Tắc tia sữa là gì?
Tắc tia sữa (tắc ống dẫn sữa hay tắc tuyến sữa) là tình trạng sữa của người mẹ bị ứ đọng trong các ống dẫn sữa ở bầu ngực mà không được đẩy ra bên ngoài. Điều này khiến việc cho con bú gặp nhiều khó khăn cũng như người cảm thấy rất đau đớn. Tình trạng tắc tia sữa thường gặp ở các sản phụ mới sinh hoặc bất kỳ thời điểm nào trong thời gian cho con bú sữa mẹ.
Tắc tia sữa
Sữa mẹ được tạo ra từ các nang sữa, sau đó theo các ống sữa để về xoang chứa sữa nằm phía sau quầng vú. Khi trẻ bú sẽ tác động kích thích vào vú của người mẹ để sữa chảy ra ngoài. Tuy nhiên, nếu ống dẫn sữa bị tắc, sữa sẽ không chảy ra ngoài được và lâu dần bị vón cục do hiện tượng đông kết sữa. Đồng thời, sữa mới vẫn tiếp tục được sản xuất ra, làm cho ống dẫn sữa bị tắc ngày càng căng giãn ra, làm cho tình trạng tắc sữa ngày càng trầm trọng hơn.
Triệu chứng của tắc tia sữa
Do cơ địa của mỗi người không giống nhau nên biểu hiện của tắc của tia sữa cũng có phần khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các mẹ bị tắc tia sữa đều có một số biểu hiện sau:
- Không có sữa tiết ra hoặc tiết ra nhưng rất ít dù mẹ vắt hút.
- Ngực luôn trong trạng thái nóng ran và một số trường hợp bị sốt.
- Nổi cục lợn cợn bên trong ngực do sữa ứ đọng và vón cục lại.
- Ngực căng cứng, to hơn bình thường và càng ngày càng căng cứng, to hơn, kèm với cảm giác đau nhức.
Nguyên nhân dẫn đến mẹ bị tắc tia sữa
Vì sao lại bị tắc tia sữa sau sinh chắc hẳn là mối quan tâm của nhiều mẹ, theo chia sẻ của bác sĩ chuyên khoa thì có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, chẳng hạn như:
Do mới sinh
Trong khoảng 2 - 3 ngày đầu sau sinh, khá nhiều mẹ gặp phải tình trạng tắc tia sữa do sữa tích tụ trong bầu ngực trong thời gian dài nhưng không được bé bú hoặc do bị tắc dịch khiến sữa không chảy ra ngoài được. Từ đó, vú đau nhức, căng cứng và sốt nhẹ nhưng mẹ không cần quá lo lắng, chỉ cần cho bé bú hoặc chủ động vắt sữa là sẽ khỏi.
Các mẹ mới sinh thường bị tắc tia sữa
Mẹ quá nhiều sữa
Trường hợp mẹ quá nhiều sữa nhưng bé không bú hết hoặc mẹ không vắt kiệt sữa khiến lượng sữa dư thừa tồn đọng lại trong ống dẫn sữa. Trong khi đó, sữa mới lại không ngừng được tạo ra làm cho tình trạng thừa và tồn sữa ngày càng nghiêm trọng. Sữa không chảy được ra ngoài sẽ bị vón cục, gây tắc tuyến sữa.
Con không bú thường xuyên
Sau sinh, các nang sữa bên trong bầu ngực mẹ liên tục sản xuất ra sữa. Nên lúc mới sinh, mẹ nên cho con bú khoảng 2 - 3 giờ giờ mỗi cũ và các cữ không nên cách nhau quá lâu. Vì nếu bé không bú thường xuyên và mẹ cũng không hút sữa thì rất dễ dẫn đến tắc tia sữa.
Ngực của mẹ chịu nhiều áp lực
Trong thời kỳ mẹ cho con bú, sữa không ngừng được sản xuất sẽ làm cho kích thước bầu ngực tăng lên. Nếu mẹ mặc quần áo bó hoặc áo ngực quá chặt hoặc thường xuyên nằm sấp khiến dòng sữa không được lưu thông thuận lợi, cũng là nguyên nhân gây tắc tia sữa.
Nhiễm khuẩn
Nhiễm khuẩn cũng là nguyên nhân gây tắc tia sữa tương đối phổ biến. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể do mẹ vệ sinh núm vú không sạch sẽ hoặc qua đường máu gây viêm nhiễm, chít hẹp ống dẫn sữa khiến sữa không thể chảy ra ngoài được.
Mẹ bị stress, căng thẳng sau sinh
Tâm lý là một trong những yếu tố ảnh hưởng khá lớn đến quá trình sản xuất sữa mẹ. Nếu mẹ quá căng thẳng sẽ làm giảm sản xuất hormone kích thích tuyến vú tiết ra sữa có tên là oxytocin. Tình trạng này thường thấy ở các mẹ lần đầu sinh con không có kinh nghiệm và chưa thích nghi được với cuộc sống có thêm thành viên mới.
Mẹ lo lắng sau sinh khiến tia sữa bị tắc
Con ngậm chưa đúng khớp ngậm
Dù con vẫn ngậm vú mẹ nhưng lại không ngậm đúng cách thì sữa có thể sẽ không chảy ra ngoài nhiều và bị tồn đọng lại trong bầu ngực. Đây cũng chính là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tắc tia sữa.
Tắc tia sữa nguy hiểm không?
Theo chia sẻ của bác sĩ chuyên khoa, tình trạng tia sữa bị tắc không thể tự thuyên giảm và khỏi nếu mẹ không làm gì. Thậm chí nếu không được can thiệp sớm và đúng cách, người mẹ sẽ có nguy cơ gặp phải các biến chứng như mất sữa hoàn toàn, viêm tuyến vú, áp xe và lâu dần tiến triển thành các dải xơ hóa, u xơ tuyến vú.
- Mất sữa dẫn đến không đảm bảo lượng sữa mẹ cung cấp cho con và buộc phải uống sữa ngoài. Điều này có thể khiến trẻ bị thiếu dinh dưỡng, chậm lớn, dễ mắc bệnh vặt và các kháng thể tự nhiên trong cơ thể ít hơn so với những bé được bú sữa mẹ hoàn toàn.
- Viêm tuyến vú: ngực sưng to hơn, cảm thấy đau nhức và sờ thấy nhiều cục, đầu vú sưng, đau dù cố gắng vắt nhưng cũng không thấy có sữa chảy ra ngoài.
- Áp xe vú: tuyến vú đau nhức dữ dội và mưng mủ, thường gặp ở các mẹ bị tắc tia sữa kéo dài trên 1 tuần nhưng không được điều trị đúng cách.
Cách chữa tắc tia sữa tại nhà
Nếu tình trạng tắc tia sữa của mẹ chỉ ở mức nhẹ và không quá nghiêm trọng thì có thể áp dụng các cách thông tắc tia sữa sau:
Cho con bú thường xuyên
Một trong những cách thông tắc tia sữa đơn giản mà các mẹ không nên bỏ qua chính là cho con bú trực tiếp và thường xuyên. Mẹ nên cho con bú ở ngực bị tắc tia sữa trước nếu bầu vú không quá đau. Vì lúc này, con sẽ dùng lực mạnh nhất để hút sữa, qua đó giúp khai thông các tia sữa bị tắc.
Cho con bú thường xuyên- cách chữa tắc tắc tia sữa
Thay đổi tư thế cho con bú
Trong khi cho con bú, mẹ nên thay đổi nhiều tư thế khác nhau vì mỗi tư thế thì lực bú của con tác động lên tia sữa sẽ có sự khác nhau. Điều này cũng phấn nào tạo ra nhiều lực hút để thông tắc tia sữa.
Chườm ấm bầu ngực
Dùng khăn bông mềm thấm nước ấm đắp lên ngực hoặc sử dụng chai thủy tính chứa nước ấm lăn qua lại trên bầu ngực là cách chữa tắc tia sữa hiệu quả và giúp sữa chảy đều đặn hơn. Lưu ý, mẹ không nên sử dụng nước quá nóng vì có thể gây bỏng rát.
Massage bầu ngực
Dùng tay xoay bóp nhẹ nhàng bầu ngực theo hướng đi dần vào trong núm vú và xung quanh quầng vú để kích thích, khai thông tia sữa. Để đạt được hiệu quả thông tắc tia sữa tốt nhất, mẹ nên thực hiện đồng thời massage bầu ngực và chườm ấm.
Hút sữa khi con bú no
Ngay cả khi con đã bú no thì mẹ vẫn nên dùng tay hoặc dùng máy để hút sạch sữa còn thừa ra ngoài và đảm bảo không còn sữa sót lại, ứ đọng bên trong bầu ngực. Khi sử dụng máy hút sữa nên để chế độ massage trong vòng vài phút trước khi chuyển sang chế độ hút.
Ngay cả khi bé đã bú no thì mẹ vẫn nên hút sữa dư thừa để tránh bị tắc tia sữa
Sử dụng miếng dán chuyên dụng
Sử dụng miếng dán chuyên dụng được sản xuất từ thảo dược là cách chữa tắc tia sữa cho mẹ khá an toàn và hiệu quả. Miếng dán giúp làm tan các cục sữa bị đông cứng, nhờ vậy giúp chảy ra bên ngoài.
Tránh gây áp lực cho ngực
Trong thời kỳ cho con bú, mẹ nên hạn chế mặc áo vú hoặc mặc áo vú thoải mái để bầu ngực được thông thoáng, sữa được tiết ra và lưu thông dễ dàng. Ngoài ra, mẹ cũng nên lưu ý không nằm sấp khi ngủ hoặc luyện tập những động tác tác động trực tiếp lên ngực.
Uống nhiều nước
Mỗi ngày, mẹ nên uống khoảng 2,5 - 3 lít nước (nên uống nước ấm) để thanh lọc cơ thể và tạo sữa cho con bú. Bởi vì nước là thành phần chính của sữa mẹ nên một khi cơ thể của người mẹ bị thiếu nước thì sẽ không thể sản xuất được đủ lượng sữa cần thiết.
Mẹ nên uống nhiều nước khi đang cho con bú sữa
Lưu ý chế độ ăn
Cũng tương tự như lúc mang thai, sau sinh và cho con bú, mẹ nên duy trì một chế độ ăn đa dạng, đầy đủ các chất đạm, chất béo, chất khoáng và các loại vitamin cần thiết. Đặc biệt là sắt, các nhóm chất carbohydrate… tuyệt đối không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày của các mẹ nuôi con bằng sữa mẹ.
Nghỉ ngơi hợp lý
Nghỉ ngơi hợp lý không chỉ hồi phục sức khỏe sau sinh cho mẹ mà còn duy trì một tinh thần thoải mái để tạo ra nguồn sữa dồi dào cho con. Vì thế, mẹ nên tranh thủ chợp mắt khi con ngủ hoặc nhờ sự giúp đỡ từ người thân hoặc chồng trong chăm sóc con để bản thân được nghỉ ngơi nhiều hơn.
Khi nào mẹ nên đến gặp bác sĩ vì vấn đề tắc tia sữa?
Khi xuất hiện những dấu hiệu của tắc tia sữa, mẹ có thể áp dụng các cách thông tia sữa được nêu trên. Tuy nhiên, phụ thuộc vào cơ địa của mỗi mẹ mà phương pháp có thể có hiệu quả hoặc không. Nếu sau khi đã áp dụng các cách trên nhưng tình trạng không thuyên giảm, mẹ đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ khám, chẩn đoán và can thiệp kịp thời.
Dịch vụ massage chăm sóc thông tắc tia sữa
Tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, gói dịch vụ thông tắc tia sữa được nhiều mẹ tin tưởng lựa chọn, áp dụng nhiều kỹ thuật an toàn, hiện đại như:
- Siêu âm: Dùng sóng siêu âm dạng nhiệt đi sâu vào hệ thống các tia sữa và nang sữa để đánh tan các cục sữa vón cùng các điểm viêm cứng đau. Nhờ đó làm giảm viêm, giảm sưng, cương cứng tuyến vú…. Thời gian thực hiện 10 - 15 phút.
- Hồng ngoại: Đèn hồng ngoại giúp làm giãn nở hệ thống thống dẫn sữa và nang sữa nên sữa tiết ra được lưu thông dễ dàng, giảm bớt sự cương cúng và đau rát do tắc tuyến sữa, thực hiện chiếu đến khoảng 10 - 15 phút.
- Xoa bóp: Xoa bóp có tác dụng làm mềm điểm viêm cứng gây đau, kích thích tiết sữa và giảm bớt áp lực lên tuyến vú, tránh tình trạng căng tức, viêm tắc tuyến vú, thời gian thực hiện khoảng 30 - 40 phút.
Mẹ quan tâm có thể liên hệ tổng đài 1900 1806 để đăng ký dịch vụ thông tắc tia sữa tại bệnh viện hoặc tại nhà.
Phòng ngừa tia sữa bị tắc sau sinh cho mẹ
Để phòng ngừa tắc tia, các mẹ sau sinh cần lưu ý một số điều sau:
- Cho con bú trực tiếp càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh.
- Cho con bú thường xuyên, đúng cữ và bú đều 2 bên.
- Trước và sau khi cho con bú, mẹ nên nhẹ nhàng ép đầu vú để tránh sữa đông kết vì sữa non rất đặc.
- Uống nhiều nước, có chế ăn và nghỉ ngơi hợp lý.
- Mặc áo vú rộng rãi và đúng kích thước.
- Cố gắng giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, vui vẻ, tránh tâm trạng căng thẳng kéo dài.
- Tập một số bài tập nhẹ nhàng như yoga, thiền, đi bộ…
Tóm lại, tắc tia sữa có thể không gây nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ nhưng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, chất lượng sữa… Chính vì vậy, khi có biểu hiện tia sữa bị tắc thì mẹ nên áp dụng các cách chữa tại nhà và đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu tình trạng không thuyên giảm.
Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào nữa, mẹ có thể liên hệ đến tổng đài 1900 1806 để được Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hỗ trợ.