Theo báo cáo từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ mắc suy tuyến yên toàn phần ước tính khoảng 4.2 trên 100.000 dân mỗi năm. Tình trạng này ảnh hưởng đến khả năng sản xuất hormone quan trọng trong cơ thể, dẫn đến các vấn đề về tăng trưởng, trao đổi chất, và chức năng sinh sản. Hiểu rõ về suy tuyến yên, từ dấu hiệu đến phương pháp điều trị, sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe một cách chủ động và hiệu quả.
Tổng quan về bệnh suy tuyến yên
Bệnh suy tuyến yên (Hypopituitarism) là tình trạng hiếm gặp khi tuyến yên, một tuyến nhỏ hình hạt đậu nằm ở đáy não, phía sau mũi hoặc giữa hai tai, không sản xuất đủ một hoặc nhiều hormone cần thiết để điều hòa các chức năng quan trọng của cơ thể. Tuyến yên đóng vai trò chủ đạo trong việc kiểm soát các tuyến nội tiết khác như tuyến giáp, tuyến thượng thận và các cơ quan sinh dục. Do đó, sự suy giảm chức năng của nó có thể dẫn đến hàng loạt các rối loạn hệ thống.
Suy tuyến yên có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tuyến yên hoặc gián tiếp thông qua những thay đổi ở vùng dưới đồi
Theo nghiên cứu của National Institutes of Health (NIH), tỷ lệ mắc suy tuyến yên trong dân số chung vào khoảng 4-5 trường hợp trên 100,000 người mỗi năm, nhưng tỷ lệ này có thể cao hơn ở những bệnh nhân có tiền sử bệnh não hoặc chấn thương đầu. Việc điều trị kịp thời và chính xác giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như suy thượng thận cấp hoặc các rối loạn chuyển hóa.
Phân loại các dạng suy tuyến yên phổ biến
- Suy tuyến yên nguyên phát: Xảy ra khi tuyến yên bị tổn thương hoặc rối loạn;
- Suy tuyến yên thứ phát: Xảy ra khi vùng dưới đồi bị tổn thương;
- Suy tuyến yên vô căn: Chưa xác định được nguyên nhân cụ thể
Đối tượng dễ mắc bệnh lý suy tuyến yên
- Người có u tại tuyến yên hoặc xuất hiện các khối u chèn vùng dưới đồi;
- Bị dị dạng bẩm sinh;
- Người có tiền sử phẫu thuật bóc u ở tuyến yên;
- Người có tiền sử xạ trị vào tuyến yên hoặc vùng dưới đồi;
- Người bị chấn thương, xuất huyết tuyến yên;
- Người có tiền sử chấn thương sọ não, đặc biệt là ở nền sọ;
- Người bị nhiễm trùng não, cụ thể là ở màng não, úng não;
- Người bị đột quỵ não;
- Phụ nữ có tiền sử mất máu hậu sản.
Nguyên nhân bệnh suy tuyến yên hình thành
Nguyên nhân gây bệnh suy tuyến yên có thể đến từ nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể:
Đối với nhóm suy tuyến yên nguyên phát
- Khối u: Các tổn thương khối u làm choán chỗ như adenoma tuyến yên, nang tuyến yên, ung thư di căn chèn ép làm giảm kích thước dẫn đến giảm áp lực và chức năng tuyến yên bị suy giảm.
- Nhồi máu tuyến yên: Do hội chứng Sheehan xuất hiện sau sinh làm suy tuyến yên hoặc suy mạch máu. Xuất huyết tuyến yên gây sốc dẫn đến truỵ tuyến yên.
- Bị viêm, nhiễm trùng, áp xe: Viêm màng não do lao, nấm, vi khuẩn, sốt rét, áp xe tuyến yên, sarcoidosis,...
- Gen: Liên quan tới yếu tố dịch mã và biệt hoá tế bào. Bệnh lý suy tuyến yên bẩm sinh đi kèm theo hội chứng gián đoán cuống tuyến yên do đột biến gen.
- Các rối loạn thâm nhiễm: Bệnh mô bào langerhans, bệnh nhiễm sắt.
- Ảnh hưởng từ quá trình điều trị: Thuốc điều trị miễn dịch gây suy tuyến yên, phẫu thuật ảnh hưởng đến chức năng tuyến yên, xạ trị sau phẫu thuật.
- Rối loạn chức năng tự miễn dịch: Viêm tuyến yên lymphocytic thường gặp ở giai đoạn hậu sản gây phì đại và phá huỷ tuyến yên.
Đối với nhóm suy tuyến yên thứ phát
- Khối u: U lành vùng hạ đồi, u ác tính di căn từ phổi, ngực, u xương sọ.
- Điều trị: Xạ trị khối u ảnh hưởng đến vùng hạ đồi do bức xạ dẫn đến rối loạn hormone tuyến yên hoặc thiếu hụt tuyến yên thứ phát.
- Tổn thương xâm nhập: Giảm hormone tuyến yên, langerhan gây thiếu hụt, viêm mô tế bào sarcoidosis.
- Nhiễm trùng: Virus, viêm màng não do lao, nấm candida, HIV,...
- Chấn thương não: Chấn thương sọ não làm tổn thương nền sọ gây ra tình trạng thiếu hụt hormone tuyến yên.
Nhận biết triệu chứng và biến chứng do bệnh suy tuyến yên gây ra
Các triệu chứng lâm sàng của bệnh lý suy tuyến yên rất đa dạng, tùy thuộc vào hormon tuyến yên nào bị thiếu, mức độ thiếu và cơ quan đích bị ảnh hưởng. Cụ thể:
Bệnh nhân bị suy tuyến yên sau chấn thương nghiêm trọng
*Ghi chú: Biểu hiện lâm sàng, cho thấy không có lông mặt, mất nước, dấu hiệu Queen Anne (bảng A), da nhợt nhạt, teo cơ, rụng lông cơ thể và chán ăn (bảng B). MRI vành đai có trọng số T1 của vùng tuyến yên, với tuyến yên dẹt ở đáy yên (bảng C, mũi tên màu vàng) và các khuyết tật bầm tím ở thùy thái dương (bảng D, mũi tên màu trắng). Mô liền kề với xoang hang phải (bảng C, mũi tên màu đỏ) tương thích với mô tuyến yên bị trật sau khi gãy hố sọ giữa.
Triệu chứng suy tuyến yên
- Mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, tụt huyết áp, giảm sắc tố da,...là những biểu hiện của tình trạng suy vỏ thượng thận, nặng có thể gây sốt cao, trụy mạch, hạ đường huyết, hôn mê;
- Tóc khô, dễ gãy rụng, da vàng, uể oải, chậm chạp, tim đập chậm, giọng khàn, táo bón, rối loạn tiêu hoá là biểu hiện của suy giáp;
- Rối loạn nội tiết tố làm ảnh hưởng đến sự phát triển của tuổi dậy thì. Đối với nam giới có thể gây ra các tình trạng như dương vật nhỏ, tinh hoàn, nhiều nếp nhăn, khối cơ giảm, da mỏng, loãng xương, mất râu, giảm ham muốn tình dục, liệt dương, vô sinh nam. Đối với nữ giới, dậy thì muộn, mất kinh, tuyến vú không phát triển, rụng lông nách và cơ quan sinh dục, loãng xương, vô sinh nữ;
- Thiếu hormone prolactin ở phụ nữ suy tuyến yên sau đẻ khiến cho tuyến vú bị teo nhỏ, giảm hoặc không tiết sữa,...;
- Thiếu hormone tăng trưởng GH do suy tuyến yên gây mọc răng chậm, kém phát triển, dậy thì muộn, khả năng ghi nhớ và tập trung kéo, thường xuyên bị hạ đường huyết, nguy cơ mắc bệnh tim cao;
- Sụt cân, gầy, cơ thể chậm chạp, hay quên, nặng hơn có thể dẫn đến tâm thần phân liệt;
- Phụ thuộc vào nguyên nhân gây giảm hormone tuyến yên mà sẽ có những triệu chứng đặc trưng khác nhau như liệt dây thần kinh, mất khứu giác, hội chứng cường giáp, hội chứng cushing, to các viễn cực,....
Biến chứng suy tuyến yên
Bệnh suy tuyến yên được đánh giá là rất nguy hiểm. Bởi đây là tuyến cực kỳ quan trọng với tuyến nội tiết, các hormon của tuyến này chi tiết hầu hết các hoạt động quan trọng của cơ thể phụ nữ như: Dậy thì, chức năng sinh sản, quá trình tăng trưởng, khả năng tiết sữa sau sinh, cân bằng điện giải,...
“Suy tuyến yên gây ra bệnh gì?”
Biến chứng nguy hiểm nhất có thể kể đến là cơn suy thượng thận. Đây là tình trạng suy giảm hormone cortisol (một hormone do tuyến thượng thận tiết ra) đột ngột, gây suy thượng thận, đe dọa tới tính mạng con người nếu không được điều trị kịp thời.
Xem thêm:
Phương pháp chẩn đoán bệnh suy tuyến yên
Các đặc điểm lâm sàng thường không đặc hiệu và chẩn đoán phải được xác định một cách chắc chắn trước khi điều trị bằng thay thế hormone suốt đời. Rối loạn chức năng tuyến yên phải được phân biệt với chứng chán ăn tâm thần, loạn dưỡng trương lực cơ, bệnh tự miễn đa tuyến, bệnh gan mạn tính và tình trạng bệnh lý của các tuyến nội tiết khác. Hình ảnh lâm sàng có thể đặc biệt gây nhầm lẫn khi sức nặng của nhiều tuyến xảy ra cùng một lúc. Cần phải có bằng chứng về các bất thường ở tuyến yên và nguy cơ thiếu hụt nội tiết thông qua kiểm tra chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm. Cụ thể:
- Xét nghiệm máu: Các xét nghiệm này giúp đo nồng độ hormone của tuyến đích như T4, T3 toàn phần và tự do, corticoid, testosterone ở cả hai giới. Testosterone giảm ở nữ trong suy tuyến yên liên quan tới giảm chức năng ở tuyến thượng thận và buồng trứng;
Xét nghiệm máu giúp đo nồng độ một số hormone nhất định trong máu
- Xét nghiệm kích thích: Thông qua xét nghiệm này, tuyến yên sẽ được kích thích để giải phóng hormone, sau đó bác sĩ sẽ lấy máu của bệnh nhân để xét nghiệm các chỉ số hormon tuyến yên như FSH, TSH, LH,...;
- Xét nghiệm dung nạp insulin: Giúp bác sĩ chẩn đoán được sự thiếu hụt của hormone tăng trưởng GH và hormon ACTH;
- Xét nghiệm độ thẩm thấu của nước tiểu và máu: Nhằm kiểm tra nồng độ hormone chống lợi tiểu (ADH) trong cơ thể thông qua máu và nước tiểu;
- Chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao (CT) có thể phát hiện khối u tuyến yên hoặc các vấn đề khác của tuyến yên;
Điều trị suy tuyến yên theo tình trạng bệnh
Quá trình điều trị ở bệnh nhân bị suy tuyến yên là hết sức quan trọng để ngăn cản những diễn biến xâu của bệnh. Tuỳ thuộc vào nguyên nhân, đặc điểm, tính chất của khối u mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị cụ thể. Bao gồm:
Thay thế hormone tuyến yên
Bằng cách này, các hormon tuyến yên thay thế sẽ được chỉ định để bù lại lượng hormon mà tuyến yên không sản xuất đủ. Cụ thể các trường hợp như:
- Điều trị suy thượng thận với Prednisolon với Hydrocortison;
- Điều trị suy giáp với hormon giáp;
- Điều trị suy dinh dục do suy tuyến yên với các hormon Testosterone (với nam giới) và Estrogen (với nữ giới);
Thời gian sử dụng thuốc có thể là suốt đời để ngăn ngừa các triệu chứng tái phát.
Thuốc
Các loại thuốc có tác dụng điều trị suy tuyến yên sẽ được bác sĩ chỉ định cụ thể. Việc điều trị và theo dõi thường xuyên sẽ giúp bệnh nhân cải thiện được chất lượng cuộc sống lâu dài.
Phẫu thuật
Đối với các trường hợp mắc bệnh suy tuyến yên do u tuyến yên hoặc gần não, phẫu thuật có thể là phương pháp phù hợp để loại bỏ các u này.
Xạ trị
Người bệnh sẽ được điều trị bệnh lý suy tuyến yên bằng các bức xạ có thể bị suy giảm dần chức năng nội tiết trong nhiều năm. Do đó, người bệnh cần phải thường xuyên đi kiểm tra chức năng tuyến thượng thận, tuyến giáp từ 3-6 tháng/lần, duy trì tối thiểu sau xạ trị từ 10-15 năm.
Nếu Quý khách có nhu cầu thăm khám và điều trị suy tuyến yên có thể liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Phương Đông qua Hotline 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám để được nhân viên hỗ trợ và tư vấn nhanh chóng.
Biện pháp phòng ngừa suy tuyến yên hiệu quả
Suy tuyến yên là một tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến khả năng sản xuất hormone của tuyến yên, dẫn đến rối loạn chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể. Việc phòng ngừa suy tuyến yên tập trung vào việc bảo vệ chức năng tuyến yên và duy trì sức khỏe tổng quát.
Bệnh nhân cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng thông qua chế độ dinh dưỡng
- Duy trì lối sống lành mạnh: Một chế độ ăn cân đối, giàu chất dinh dưỡng, cùng với việc tập thể dục thường xuyên giúp duy trì sức khỏe tuyến yên. Nghiên cứu chỉ ra rằng những người duy trì lối sống lành mạnh có nguy cơ mắc suy tuyến yên thấp hơn 20- 30% so với những người có lối sống ít vận động và ăn uống không điều độ.
- Tránh căng thẳng và kiểm soát stress: Áp dụng các kỹ thuật thư giãn như thiền, yoga và kỹ thuật thở sâu có thể giúp giảm căng thẳng và bảo vệ tuyến yên khỏi tổn thương chức năng.
- Kiểm soát và điều trị bệnh lý nền: Các bệnh lý như u tuyến yên, chấn thương sọ não, hoặc viêm não có thể làm tổn thương tuyến yên. Việc chẩn đoán sớm và điều trị triệt để các bệnh này có thể giúp ngăn ngừa suy tuyến yên.
- Sàng lọc và kiểm tra định kỳ: Những người có tiền sử gia đình bị rối loạn nội tiết, hoặc có các yếu tố nguy cơ cao, nên thực hiện sàng lọc chức năng tuyến yên định kỳ. Sàng lọc sớm giúp phát hiện kịp thời các dấu hiệu suy giảm chức năng tuyến yên và can thiệp sớm. Các chuyên gia khuyến nghị kiểm tra định kỳ mỗi 6- 12 tháng đối với nhóm nguy cơ cao.
- Giảm nguy cơ chấn thương sọ não: Chấn thương sọ não là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây suy tuyến yên. Việc thực hiện các biện pháp an toàn trong lao động, giao thông và thể thao có thể giảm nguy cơ này.
Việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa này không chỉ giúp giảm nguy cơ suy tuyến yên mà còn góp phần cải thiện sức khỏe tổng thể và chất lượng cuộc sống.
Kết luận
Việc nhận biết sớm các dấu hiệu của suy tuyến yên có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong quá trình điều trị và phục hồi. Với sự tiến bộ của y học hiện đại, các phương pháp điều trị suy tuyến yên ngày càng được cải thiện, mang lại hy vọng cho nhiều bệnh nhân. Hãy luôn chú ý đến sức khỏe của mình và tham khảo ý kiến chuyên gia y tế nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.