Tìm hiểu về ung thư tuyến yên: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Phan Ngọc Linh

22-06-2022

goole news
16

U tuyến yên là bệnh lý chiếm khoảng 10% trong số các bệnh lý u sọ. Tuy nhiên, không phải khối u nào cũng ác tính và trường hợp u ác tính được gọi là ung thư tuyến yên. Hiện nay, việc trang bị kiến thức về căn bệnh này là vô cùng cần thiết bởi hiếm xuất hiện và ít được quan tâm. Bài viết sau đây của Bệnh viện Phương Đông sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý này nhé.

Tuyến yên là gì?

Tuyến yên là một bộ phận rất nhỏ nhưng đóng vai trò cực kỳ quan trọng, được bao bọc trong một hõm xương ở nền sọ phía sau mũi và rất gần với vùng dưới đồi. Tuyến yên có dây thần kinh thị giác đi qua. Nhiệm vụ chính của bộ phận này là tiết ra các hormone điều hòa các hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. 

Tuyến yên chỉ to bằng hạt đậu và nặng khoảng 1g và được chia thành 3 thuỳ với các nhiệm vụ của mỗi thuỳ như sau:

  • Thuỳ trước có tính chất như một tuyến nội tiết thực thụ, tiết ra hormone tăng trưởng cơ thể GH, hormone tăng trưởng và phát triển các tuyến sinh dục LH và FSH, hormone tuyến thượng thận ACTH, hormone tuyến giáp TSH, Prolactin điều tiết sữa,...
  • Thuỳ sau có chức năng chứa các hormone do vùng hạ đồi tiết ra như ADH liên quan đến tái hấp thụ nước ở thận và Oxytocin là hormone tăng co bóp tử cung phụ nữ khi chuyển dạ.
  •  Thuỳ giữa đơn giản chỉ là một lớp tế bào mỏng trong tuyến yên.

Tuyến yên là một bộ phận quan trọng trong cơ thể

Tuyến yên là một bộ phận quan trọng trong cơ thể

Ung thư tuyến yên là gì?

Bệnh ung thư tuyến yên là bệnh lý u tuyến yên ác tính và rất hiếm gặp. Do một nguyên nhân nào đó, các tế bào tạo tuyến yên sinh trưởng và phát triển một cách bất thường. Dưới sự tác động của các khối u, lượng hormone tuyến yên tiết ra bị rối loạn và tiết nhiều hơn hoặc ít hơn so với bình thường. Điều này đã dẫn tới hàng loạt các rối loạn cơ quan khác trong cơ thể.

Căn bệnh này không phổ biến nhưng lại có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào. Đặc biệt, nhóm tuổi từ 30 - 40 tuổi hoặc những người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. 

Ung thư ở tuyến yên là một bệnh lý ác tính và rất hiếm gặp

Ung thư ở tuyến yên là một bệnh lý ác tính và rất hiếm gặp

Nguyên nhân chính dẫn tới ung thư tuyến yên

Bệnh ung thư tuyến yên xuất hiện do nguyên nhân chính là các tế bào bất thường phát triển một cách không thể kiểm soát trong tuyến yên và hình thành các khối u. Các khối u này có thể là lành tính hoặc ác tính và chỉ những khối u ác tính mới gây nên ung thư phần tuyến yên.

Tuy nhiên, nguồn gốc của sự tăng sinh bất bình thường của các tế bào tuyến yên hiện nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Có một số các yếu tố khả năng làm tăng nguy cơ gây bệnh ung thư phần tuyến yên sau đây:

Di truyền

Đây là một yếu tố rất hiếm gặp nhưng vẫn không loại trừ khả năng những người thân trong gia đình đã từng mắc căn bệnh này. Nếu trong gia đình đã có người thân cận huyết từng bị mắc ung thư phần tuyến yên thì bạn hãy theo dõi và kiểm tra thường xuyên để phát hiện bệnh sớm.

Biến đổi gen

Một số nghiên cứu gần đây cho thấy bệnh ung thư tuyến yên có thể là do sự đột biến gen gây nen. Cụ thể, đột biến các gen gây ung thư hoặc đột biến chức năng của các gen kìm hãm sinh u và đây là đột biến ác tính. Bên cạnh đó, bệnh cũng thể do đột biến ở vùng dưới đồi tiết ra những chất kích thích phát triển tế bào ung thư tại phần tuyến yên.

U tuyến yên ác tính có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân

U tuyến yên ác tính có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân

Nguyên nhân khác

Có một số các nguyên nhân khác đã được xác định là do ung thư các tuyến nội tiết khác tác động lên tuyến yên sinh ra những khối u ác tính. Do đó, nếu ung thư tuyến nội tiết khác thì bạn hãy chú ý kiểm tra và theo dõi tuyến yên thường xuyên nữa nhé. 

Các triệu chứng ung thư tuyến yên thường thấy

Trong giai đoạn đầu của bệnh, bạn sẽ rất khó để xác định các triệu chứng bởi không được thể hiện rõ ràng. Tuy nhiên, nếu chú ý một cách cẩn thận, bạn sẽ nhận ra được những bất thường của cơ thể và đi kiểm tra sức khỏe để sớm phát hiện bệnh. Dưới đây là một số các triệu chứng phổ biến của bệnh.

Thường xuyên thấy đau đầu, có cảm giác buồn nôn

Cảm giác đau đầu, buồn nôn kèm theo chứng rối loạn chức năng khứu giác như bị chảy nước mũi nhiều, đôi khi hay ngủ lịm. Điều này có thấy khối u trong bộ phận tuyến yên đang dần phát triển to hơn và gây ra sự chèn ép các vùng cơ quan xung quanh, đè lên dây thần kinh khiến cho các cơ quan khác bị ảnh hưởng nặng nề.

Thường xuyên đau đầu là triệu chứng thường gặp

Thường xuyên đau đầu là triệu chứng thường gặp

Mắc chứng rối loạn nội tiết

Do tuyến yên là một tuyến ra hormone điều hòa sinh dục. Khi khối u xuất hiện sẽ gây ra chứng rối loạn chức năng sinh sản và núm vú có hiện tượng tự nhiên chảy dịch không do sinh đẻ và xảy ra ở cả nam, nữ. Triệu chứng rối loạn kinh nguyệt bất thường đối với nữ giới hoặc ở nam sẽ bị suy giảm khả năng tình dục đáng kể.

Chức năng thị giác bị ảnh hưởng và giảm sút

Tuyến yên có dây thần kinh thị giác đi qua nên khi có các khối u, khả năng nhìn sẽ giảm đi. Người bệnh chỉ nhìn mờ, xuất hiện bóng đôi và còn bị sụp cả hai mí mắt,... Điều này có ảnh hưởng rất lớn về sau và khả năng hoạt động của thị giác dần sẽ bị mất hoàn toàn nếu đi vào giai đoạn cuối.

Mắc các bệnh liên quan đến nội tiết

Ngoài ra, bệnh ung thư tuyến yên còn có thể gây ra một số các bệnh nội tiết khác có thể kể đến như Cushing, hội chứng người khổng lồ, bệnh cường giáp,... Do đó, khi mắc bệnh nội tiết, người bệnh cần đi kiểm tra để xác định rõ nguyên nhân của bệnh một cách cẩn thận nhằm tránh bỏ qua khả năng bị ung thư ở tuyến yên.

Ung thư tuyến yên có thể di căn không?

Hầu hết các căn bệnh ung thư đều di căn và đối với khối u ở tuyến yên cũng không ngoại lệ. Một khối u có thể di căn qua những bộ phận khác của cơ thể mà thậm chí còn khó phát hiện ra. Một số bộ phận mà các tế bào ung thư trong khối u có thể di căn gồm mắt, tủy sống, não, các xương gần khối u, màng não, hạch bạch huyết và một số cơ quan nội tạng khác,...

Các khối u tuyến yên có thể di căn qua bộ phận khác

Các khối u tuyến yên có thể di căn qua bộ phận khác

Chẩn đoán ung thư tuyến yên bằng cách nào?

Để chẩn đoán ung thư trong tuyến yên, bác sĩ cần tiến hành thực hiện một số các xét nghiệm để có thể chẩn đoán chính xác tính chất của các khối u. Một khối u tuyến yên thường không được nhận ra khi di căn qua các bộ phận khác trên cơ thể. Các biện pháp được ứng dụng trong việc chẩn đoán bệnh ung thư ở tuyến yên gồm có:

Khám lâm sàng tình trạng sức khỏe tổng thể

Khám lâm sàng là dựa vào việc khám trực tiếp bên ngoài cơ thể của người bệnh với những dấu hiệu ung thư tuyến yên nhằm chẩn đoán liệu có phải là ung thư ở tuyến yên không. Dựa vào những gì quan sát, bác sĩ sẽ nhận định khối u tuyến yên theo hai trường hợp tiết hormone và không tiết hormone. Cụ thể:

  • Khối u tiết hormone

Đặc điểm của khối u này là chèn ép các cơ quan xung quanh gây đau đầu, giảm thị lực do chèn ép lên giao thoa thị giác và liệt dây thần kinh mặt, cơ mắt, rối loạn giấc ngủ, chán ăn, rối loạn sinh dục hoặc còn có thể gây động kinh.

Mức tiết hormone tăng lên và tùy từng hormone sẽ có triệu chứng khác nhau như rối loạn kinh nguyệt và tiết sữa ở nữ, bị loạn cương ở nam, bệnh to đầu, thường xuyên thất căng thẳng, hồi hộp và rối loạn nhịp tim,... Ngoài ra còn có thể các triệu chứng khác gây ảnh hưởng nặng nề cho sức khỏe người bệnh.

  • Khối u không tiết hormone

U ở nang hố yên hoặc cạnh hố yên thường gặp ở trẻ từ 5 - 10 tuổi và người trung niên với triệu chứng đau đầu, bán manh thái dương và thậm chí còn có nhiều biểu hiện bất thường về hệ thần kinh. Trong đó, u nguyên sống thường gặp ở nam từ 30 - 50 tuổi gây viêm và phá huỷ xương tị vị trí u, rối loạn nội tiết. 

U tế bào mầm phát triển trong tuyến yên trẻ và gây dậy thì sớm, tăng áp lực lên sọ não. U dạng bì lại ít phát triển ở trẻ nhỏ và gây viêm màng não, có thể tái phát nếu còn sót lại khối u. 

Biện pháp cận lâm sàng

Bên cạnh phương pháp khám sức khỏe tổng thể, các bác sĩ chỉ định bệnh nhân thực hiện một số các xét nghiệm cận lâm sàng nhằm phát hiện các thay đổi bất thường trong tuyến yên như chụp cắt lớp CT vi tính, chụp cộng hưởng từ MRI,... Các xét nghiệm này sẽ được thực hiện rất nhanh chóng và tiết kiệm thời gian để xác định bệnh ung thư tuyến yên cho bệnh nhân.

Ngoài ra, xét nghiệm máu, nước tiểu và các xét nghiệm về chức năng nội tiết. Các xét nghiệm này có thể đánh giá được tổng tình hình của trục hạ đồi, tuyến yên và thượng thận. Xét nghiệm Cortisol nước tiểu nhằm đánh giá lượng hormone kích thích nang noãn, lượng Luteinizing hormone và Insulin, Prolactin máu, Testosterone và hormone tuyến giáp.

Ngoài ra, kiểm tra thị lực cũng được tiến hành để xác định ảnh hưởng của các khối u tuyến yên đối với thị giác. Những hình ảnh và chỉ số kết quả sẽ giúp bác sĩ phát hiện và xác định chính xác những vấn đề sức khỏe của người bệnh, giai đoạn tiến triển, di căn khối u,... và từ đó đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả cho người bệnh. 

Chẩn đoán ung thư tuyến yên với nhiều biện pháp khác nhau

Chẩn đoán ung thư tuyến yên với nhiều biện pháp khác nhau

Cộng hưởng từ với lát cắt 1mm

Ở các bệnh nhân có triệu chứng đau đầu không rõ nguyên nhân, kèm theo các biểu hiện bất thường về thị giác đặc trưng hoặc một số bệnh nội tiết phải nghi ngờ u tuyến yên. Bác sĩ sẽ chỉ định làm chẩn đoán hình ảnh thần kinh với lát dày 1mm. CHT thường sẽ nhạy cảm hơn với CLVT và đặc biệt với Microadenomas.

Điều trị ung thư tuyến yên theo phương pháp nào?

Việc lựa chọn phương pháp để điều trị ung thư ở tuyến yên phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giai đoạn phát triển bệnh, kích thước khối u, đặc điểm và vị trí. Ngoài ra, việc này còn phụ thuộc vào thể trạng sức khỏe và tuổi tác của bệnh nhân mắc bệnh. 2 phương pháp thường xuyên được áp dụng điều trị ung thư tuyến yên là phẫu thuật và xạ trị, cụ thể như sau.

Phẫu thuật

Phương pháp này thường được lựa chọn điều trị trong trường hợp khối u đè lên dây thần kinh và làm ảnh hưởng đến thị giác. Hoặc, trong trường hợp khối u tăng sinh quá mức làm tăng tiết hormone trong cơ thể. Mức độ thành công của phương pháp này phụ thuộc vào mức độ lây lan và vị trí của khối u đó.

Có 2 phương pháp phẫu thuật cắt bỏ khối u tuyến yên, gồm:

  • Nội soi cắt bỏ khối u qua xoang mũi: Phương pháp này giúp loại bỏ khối u ở tuyến yên qua mũi và hệ thống xoang. Kỹ thuật này không cần tạo vết cắt ngoài hộp sọ nên không để lại sẹo và bệnh nhân ít đau đớn hơn. 
  • Cắt bỏ khối u xuyên qua hộp sọ: Phương pháp này giúp cắt bỏ khối u qua hộp sọ bằng cách rạch da và mở hộp sọ. Kỹ thuật này thường chỉ được chỉ định khi khối u đã phát triển kích thước lớn với cấu tạo phức tạp.

Xạ trị

Với phương pháp này, bác sĩ sử dụng tia X để phá huỷ những tế bào ung thư trong tuyến yên. Phương pháp này được bác sĩ chỉ định thực hiện sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế vào còn sót lại hoặc khi không thể sử dụng tới phương pháp phẫu thuật được.

Liệu pháp thay thế Hormone

Đây là liệu pháp chưa được sử dụng phổ biến như phẫu thuật và xạ trị. Thường thì phương pháp này sẽ được chỉ định khi bệnh nhân bị u tuyến yên không tiết đủ những hormone cần thiết như hormone tuyến giáp, tuyến thượng thận, hormone tăng trưởng, Testosterone ở nam giới và Estrogen ở nữ giới.

Điều trị nội khoa bằng thuốc

Nếu u tuyến yên làm tăng hormone, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng thuốc để điều trị. Thuốc Bromocriptine (Parlodel) và Cabergoline (Dostinex) có tác dụng điều trị trường hợp tăng Prolactin. Octreotide (Sandostatin) hoặc pegvisomant (Somavert) được sử dụng để điều trị tăng hormone tăng trưởng. Octreotide được dùng để điều trị tăng hormone tuyến giáp.

Thuốc điều trị ung thư tuyến yên cần được điều chỉnh thường xuyên theo tình trạng tiến triển của bệnh. Bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ về tác dụng điều trị, các tác dụng phụ và tương tác với các loại thuốc khác. Tùy vào tình trạng người bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn sao cho phù hợp và giảm các triệu chứng cũng như tác dụng phụ. 

Sử dụng thuốc kết hợp có kết quả khá cao

Sử dụng thuốc kết hợp có kết quả khá cao

Phản ứng cơ thể sau khi điều trị bệnh ung thư tuyến yên

Ung thư không điều trị có thể làm giảm chất lượng cuộc sống của bạn hoặc thậm chí là gây tử vong. Hãy chắc chắn bản thân bạn hiểu và có thể làm theo, duy trì chế độ điều trị đã được đề nghị bởi các bác sĩ. Có một điều không thể thay đổi nếu muốn điều trị bệnh chính là bạn cần phải làm việc thường xuyên với các nhà giải phẫu, bác sĩ chuyên khoa, chuyên gia dinh dưỡng và nhà trị liệu vật lý. 

Nếu bản thân bạn trải qua cuộc phẫu thuật loại bỏ các khối u và tế bào gây bệnh ung thư ở tuyến yên, nguy cơ bị nhiễm trùng hoặc phản ứng gây tê là điều khó có thể tránh khỏi và xuất hiện ở hầu hết bệnh nhân. Ngoài ra, bạn còn có thể mắc một số nguy cơ khác như các vấn đề về thị giác hoặc chảy máu vào não, mũi nếu mạch máu bị tổn thương.

Sau điều trị cơ thể có thể xuất hiện một số phản ứng

Sau điều trị cơ thể có thể xuất hiện một số phản ứng

Chẩn đoán và tầm soát ung thư tuyến yên ở đâu uy tín? 

Nếu bạn đang phân vân chưa tìm được địa điểm nào uy tín để kiểm tra sức khỏe và tầm soát ung thư thì hãy đến với Bệnh viện đa khoa Phương Đông. Đây là một trong những cơ sở y tế đã nhiều năm liền nhận được đánh giá cao từ giới chuyên gia với chất lượng dịch vụ cao cấp hàng đầu.

Đội ngũ bác sĩ tại đây được đào tạo với chuyên môn chuyên khoa, học tập từ các quốc gia hàng đầu trở về làm việc và hoạt động với phương châm sức khỏe và sự hài lòng của bệnh nhân là trên hết. Ngoài ra, hệ thống cơ sở vật chất và trang thiết bị cũng rất hiện đại, giúp việc chẩn đoán và điều trị nhanh chóng, chính xác hơn. 

Đặc biệt, tại Phương Đông hiện đang có Gói khám sức khỏe tổng quát & tầm soát ung thư với chi phí chỉ từ 4.680.000 - 5.630.000 VNĐ giúp bạn phát hiện sớm các dấu hiệu và xác định chính xác bệnh mình đang mắc phải. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp và chữa trị sớm nhất có thể và không để gây hại cho sức khỏe về sau.

Những thông tin về căn bệnh ung thư tuyến yên đã được Bệnh viện Phương Đông tổng hợp trên đây giúp độc giả có thêm cái nhìn tổng quát về bệnh lý. Đồng thời, bạn hãy chú ý theo dõi sức khỏe thường xuyên và duy trì lối sống khoa học, lành mạnh để hạn chế nguy cơ mắc các căn bệnh này nhé.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

5,211

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám