Cách xử lý trẻ sơ sinh bị sặc sữa mẹ nhất định phải biết
Trẻ sơ sinh bị sặc sữa khiến bé bị ho sặc sụa, khó thở, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Vậy cần xử lý như thế nào khi trẻ gặp phải tình trạng này?
Các chuyên gia dinh dưỡng trên thế giới luôn khuyến cáo tới các bà mẹ là nên nuôi con bằng sữa mẹ trong tối thiểu 6 tháng đầu, tốt nhất là từ 1-2 năm. Đây vừa là cách cung cấp dưỡng chất tối ưu để trẻ phát triển, vừa mang lại lợi ích cho người mẹ, tăng sự gắn kết tình cảm cũng như tiết kiệm chi phí nuôi con. Vậy làm thế nào để nuôi con bằng nguồn sữa mẹ đúng cách nhất? Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ chia sẻ cùng các bà mẹ để nuôi con lớn lên khỏe mạnh, thông minh.
Nuôi con bằng sữa mẹ là cách nuôi sử dụng nguồn sữa duy nhất từ người mẹ, cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh. Trẻ sẽ được bú mẹ mà không cần bổ sung thêm bất cứ loại sữa công thức, thức ăn hay đồ uống nào kể cả nước.
Trừ trường hợp trẻ cần uống vitamin, khoáng chất hay thuốc do chỉ định của bác sĩ. Trong quy trình nuôi con bằng sữa mẹ, kể từ 6 tháng tuổi trở đi, trẻ bước sang giai đoạn ăn dặm, sẽ được làm quen với các loại thực phẩm thông thường nhưng sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng duy trì trong suốt thời gian này.
Nuôi con bằng sữa mẹ nên kéo dài đến 1-2 năm.
Nuôi con bằng nguồn sữa mẹ như một bản năng vốn có của việc sinh nở. Và điều gì thuận theo quy luật tự nhiên cũng đều mang lại những lợi ích nhất định.
Khi bé tiếp nhận được nguồn sữa mẹ sẽ nhận được vô vàn những thành phần quan trọng cần thiết cho sự phát triển toàn diện. Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ với trẻ:
Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ là phương pháp nuôi tốt nhất cho trẻ mà còn đem đến nhiều những lợi ích cho mẹ, đó là:
Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ giúp giảm nguy cơ ung thư vú, buồng trứng ở phụ nữ.
Nuôi con bằng sữa mẹ và sữa công thức, phương pháp nào tốt hơn? Mọi chuyên gia trên thế giới đều khuyên các bà mẹ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong ít nhất 1 năm đầu đời. Có thể nói rằng trẻ không được bú sữa mẹ hoặc bú rất ít vô cùng thiệt thòi bởi sức khỏe về sau của chúng sẽ có thể đối diện với các nguy cơ như:
Trẻ ngay khi vừa chào đời nếu được da kề da với mẹ sẽ có phản xạ tìm vú để bú. Trẻ nên được bú ngay trong vài giờ đầu tiên, tuy nhiên có một số trường hợp trẻ phải tách mẹ trong vài giờ, thậm chí vài ngày, hay trẻ chưa biết cách bú. Khi này mẹ hãy hút sữa và dự trữ sữa, cho trẻ bú càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng 6 giờ đồng hồ sau sinh.
Trong vòng 2-3 ngày sau sinh, cơ thể người mẹ sẽ tiết một lượng sữa khá ít nhưng có màu vàng, đặc sánh. Đây chính là sữa non vô cùng bổ dưỡng, rất giàu protein cùng các hormone, kháng thể với hàm lượng rất cao, cần thiết cho bé trong suốt cuộc đời. Mẹ không nên vắt bỏ mà phải cho trẻ nhận được dòng sữa đầu tiên này. Tuy nhiên do lượng sữa khá ít nên khiến nhiều mẹ lo lắng. Thực tế, cơ thể trẻ sau khi sinh đã tự dự trữ được một lượng đường và chất lỏng để đủ năng lượng cho đến khi cơ thể mẹ tiết ra nhiều sữa hơn.
Sau khoảng vài ngày, lượng sữa mẹ đã bắt đầu tiết ra nhiều hơn. Sữa được tạo ra trong 5-15 ngày này được gọi là sữa chuyển tiếp và sau đó chuyển sang sữa trưởng thành với hàm lượng dinh dưỡng khá cao. Tuy protein chỉ bằng một nửa so với sữa non nhưng chất béo lại có nhiều hơn.
Khi nuôi con bằng sữa mẹ, trẻ thường giảm cân trong 2 tuần đầu sau sinh, sau đó trẻ bắt đầu tăng cân trở lại. Mỗi cữ bú mẹ nên cho bé bú hết sữa của từng bên để hưởng đủ cả sữa đầu và sữa cuối. Trong sữa đầu (trong khoảng 10 phút bú) có chứa nước, protein, vitamin và khoáng chất, có màu trắng, ít chất béo, giúp trẻ giải khát. Sữa cuối (sau sữa đầu) chứa nhiều năng lượng do dồi dào chất béo sẽ giúp trẻ no và tăng cân tốt hơn, có độ đặc sánh và màu hơi vàng.
Nên cho trẻ bú sớm trong 1-2 giờ đồng hồ sau sinh là tốt nhất.
Để quá trình nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ đem lại lợi ích tối đa cho trẻ, các bà mẹ nên nắm được những nguyên tắc quan trọng sau đây:
Nếu việc sinh trẻ thuận lợi, trẻ nên được tiếp xúc da kề da với mẹ và bú sớm trong vòng 1 giờ đầu tiên ngay sau khi sinh. Điều này có lợi cho bé khi bú được lượng sữa non bổ dưỡng, đồng thời kích thích vú tiết nhiều sữa hơn, giảm tình trạng sưng đau, nhiễm khuẩn. Trẻ bú sớm cũng giúp cơ thể mẹ tăng tiết oxytocin giúp tử cung co nhanh, giảm nguy cơ bị băng huyết sau sinh.
Lưu ý khi nuôi con bằng sữa mẹ: Theo các chuyên gia tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ cho biết, lượng sữa non của mẹ khi này đang tiết ra khá ít, tuy nhiên mẹ không nên cho trẻ uống thêm bất cứ loại sữa hay nước gì khác.
Khi nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn, trong 6 tháng đầu đời, nguồn sữa mẹ là thức ăn duy nhất cho bé. Vậy có nên nuôi con bằng sữa mẹ kết hợp sữa ngoài không? Mẹ không nên cho trẻ dùng thêm sữa ngoài, nước cháo, nước cơm, nước hoa quả, kể cả nước để tránh tăng gánh nặng cho thận. Nếu cho trẻ bú theo giờ giấc cũng tốt, nhưng hãy cho trẻ bú theo nhu cầu bất cứ lúc nào con đói. Trẻ có thể thức dậy nhiều lần để đòi bú vào ban đêm, đây cũng là thời điểm kích thích tăng lượng sữa hiệu quả.
Kinh nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ tiết lộ cho các mẹ:
Trẻ sẽ bắt đầu có dấu hiệu đói và cần được bú sữa khi có các biểu hiện như thức giấc, tìm kiếm vú hoặc mút môi, lưỡi, tay. Trẻ sơ sinh ngủ rất nhiều, chỉ thức dậy khi đói và bị ướt bỉm, trẻ đói vẫn chưa khóc cho đến khi thực sự đói. Do đó, khi trẻ có những biểu hiện đói, mẹ hãy cho trẻ ti ngay.
Thời gian và tần suất bú khi nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách đó là:
Tần suất bú và thời gian cữ bú ở mỗi trẻ là khác nhau tùy theo nhu cầu.
Khi trẻ được bú đủ lượng sữa cần thiết sẽ có những biểu hiện sau đây:
Không có một quy tắc bắt buộc nào về tư thế cho trẻ bú mẹ, miễn là mẹ cảm thấy thoải mái và bé ngậm ti, bú, nuốt sữa dễ dàng. Mẹ có thể sử dụng các loại gối hỗ trợ để giảm đau mỏi, hỗ trợ nâng cơ thể trẻ. Một vài gợi ý mẹ có thể tham khảo đó là:
Mẹ có thể ngồi trên ghế, nếu trẻ bú bên nào thì cẳng tay của bên đó đỡ đầu và cơ thể trẻ (phần mông hoặc đùi). Bụng trẻ úp vào ngực mẹ, đầu thẳng với thân. Tay còn lại nâng bầu ngực cho ti đến miệng bé. Các ngón tay nâng đỡ bầu ngữ, ngón tay cái đặt trên quầng vú.
Tương tự như cách trên, nhưng mẹ nên chú ý là để bú bên ngực trái thì cẳng tay phải và bàn tay phải sẽ nâng đỡ đầu và thân trẻ. Tay trái sẽ hỗ trợ đỡ phần ngực trên.
Tư thế này bé sẽ nằm trên gối, phù hợp cho những mẹ ngực lớn, sinh mổ, sinh non hoặc con nhỏ. Mẹ sẽ ngồi và cho bé nằm lên gối, gối sẽ được kê để đầu bé ngang với vú mẹ. Trẻ bú bên nào thì tay bên đó đỡ đầu và thân bên đó. Tay còn lại sẽ hỗ trợ đưa đầu vú đến miệng bé.
Tư thế bú này thực hiện trong khi nằm, ví dụ bé nằm bên trái, bú ngực trái thì mẹ nằm nghiêng người về phía bên trái. Phần đầu và thân của bé nằm song song với người mẹ, miệng đối diện với ngực trái. Mẹ kê gối dưới đầu, bàn tay trái đặt giữa gối và đầu. Tay còn lại nâng bầu vú, đưa ti đến miệng bé.
Tư thế bế bú thuận tay, ngược tay, ngang nách và nằm nghiêng.
Trên đây là 4 cách cho bú thông dụng nhất, ngoài ra mẹ cũng có thể cho trẻ bú với tư thế nằm ngửa, theo tư thế giữ Koala, theo tư thế ngả lưng về sau,...
Trẻ ngậm vú đúng sẽ bú đủ sữa, không chán bú đồng thời không ảnh hưởng đến tư thế về sau. Trẻ ngậm vú như sau là đúng cách:
Trẻ bú đúng cách sẽ khiến mẹ cảm giác khó chịu trong khoảng 1 phút, sau đó thì hết. Nếu kéo dài cảm giác này thì có thể trẻ đã ngậm ti sai cách. Mẹ hãy gỡ miệng trẻ khỏi núm vú bằng cách đưa ngón tay vào miệng trẻ để gỡ ra, sau đó chỉnh tư thế và đặt lại miệng bé cho đúng cách.
Những dấu hiệu cho thấy trẻ đã ngậm ti sai cách:
Ngoài ra trẻ cũng phải nuốt sữa đúng với tiếng nuốt lớn, hàm di chuyển nhanh và trẻ sẽ nuốt sau 1-3 cử động hàm.
Tuy sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất và nên nuôi con hoàn toàn bằng nguồn sữa này. Tuy nhiên, có những trường hợp ngoại lệ với lý do xuất phát từ người mẹ hoặc từ trẻ sẽ được khuyến nghị là không nên nuôi con bằng sữa mẹ.
Người mẹ nếu thuộc nhóm đối tượng sau đây không nên cho trẻ bú mẹ:
Trẻ nên bú sữa ngoài trong trường hợp mẹ mắc bệnh lý.
Với những trẻ trong các trường hợp dưới đây thì không nên cân nhắc khi bú sữa mẹ:
Nuôi con bằng sữa mẹ sẽ là món quà quý giá mà mẹ dành tặng cho bé yêu sau niềm vui sinh con ra đời và ban cho con sự sống. Mẹ hãy chuẩn bị thật tốt để có nguồn sữa chất lượng và dồi dào giúp con yêu khỏe mạnh, thông minh để trưởng thành.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn
Trẻ sơ sinh bị sặc sữa khiến bé bị ho sặc sụa, khó thở, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Vậy cần xử lý như thế nào khi trẻ gặp phải tình trạng này?