ khi sữa ở môi trường có nhiệt độ thấp.

Sữa đổi màu không ảnh hưởng đến chất lượng sữa

Sữa đổi màu không ảnh hưởng đến chất lượng sữa

Sữa mẹ uống thừa để được bao lâu?

Sữa mẹ mà trẻ uống thừa chỉ được để tối đa thêm 2 tiếng kể từ thời điểm trẻ bú. Nếu sau khoảng thời gian này, trẻ vẫn chưa bú hết mẹ nên bỏ lượng sữa này đi. Mẹ tuyệt đối không nên cho trẻ bú tiếp hoặc tái bảo quản vì sữa này đã bị nhiễm khuẩn.

Có thể thêm sữa mẹ mới vắt vào sữa đã trữ hay không?

Về lý thuyết, mẹ có thể đổ sữa mẹ mới vắt vào sữa đã được lưu trữ nếu đảm bảo thực hiện đúng theo hướng dẫn như sau:

  • Cần vệ sinh vệ sinh sạch sẽ tay chân khi thực hiện vắt sữa để đảm bảo vi khuẩn không tấn công vào sữa mẹ.
  • Mẹ chỉ nên cho trẻ uống trộn sữa khi trẻ đầy tháng và cơ thể khỏe mạnh, không gặp những vấn đề về đường tiêu hoá.
  • Mẹ chỉ nên kết hợp sữa mẹ mới và cũ được vắt trong cùng một ngày.
  • Trước khi trộn hai loại sữa mới và cũ làm một mẹ cần đảm bảo nhiệt độ của hai loại sữa bằng nhau.

Trên đây là toàn bộ những thông tin thắc mắc sữa mẹ để ngoài được bao lâu? Với những kiến thức chia sẻ từ Bệnh Viện Phương Đông ở trên chắc hẳn bạn sẽ không gặp sai lầm trong việc lưu trữ và bảo quản sữa mẹ đúng cách, mang đến cho trẻ nguồn sữa mẹ chất lượng nhất.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

7,891

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

Cách cai sữa cho bé hiệu quả và một số lưu ý khi bé cai sữa mẹ

Cách cai sữa cho bé sao cho hiệu quả, an toàn và khoa học bao gồm trì hoãn việc cho bú, giảm tần suất bú và thời gian bú.

19001806 Đặt lịch khám