Sùi mào ở gà ở nữ giới: Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Nguyễn Thị Vân Anh

13-06-2022

goole news
16

Sùi mào gà ở nữ giới do virus HPV-6 và HPV-11 gây ra. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh sẽ chuyển nặng, thậm chí có thể biến chứng thành ung thư cổ tử cung. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin về dấu hiệu nhận biết và cách điều trị căn bệnh để quý độc giả cùng tham khảo.

Giải đáp sùi mào gà ở nữ là gì?

Sùi mào gà ở nữ giới hay còn được gọi bằng tên khác là mụn cóc sinh dục, gây ra bởi virus HPV (Human papilloma virus), mặc dù không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nhưng lại tác động tiêu cực đến tâm lý phụ nữ. Hiện có khoảng 150 type virus HPV được xác định, trong đó có 30 - 40 type gây ra bệnh ở bộ phận sinh dục.

Các type này được chia thành hai nhóm, đó là:

  • Nhóm HPV nguy cơ cao, sinh ung: Có 15 - 20 type, cụ thể 2 type HPV 16 và 18 gây ra bệnh ung thư cổ tử cung.
  • Nhóm HPV nguy cơ tiếp, không sinh ung: Có 2 type HPV 6 và 11 thường gặp nhất, gây ra bệnh sùi mào gà.

Cấu tạo bộ phận sinh dục nữ vô cùng phức tạpCấu tạo bộ phận sinh dục nữ vô cùng phức tạp

Biểu hiện bệnh lý ở nữ giới khó nhận biết hơn so với nam giới bởi cấu tạo bộ phận sinh dục nữ vô cùng phức tạp.

Dấu hiệu nhận biết bệnh sùi mào gà ở nữ

Triệu chứng sùi mào gà ở nữ rất khó nhận biết, thời gian ủ bệnh lâu từ khoảng 2 tuần cho đến 9 tháng. Ban đầu thường là những vết sưng nhỏ, màu cô bé có sự thay đổi, trở nên sẫm màu hoặc hồng tươi hay đục trắng và mềm.

Chúng mọc thành mảng lớn, hình dạng súp lơ bởi nhiều mụn cóc gần nhau, gây ngứa, khó chịu, đồng thời gây mùi hôi ở bộ phận sinh dục, hậu môn, cổ tử cung. Khi quan hệ tình dục, có sự tiếp xúc nên các nốt sùi sẽ vỡ gây chảy máu, nhiễm trùng, có khả năng cao lây bệnh cho bạn tình.

Các nốt sùi do nhiễm virus HPV tạo thành ở âm đạoCác nốt sùi do nhiễm virus HPV tạo thành ở âm đạo

Sùi mào gà ở nữ có chữa trị dứt điểm được không?

Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cho biết, bệnh sùi mào gà là do virus gây ra. Vì thế, bệnh lý không thể loại bỏ hoàn toàn, việc điều trị giúp loại bỏ các nốt sùi, không phải để tiêu diệt virus.

Ngoài ra, việc điều trị sùi mào gà ở nữ giới cần phải dựa trên nhiều yếu tố như: Tuổi tác, kích thước, tình trạng tổn thương, khả năng tài chính,... Tuy không có cách chữa trị chấm dứt bệnh nhưng tùy từng phương pháp sẽ có tỷ lệ tái phát khác nhau.

Sùi mào gà căn bệnh không thể loại bỏ hoàn toànSùi mào gà căn bệnh không thể loại bỏ hoàn toàn

Phương pháp chẩn đoán bệnh sùi mào gà ở nữ

Để việc chữa trị sùi mào gà ở nữ mang lại kết quả cao, việc chẩn đoán là vô cùng quan trọng. Hiện nay, có 2 phương pháp chẩn đoán chính thường được bác sĩ chuyên khoa thực hiện bao gồm:

Lâm sàng

Chẩn đoán lâm sàng là phương pháp ban đầu giúp xác định bạn có đang mắc bệnh lý sùi mào gà hay không. Các triệu chứng điển hình của bệnh lý bao gồm:

  • Mụn nhọt ở âm hộ, thành âm hộ, khu vực xung quanh bộ phận sinh dục, hậu môn,...
  • Nhiều mụn nhọt nằm sát nhau tạo thành hình dạng như bông súp lơ.
  • Âm hộ ngứa ngáy khó chịu, có mùi hôi.

Cận lâm sàng

  • Xét nghiệm máu: Bác sĩ lấy máu của bệnh nhân rồi đem đi xét nghiệm HPV, kết quả thường được trả sau 15 - 30 phút. Phương pháp chẩn đoán này dành cho bệnh nhân chưa có dấu hiệu nhận biết rõ ràng.
  • Xét nghiệm thông qua mẫu dịch: Virus HPV có thể lưu trú trong dịch tiết của bệnh nhân, đối với nữ giới nằm trong dịch âm đạo. Chính vì thế, bằng việc xét nghiệm mẫu dịch, các bác sĩ có thể dễ dàng chẩn đoán bệnh sùi mào gà ở nữ.
  • Xét nghiệm Pap (Phết tế bào cổ tử cung): Bác sĩ sử dụng mỏ vịt để mở âm đạo và dùng công cụ lấy mẫu tế bảo từ cùng cổ tử cung của nữ giới để làm xét nghiệm.

Chẩn đoán sùi mào gà ở nữ bằng Pap (Phết tế bào cổ tử cung)Chẩn đoán sùi mào gà ở nữ bằng Pap (Phết tế bào cổ tử cung)

  • Xét nghiệm mẫu bệnh phẩm: Bác sĩ lấy mẫu bệnh phẩm ở các nốt sùi để thực hiện xét nghiệm sinh học phân tử, từ đó tìm virus gây bệnh.
    Xét nghiệm bằng dung dịch axit axetic: Bệnh nhân sẽ được bôi dung dịch axit axetic lên phần da có nốt sùi nếu mắc bệnh, các nốt sùi sẽ có dấu hiệu chuyển sang màu trắng.
  • Xét nghiệm type HPV - PCR: Là phương pháp xét nghiệm tìm type sùi mào gà trong dịch âm đạo của nữ giới, biện pháp cho kết quả chính xác cao khi kết hợp Pap (Phết tế bào ở cổ tử cung) .
  • Xét nghiệm giang mai, HIV: Bác sĩ sẽ trực tiếp lấy trực tiếp mẫu bệnh phẩm qua vết loét trên da, dịch âm đạo đem soi dưới kính hiển vi trường tối, tìm kiếm sự hiện diện của xoắn khuẩn gây bệnh.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh sùi mào gà tới phái nữ

Bệnh sùi mào gà ở nữ sẽ khiến người mắc khó chịu, tự ti, đau đớn, lây nhiễm với tốc độ nhanh chóng. Chị em có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm khi không may mắc căn bệnh này, cụ thể như sau:

  • Gặp khó khăn trong việc sinh hoạt hằng ngày: Vị trí các nốt mụn sẽ xuất hiện trên bộ phận sinh dục, sau đó xuất hiện trên khắp cơ thể, điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý người bệnh, tự ti, lo lắng, sợ hãi từ đó khép mình với các mối quan hệ, áp lực và gặp nhiều khó khăn trong công việc và mối quan hệ tình cảm.
  • Nguy cơ mắc nhiều bệnh lý phụ khoa: Khi mắc sùi mào gà, sự tăng trưởng phát triển của các nốt sùi nhanh, sâu vào âm đạo của nữ giới, khiến bệnh nhân gặp phải các bệnh phụ khoa nguy hiểm như viêm nhiễm cổ tử cung, viêm buồng trứng,...các chứng bệnh có thể gây ra vô sinh.

Cơ thể xuất hiện bệnh lý phụ khoa khácCơ thể xuất hiện các bệnh phụ khoa khác

  • Phụ nữ mang thai dễ xảy thai, thai dị tật: Tâm lý chung của phụ nữ mang thai khi phát hiện mình mắc bệnh, thường sẽ cảm thấy bồn chồn, lo lắng, tình hình sức khỏe thai kỳ bị ảnh hưởng, bé sẽ có khả năng bị dị tật vậy nên mẹ cần theo dõi, kiểm tra liên tục tình hình mẹ và bé để có phương pháp điều trị kịp thời.

Phương pháp điều trị hữu hiệu bệnh sùi mào gà

Tùy vào trình trạng và mức độ bệnh lý của nữ giới, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, bôi ngoài da hoặc phẫu thuật, cụ thể:

Điều trị bằng thuốc

  • Imiquimod (Aldara): Là loại thuốc được cái bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng tại vùng bị mụn cóc, mụn cơm,...nhằm tăng cường khả năng miễn dịch chống tác nhân gây bệnh.
  • Axit trichloroacetic: Là loại tương tự axit axetic, dùng để thoa ngoài da điều trị bệnh sùi mào gà, đốt cháy nốt sùi,…
  • Sinecatechin (Veregen): Được điều chế dưới dạng thuốc bôi giúp điều trị tại chỗ cho bệnh sùi mào gà ở bộ phận sinh dục và hậu môn.

Thuốc Sinecatechin (Veregen) điều trị tại chỗ bệnh sùi mào gàThuốc Sinecatechin (Veregen) điều trị tại chỗ bệnh sùi mào gà

  • AHCC: Thuốc uống nhằm cải thiện miễn dịch, diệt virus từ bên trong cơ thể.
  • Podophyllin và Podofilox: Là loại thuốc từ thực vật, có khả năng phá hủy mô của các nốt sùi, tuy nhiên podofilox không được sử dụng cho khu vực bên trong cơ quan sinh dục, tác dụng phụ gây sưng đau, kích ứng da, ngứa rát,...
  • Interferon hoặc 5-fluorouracil: Tác dụng của thuốc là tăng cường sức đề kháng tự nhiên qua đó tiêu diệt virus HPV, được sử dụng qua đường tiêm, áp dụng cho tổn thương nhỏ ít nghiêm trọng và chi phí cao.

Điều trị sùi mào gà bằng thủ thuật, phẫu thuật

  • Điều trị dùng dao mổ điện: Đốt cháy sùi mào gà bằng dòng điện, có thể gây đau và sưng sau khi thực hiện thủ thuật.
  • Phương pháp phẫu thuật cắt bỏ sùi mào gà: Bệnh nhân sẽ được gây tê tại chỗ hoặc toàn thân, bác sĩ thực hiện cắt bỏ hoàn toàn sùi mào gà, sau phẫu thuật, vị trí phẫu thuật thường bị đau, chảy máu và mưng mủ nếu không được vệ sinh đúng cách.

Sử dụng phương pháp vật lý loại bỏ

  • Biện pháp áp lạnh với nitơ lỏng (cryotherapy): Bệnh nhân sẽ được gây một vết rộp xung quanh các mụn rộp sinh dục, khi vết thương lành, phần tổn thương sẽ bong ra, da mới thay thế vị trí tổn thương, bệnh nhân sẽ tiếp tục điều trị áp lạnh với nitơ nhiều lần, tác dụng phụ của phương pháp này là đau và sưng.
  • Điều trị bằng laser: Phương pháp này sử dụng một chùm ánh sáng có cường độ cao để điều trị sùi mào gà ở nữ, chi phí điều trị cao nên thường áp dụng cho các trường hợp khó điều trị, sùi mào gà trên diện rộng, tác dụng phụ gây đau đớn, để lại sẹo cho người bệnh.

Biện pháp phòng tránh sùi mào gà ở nữ, giảm tình trạng tái phát

Như đã đề cập phía trên, sùi mào gà ở nữ là bệnh không thể chữa trị dứt điểm, vậy nên các biện pháp sau đây để bảo vệ bản thân, bạn đời và người khác khỏi nguy cơ bị lây nhiễm, lây lan HPV, cụ thể:

Đối với độ tuổi chưa quan hệ tình dục

  • Tuyệt đối không sử dụng đồ vệ sinh cá nhân với người khác như bàn chải đánh răng, quần chíp, dao lam,...
  • Chăm sóc vùng kín luôn sạch sẽ, khô ráo, thơm tho.
  • Tập thể dục, rèn luyện sức khỏe tốt, tập kegel.
  • Trao đổi trực tiếp với người lớn khi cảm thấy bản thân có những dấu hiệu bất thường.
  • Tiêm vắc xin HPV cho nữ giới.
  • Khám sức khỏe sàng lọc định kỳ 6 tháng 1 lần.

Đã quan hệ tình dục

  • Tìm hiểu rõ tiền xử bệnh lý của đối phương.
  • Tuân thủ mối quan hệ 1:1.

 Tuân thủ mối quan hệ 1:1 Tuân thủ mối quan hệ 1:1 

  • Tránh dùng chung đồ cá nhân với người khác như khăn mặt, bàn chải đánh răng, quần áo,...
  • Khi nhiễm bệnh, không tự ý dùng các phương pháp chữa bệnh truyền miệng trong dân gian.
  • Kiêng quan hệ hoàn toàn trong thời gian điều trị sùi mào gà.
  • Khám sức khỏe sàng lọc định kỳ 6 tháng 1 lần.

Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần

Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần

Hiện nay, để khám và điều trị các bệnh liên quan đến đường tình dục như sùi mào gà ở nữ, người bệnh có thể lựa chọn đến các cơ sở y tế uy tín, có bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm. Một gợi ý cho quý khách hàng tại khu vực Bắc Từ Liêm, Hà Nội có thể kể đến Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.

Khi có bất kỳ triệu chứng khó chịu hay nhận thấy dấu hiệu sùi mào gà ở nữ nên đi khám, xét nghiệm để phòng tránh kịp thời những biến chứng có thể xảy ra. Để giải đáp mọi thắc mắc và hỗ trợ  quý khách vui lòng liên hệ số hotline 19001806.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

9,504

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

TTUT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

TTUT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
19001806 Đặt lịch khám