Có nên chuyển phôi khảm? Những nguy cơ khi chuyển phôi khảm

Bích Ngọc

27-11-2024

goole news
16

Những cặp vợ chồng hiếm muộn đang điều trị thụ tinh ống nghiệm luôn mang hy vọng có phôi là có hy vọng. Tuy nhiên, nhiều người cảm thấy lo lắng khi sàng lọc phôi nếu có những bất thường, đặc biệt là chỉ có phôi khảm. Vậy có nên chuyển phôi khảm không? Những nguy cơ có thể gặp phải khi chuyển phôi khảm là gì? Cùng Bệnh viện Đa khoa tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây. 

Chuyển phôi khảm là gì?

Phôi khảm có thể hiểu là có sự xuất hiện của hai hoặc nhiều dòng tế bào với các bộ nhiễm sắc thể khác nhau trong một cá thể. 

Sau khi trứng được thụ tinh và tạo thành hợp tử, lúc này chúng sẽ được nuôi cấy và phát triển thành phôi thai, các tế bào sẽ phân chia theo cấp số nhân. Nếu có lỗi trong giai đoạn tạo trứng hoặc tinh trùng hoặc có những tác động khác bên ngoài có thể gây ra những bất thường của tế bào phôi. 

Để xác định phôi khảm cần thực hiện xét nghiệm tiền làm tổ để so sánh bộ DNA của phôi với bộ NST chuẩn, nếu lệch ít hơn 20% phôi chuẩn bội (bình thường), nếu lệch nhiều hơn 80% là lệch bội (bất thường), nếu từ 20- 80% sẽ được kết luận là phôi khảm. 

Chuyển phôi khảm vào trong cơ thể phụ nữ khi điều trị vô sinh hiếm muộn bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm cần cân nhắc kỹ lưỡng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như loại khảm, tỷ lệ khảm, số nhiễm sắc thể khảm, không còn phôi nào khác để chuyển,...

Phôi khảm thường lệch khoảng 20-80% so với bộ DNA của phôi với bộ NST chuẩnPhôi khảm thường lệch khoảng 20-80% so với bộ DNA của phôi với bộ NST chuẩn

Có chuyển được phôi khảm không?

Theo PGDIS (Hiệp hội chẩn đoán di truyền tiền làm tổ thế giới) đã có khuyến cáo về việc chuyển phôi thể khảm, đây là lựa chọn thứ yếu nếu người bệnh không có sự lựa chọn khả quan nào khác. 

Việc quyết định chuyển phôi khảm sẽ dựa vào nhiều yếu tố, cân nhắc kỹ lưỡng về ưu và nhược điểm. Với những cặp đôi không có phôi bình thường hoặc vì lý do nào đó không thể tiếp tục thực hiện IVF khác có thể được chỉ định chuyển phôi khảm. Tuy nhiên, các cặp vợ chồng cần được tư vấn về những nguy cơ và cách theo dõi thai kỳ khi chuyển phôi thể khảm. 

Có nên chuyển phôi khảm không?

Câu hỏi “Có nên chuyển phôi khảm không” là vấn đề được nhiều cặp vợ chồng điều trị IVF quan tâm. Trước kia, việc thực hiện chuyển phôi khảm khá hiếm gặp do những lo ngại về những bất thường thai nhi. Tuy nhiên, gần đây khoa học đã chứng minh kết quả phôi thể khảm có tỷ lệ dương tính giả nhất định, chỉ khoảng 50% các trường hợp có kết quả phôi thể khảm thực sự khảm. Hoặc sinh thiết phôi tại vị trí sẽ phát triển thành phần phụ của thai, không đại diện toàn bộ phôi. 

Ngoài ra, dựa trên kỳ vọng vào khả năng tự sửa chữa của phôi bào sau khi chuyển phôi đã góp phần vào quyết định có thể chuyển phôi khảm như hiện nay.

Với những trường hợp người bệnh cân nhắc chuyển phôi khảm, bác sĩ sẽ tư vấn về những thông tin cần thiết để giải thích những rủi ro có thể gặp phải. Đồng thời đưa ra những khuyến nghị về việc có nên chuyển phôi khảm hay không. 

Chuyển phôi khảm cần được cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố khác nhauChuyển phôi khảm cần được cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố khác nhau

Xem thêm:

Tỷ lệ thành công khi chuyển phôi khảm

Có nên chuyển phôi khảm không và tỷ lệ thành công khi thực hiện luôn là vấn đề nhiều người quan tâm. Nếu không có phôi bình thường để chuyển, việc lựa chọn chuyển phôi khảm có thể được cân nhắc dựa trên loại thể khảm, khảm cấu trúc hay lệch bộ, tỷ lệ khảm, số nhiễm sắc thể bị khảm,... 

Theo nhiều nghiên cứu những năm gần đây cho thấy chuyển phôi khảm có kết quả tương đối khả quan. Một công bố vào năm 2021 chỉ ra rằng tỷ lệ có thai khi chuyển phôi khảm lên tới 46,5%, dù tỷ lệ sảy thai sẽ cao hơn gấp 2 lần so với chuyển phôi bình thường. 

Hiện nay chưa có đủ dữ liệu về sức khỏe thai kỳ và trẻ sinh ra từ phôi khảm. Việc lấy một số tế bào ở phần lá nuôi để thực hiện sàng lọc chưa đại diện cho toàn bộ phôi. Chính vì vậy, việc chuyển phôi khảm cần dựa trên khuyến cáo và theo dõi sát sao nhất. 

Bác sĩ cũng sẽ tư vấn kỹ cho người bệnh về những rủi ro, lợi ích của việc sàng lọc phôi và có nên chuyển phôi khảm không. Đặc biệt, cần theo dõi toàn bộ quá trình mang thai và sức khỏe của bé sau sinh. 

Theo nghiên cứu gần đây cho thấy chuyển phôi khảm khá khả quanTheo nghiên cứu gần đây cho thấy chuyển phôi khảm khá khả quan

Những nguy cơ khi chuyển phôi khảm có thể xảy ra

Nguy cơ khi chuyển phôi khảm là vấn đề mà các cặp vợ chồng điều trị quan tâm. Một số rủi ro của thai kỳ chuyển phôi khảm sẽ cao hơn so với chuyển phôi bình thường có liên quan đến thất bại làm tổ, thai lưu, thai sinh hóa, dị tật thai nhi,.... 

Trước khi quyết định chuyển phôi, những yếu tố sau nên được xem xét khi chọn phôi có kết quả khảm: 

  • Tỷ lệ khảm: Thường phôi khảm thấp sẽ có tỷ lệ làm tổ và phát triển thai tốt hơn so với khảm cao. 
  • NST bị khảm: Phôi khảm NST 13, 18 và 21 đều không ghi nhận những bất thường nào ở thai. 
  • Khảm lệch bội và khảm cấu trúc: Phần lớn các nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ có thai sau chuyển phôi khảm cấu trúc cao hơn phôi khảm lệch bội. 
  • Số lượng NST bị khảm: Tỷ lệ mang thai giảm khi chuyển phôi khảm từ 3 NST trở lên so với phôi khảm 1 hoặc 2 NST. Đối với chuyển phôi khảm 1 hoặc 2 NST chưa có sự khác biệt nào đáng kể. 
  • Monosomy và trisomy: Không ghi nhận sự khác biệt nào giữa chuyển phôi khảm monosomy và trisomy. 
  • Thứ tự ưu tiên chuyển phôi khảm nên là: Khảm cấu trúc -> Khảm thấp 1 NST -> Khảm thấp 2 NST -> Khảm thấp ≥ 3NST -> khảm cao 1NST -> khảm cao 2 NST -> khảm cao ≥ 3NST. Ngoài ra, hình thái phôi cũng là một yếu tố quan trọng đối với khả năng tạo thai của phôi khảm.

Trước khi quyết định chuyển phôi cần cân nhắc kỹ những nguy cơ có thể xảy raTrước khi quyết định chuyển phôi cần cân nhắc kỹ những nguy cơ có thể xảy ra

Có nên chuyển phôi khảm không? Những nguy cơ khi chuyển phôi khảm là gì luôn là vấn đề của nhiều cặp vợ chồng điều trị IVF quan tâm. Thông thường, những trường hợp bệnh không có phôi bình thường có thể được chỉ định thực hiện chuyển phôi khảm. Tuy nhiên, trong suốt quá trình chuyển phôi, mang thai và sau sinh cần được theo dõi chặt chẽ để đảm bảo không xuất hiện những sai sót. Ngoài ra, việc quyết định chuyển phôi khảm sẽ gặp những rủi ro nên bác sĩ sẽ tư vấn kỹ càng và cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ có thể gặp phải. 

Qua bài viết này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, hy vọng đã giải đáp về vấn đề có nên chuyển phôi khảm không. Thực hiện chuyển phôi là bước quan trọng trong quá trình điều trị IVF, do đó, trước khi đưa ra quyết định cần lắng nghe tư vấn của bác sĩ để hạn chế rủi ro không đáng có. 

Nếu quý khách quan tâm và có nhu cầu điều trị vô sinh hiếm muộn bằng phương pháp IUI/IVF có thể liên hệ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông theo Hotline 1900 1806 hoặc để lại thông tin tại Đặt lịch khám.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
87

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám