Sùi mào gà khi mang thai có nguy hiểm không? Biện pháp điều trị hiệu quả, an toàn

Nguyễn Thị Vân Anh

14-06-2022

goole news
16

Phụ nữ mắc sùi mào gà khi mang thai thường lo lắng không biết virus HPV có gây hại đến thai nhi hay không. Mặc dù hầu hết các trường hợp không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi nhưng mẹ bầu mắc bệnh cần được quan tâm, chăm sóc để hạn chế rủi ro và có phương pháp điều trị kịp thời.

Sùi mào gà là gì và triệu chứng bệnh lý khi mang thai

Sùi mào gà là bệnh do một số chủng virus HPV gây ra, xảy ra phổ biến ở độ tuổi từ 17 - 29. Đây là tình trạng xuất hiện mụn thịt mềm ở bộ phận sinh dục, mọc thành từng cụm có hình dạng súp lơ,...kèm theo khó chịu, ngứa ngày, đau đớn.

Trong thời kỳ mang thai, mẹ xét nghiệm dương tính với các loại HPV có nguy cơ dẫn đến ung thư cổ tử cung. Vì vậy, mẹ bầu không nên chủ quan khi phát hiện bản thân xuất hiện các dấu hiệu của căn bệnh. 

Theo bác sĩ chuyên khoa, phụ nữ mang thai bị nhiễm sùi mào gà mất khoảng 3-6 tháng mới có triệu chứng phát bệnh rõ ràng, cụ thể:

  • Xuất hiện vết sưng nhỏ màu hồng đỏ có thể phát triển lớn dần ở bộ phận âm đạo, âm hộ và hậu môn.
  • Thường không gây cảm giác đau đớn, chỉ đau khi có sự va chạm.
  • Âm đạo có chất dịch lỏng bất thường gây ngứa, có mùi hôi nặng.
  • Bên ngoài và bên trong hậu môn có nốt sần.

Sùi mào gà khi mang thai ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và béSùi mào gà khi mang thai ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé

Nguyên nhân nào khiến mẹ bầu bị sùi mào gà khi mang thai?

Nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng sùi mào gà là do Human Papillomavirus (HPV). Virus HPV có khoảng hơn 140 chủng, trong đó 90% hiện tượng sùi mào gà là do tuýp HPV 16 và 18, chủng gây bệnh ở cả 2 giới.

Theo thống kê, phần lớn các ca nhiễm bệnh sùi mào gà khi mang thai xuất phát từ kiến thức quan hệ tình dục còn hạn hẹp, cụ thể:

  • Quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp an toàn trong thai kỳ.
  • Chồng hoặc vợ có mối quan hệ không lành mạnh bên ngoài.
  • Không khám sàng lọc, tiền hôn nhân trước khi có em bé.
  • Hệ miễn dịch của mẹ kém.
  • Lây gián tiếp từ vật dụng cá nhân như khăn mặt, bàn chải đánh răng,...
  • Chồng bị HPV, người thân bị HPV.

Virus HPV là nguyên nhân khiến mẹ bầu mắc bệnh sùi mào gà Virus HPV là nguyên nhân khiến mẹ bầu mắc bệnh sùi mào gà 

Sùi mào gà ảnh hưởng thế nào tới thai kỳ? 

Mặc dù không tìm thấy mối liên quan nào giữa virus HPV và sinh non, sẩy thai hay biến chứng thai kỳ khác nhưng bị bệnh sùi mào gà khi mang thai có thể gây ra một số ảnh hưởng như:

  • Bệnh sùi mào gà ở phụ nữ mang thai sẽ phát triển nhanh hơn so với bình thường, vết sùi lan rộng, phá hủy mô làm tắc đường sinh nở.
  • Đối với phụ nữ mang thai, nốt sùi có xu hướng phát triển lớn hơn do nồng độ hoóc môn progesterone tăng. Trường hợp nốt sùi phát triển nhiều quá mức sẽ  khiến thành âm đạo kém chun giãn, gây cản trở việc sinh nở.
  • Bệnh sùi mào gà làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung, gây trở ngại trong khả năng sinh sản của phụ nữ sau này.
  • Trong một vài trường hợp, bé có thể bị nhiễm sùi mào gà lây từ mẹ sang con trong quá trình chuyển dạ, ảnh hưởng tới đời sống của con sau này.

Sùi mào gà khi mang thai lây từ mẹ sang con Sùi mào gà khi mang thai lây từ mẹ sang con 

Phương pháp điều trị sùi mào gà khi mang thai

Hiện nay, các phương pháp điều trị bệnh sùi mào gà khi mang thai đều không được áp dụng trong thai kỳ vì lý do an toàn cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, trong trường hợp các nốt sần quá lớn có nguy cơ gây ảnh hưởng đến việc sinh nở, bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp can thiệp gồm:

Điều trị bằng mẹo dân gian

Chữa bệnh bằng mẹo dân gian là phương pháp được nhiều người lựa chọn bởi nguyên liệu dễ tìm, thực hiện tại nhà, tiết kiệm chi phí. Một số mẹo chữa sùi mào gà khi mang thai tại nhà được áp dụng nhiều nhất hiện nay bao gồm:

  • Điều trị nốt sùi bằng tỏi tươi: Trong tỏi có chứa allicin, dòng kháng sinh có khả năng kiềm hãm, tiêu diệt virus gây ra HPV. Người bệnh có thể sử dụng nước tỏi hoặc bã tỏi lên bị trí nốt sùi hàng ngày để ngăn chặn sự phát triển của bệnh.
  • Điều trị bằng lá tía tô: Đây là loại thực vật có khả năng ức chế sự phát triển của một số tuýp HPV dẫn tới bệnh sùi mào gà. Người bệnh có thể áp dụng bài thuốc bằng ăn lá tươi, chế biến món ăn hoặc giã nát đắp vào vị trí cần điều trị để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Chữa bệnh u nhú bằng giấm táo: Giấm táo cũng là một trong các thực phẩm có chứa nhiều axit tự nhiên. Người bệnh chỉ cần lấy gạc y tế, thấm giấm táo rồi trâm nhẹ vào các nốt u nhú 2 lần/ngày và kiên trì sử dụng phương pháp tới khi khỏi hoàn toàn.

Điều trị bằng thuốc tây

Bác sĩ có thể sẽ chỉ định kê toa thuốc điều trị sùi mào gà khi mang thai như sau:

  • Imiquimod (Aldara): Thuốc dùng điều trị một số dạng tăng trưởng trên da được bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng tại vùng bị sùi mào gà, mụn cóc, mụn cơm.
  • Podophyllin và podofilox (Condylox): Thuốc đặc trị bệnh sùi mào gà có tác dụng phá hủy các mô sùi. Tuy nhiên, thuốc gây ra một số tác dụng phụ như đau rát, sưng tấy tại vị trí sử dụng.
  • Axit trichloroacetic, hoặc TCA: Là một hợp chất được sử dụng phổ biến trong sinh hòa cho sự kết tủa của đại phân tử DNA, RNA,...được sử dụng để điều trị nốt sùi.

Trong quá trình mang thai, việc sử dụng thuốc chỉ nhằm kiểm soát và giảm kích thước của mụn cóc, không có khả năng chữa trị dứt điểm.

Thủ thuật chữa trị sùi mào gà khi mang thai

Nếu mụn cóc ở vùng kín đã quá lớn, có thể gây ảnh hưởng tới quá trình sinh nở thì người bệnh được chỉnh định thực hiện một trong các phương pháp tiểu phẫu sau:

  • Phẫu thuật áp lạnh nitơ: Bác sĩ sẽ gây một vết rộp xung quanh các vị trí sùi mào gà bằng áp lạnh nitơ -196 độ C. Khi da lành, các nốt sùi sẽ bong ra và da mới sẽ thay thế vị trí tổn thương. Tác dụng phụ của biện pháp điều trị này đối với mẹ bầu là có thể gây ra tình trạng đau và sưng.
  • Điều trị bằng laser: Một chùm sáng có cường độ cao sẽ được sử dụng để điều trị vết u nhú xuất hiện ở mẹ bầu. Phương pháp có chi phí cao nên thường áp dụng cho diện rộng. 
  • Phẫu thuật cắt bỏ: Trước khi thực hiện phương pháp, bệnh nhân sẽ được gây tê tại chỗ hoặc toàn thân, sau đó bác sĩ sẽ cắt bỏ hoàn toàn sùi mào gà.

Phương pháp chữa trị thủ thuật cho người bệnh có nốt sùi lớn Phương pháp chữa trị thủ thuật cho người bệnh có nốt sùi lớn 

Phòng ngừa sùi mào gà cho phụ nữ mang thai

Bệnh sùi mào gà là bệnh lây nhiễm qua đường quan hệ tình dục không an toàn, nếu muốn phòng ngừa, mỗi người cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Tiêm vaccin phòng ngừa HPV trong độ tuổi từ 12 - 26.
  • Chung thủy một vợ một chồng.
  • Tuyệt đối không sử dụng chung đồ cá nhân với người đang mắc bệnh.
  • Có chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là các loại rau như cải bắp, bông cải xanh, súp lơ,...
  • Tăng cường Folate và B12 giúp cơ thể chống lại virus HPV và các loại mụn cóc.
  • Tránh các thực phẩm làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh sùi mào gà khi mang thai.

Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng tốt cho cả mẹ và bé Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng tốt cho cả mẹ và bé 

Ngoài ra, khi phát hiện mình bị sùi mào gà, hãy nói chuyện với bác sĩ để có thể đưa ra phương án xử trí phù hợp nhất, không được tự điều trị và không làm những điều sau:

  • Tuyệt đối không chọc vào nốt sùi.
  • Không sử dụng các loại thuốc bác sĩ không chỉ định.
  • Không sử dụng thuốc, kem bôi có chứa steroid.
  • Không tự ý cắt bỏ nốt sùi.
  • Không điều trị tại phòng khám, cơ sở y tế không đủ an toàn, chưa được cấp phép.

Thăm khám sàng lọc tại Bệnh viện Đa khoa Phương ĐôngThăm khám sàng lọc tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Sùi mào gà khi mang thai nếu được phát hiện sớm và có biện pháp điều trị sẽ hạn chế tối đa ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. Vì thế, việc theo dõi sức khỏe của bản thân trong thai kỳ là điều mẹ bầu cần quan tâm. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đang triển khai dịch vụ thai sản trọn gói, chăm sóc toàn diện sức khỏe cho mẹ bầu, mang lại thai kỳ an toàn, khỏe mạnh. Liên hệ hotline 19001806 để được tư vấn và hỗ trợ. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

2,700

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

TTUT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Sùi mào gà ở nam: Triệu chứng, chẩn đoán và biện pháp điều trị

Sùi mào gà ở nam hay còn gọi là bệnh mồng gà hoặc mụn có sinh dục, là căn bệnh xã hội lây qua đường quan hệ tình dục, thường gặp ở độ tuổi từ...

10-06-2022
19001806 Đặt lịch khám