Tầm soát ung thư buồng trứng: 6 Điều quan trọng bạn cần biết

Nguyễn Phương Thảo

05-10-2024

goole news
16

Ung thư buồng trứng được xem là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ hiện nay. Tuy nhiên, có khá nhiều trường hợp mắc bệnh được phát hiện ở giai đoạn cuối khi bệnh đã di căn. Vậy, làm thế nào để tầm soát ung thư buồng trứng? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn mọi thắc mắc này.

Tầm soát ung thư buồng trứng là gì?

Tầm soát ung thư buồng trứng là một quá trình ứng dụng các phương pháp chẩn đoán, xét nghiệm, chụp chiếu, để sàng lọc và xác định triệu chứng, nguy cơ mắc bệnh của một người khi họ không có bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng rõ ràng nào. 

Tại sao nên kiểm tra tầm soát ung thư buồng trứng?

Theo Viện Ung thư Quốc gia Việt Nam cho biết có hơn 1000/1500 phụ nữ đã tử vong khi mắc bệnh ung thư buồng trứng vào năm 2022, biến nó trở thành căn bệnh gây tử vong xếp thứ 5 do ung thư. Tại các quốc gia phát triển, đây cũng là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 với các bệnh lý ung thư phụ khoa ở nữ giới. Có thể thấy việc thực hiện tầm soát ung thư buồng trứng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sức khoẻ của các chị em phụ nữ.

Tầm soát ung thư buồng trứng sớm có thể ngăn ngừa tế bào ung thư

Tầm soát ung thư buồng trứng sớm có thể ngăn ngừa tế bào ung thư 

  • Ung thư buồng trứng nguy hiểm nhưng khó phát hiện sớm: Ở giai đoạn đầu, các biểu hiện của bệnh ung thư buồng trứng khá mờ nhạt và phát triển âm thầm, đôi khi còn khiến người bệnh dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Điều này dẫn đến tình trạng đa số bệnh nhân đều phát hiện bệnh ở những giai đoạn cuối, khi mà hiệu quả của việc điều trị bị giảm đi rất nhiều.
  • Tỷ lệ sống sót phụ thuộc vào giai đoạn phát hiện: Nếu ung thư buồng trứng được phát hiện ở giai đoạn 1 (giai đoạn sớm), tỷ lệ sống sót sau 5 năm có thể đạt đến 90%. Tuy nhiên, nếu bệnh chỉ được phát hiện khi đã lan rộng (giai đoạn muộn), tỷ lệ này giảm đáng kể.
  • Nguy cơ cao hơn ở một số nhóm phụ nữ: Phụ nữ có tiền sử gia đình mắc ung thư buồng trứng, ung thư vú, hoặc các đột biến gen BRCA1, BRCA2 có nguy cơ cao hơn mắc bệnh. Những người thuộc nhóm nguy cơ cao nên thảo luận với bác sĩ sớm hơn.

Thông qua những kết quả trả về giúp các bác sĩ có thể phát hiện được các bất thường. Hạn chế được các biến chứng, di căn, đau đớn cho người bệnh, tăng hiệu quả điều trị.

Tầm soát ung thư buồng trứng bằng cách nào?

Các phương pháp để thực hiện tầm soát ung thư buồng trứng bao gồm: 

Thăm khám lâm sàng

Bằng phương pháp này, các bác sĩ có thể thu thập được những thông tin cơ bản từ người bệnh chẳng hạn như: Tiền sử bệnh lý của bản thân/gia đình, biểu hiện xuất hiện trong thời gian gần đây. Tiến hành khám lâm sàng như nắn sờ bụng, chậu để xác định xem có tràn dịch hay không, tổng thể buồng trứng hiện tại như thế nào. 

Nếu nhận thấy được những dấu hiệu bất thường của ung thư buồng trứng, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm thêm các xét nghiệm, chụp chiếu để xác định chính xác có bị mắc bệnh hay không? 

Thăm khám lâm sàng giúp xác định những dấu hiệu bất thường ban đầu 

Thăm khám lâm sàng giúp xác định những dấu hiệu bất thường ban đầu 

Xét nghiệm máu 

Người bệnh cần thực hiện một số xét nghiệm do bác sĩ chỉ định để xem có đủ hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu hay không. Đồng thời, các xét nghiệm máu cũng sẽ đánh giá được chức năng gan, thận, khối u CA-125. 

Bên cạnh đó, nồng độ HCG (Human Chorionic, Gonadotropin), AFH (Alpha-fetoprotein), LDH (Lactate Dehydrogenase) trong máu cũng xác định được các bệnh ung thư tế bào mầm.  

Siêu âm 

Siêu âm tầm soát ung thư buồng trứng khi bác sĩ nghi ngờ có sự bất thường, để xác định khối u và tính chất khối u như u nang hay u rắn, kích thước bao nhiêu, có nguy hiểm hay không. Từ đó biết được u nào đáng lo ngại. 

Chụp cắt lớp vi tính (CT)

Chụp cắt lớp vi tính nhằm mục đích giúp cho bác sĩ biết được mức độ xâm lấn, di căn của khối u đến các khu vực khác như thế nào, đồng thời có thể phát hiện được các dấu hiệu bất thường như khối u, áp xe hay sự biến đổi trong cấu trúc của cổ tử cung. Phương pháp này chỉ sử dụng khi sinh thiết các khối u mà bác sĩ nghi ngờ có di căn. 

Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Chụp cộng hưởng từ không được dùng trong việc tầm soát ung thư buồng trứng nhưng được chỉ định để xác định mức độ di căn của bệnh. Đồng thời giúp phát hiện sự thay đổi trong cấu trúc của tử cung và các phần khác của hệ tiết niệu. Đây là một phương pháp hình ảnh y tế không sử dụng tia X mà sử dụng từ trường và sóng radio để tạo ra hình ảnh cơ thể.

Xét nghiệm mô bệnh học 

Để xác định khối u có phải ung thư hay không cách duy nhất chính là xét nghiệm mô bệnh học hay còn được gọi là phương pháp sinh thiết để tầm soát ung thư buồng trứng. 

Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên dụng để lấy mẫu tế bào từ vùng cổ tử cung bị nghi ngờ. Mẫu tế bào được gửi đến phòng thí nghiệm để chẩn đoán, phân tích mẫu từ đó có thể xác định được có sự hiện diện của tế bào ung thư hay không. 

Chụp cắt lớp phát xạ Positron (PET) 

So với chụp CT hay MRI thì chụp cắt lớp phát xạ Positron (PET) thường không chi tiết bằng, tuy nhiên phương pháp này cũng đóng vai trò cung cấp các dữ liệu về các dấu hiệu bất thường, xác định khối u có ung thư hay không. 

Nếu đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư buồng trứng, bác sĩ có thể sử dụng xét nghiệm PET để xem mức độ lây lan tới mức nào đã tới hạch bạch huyết hoặc các bộ phận khác hay chưa thông qua việc quan sát sự phân bố của chất phát xạ để xác định mức độ thành công. 

Tầm soát ung thư buồng trứng cần lưu ý điều gì?

Tầm soát ung thư buồng trứng cần được điều trị sớm

Tầm soát ung thư buồng trứng cần được điều trị sớm

Nhằm giúp chị em phụ nữ có cơ hội phát hiện sớm các vấn đề về sức khoẻ, có một số điều sau đây cần lưu ý: 

  • Nữ giới trên 50 tuổi nên đi khám tầm soát ung thư buồng trứng. 
  • Trong khoảng 14 ngày sau khi kết thúc chu kỳ kinh gần nhất bạn nên thực hiện tầm soát ung thư buồng trứng.
  • Không thực hiện tầm soát khi bệnh nhân đang trong quá trình đặt thuốc hoặc đang điều trị viêm nhiễm phụ khoa. 
  • Kiêng quan hệ khoảng 24-58 tiếng trước khi thực hiện tầm soát nhằm tránh tổn thương vùng cổ tử cung và ảnh hưởng tới kết quả chẩn đoán. 
  • Không dùng gel bôi trơn âm đạo vì có thể che khuất các tế bào bất thường trước khi thực hiện tầm soát. 

Xem thêm:

Địa chỉ khám tầm soát ung thư buồng trứng ở đâu uy tín? 

Nếu bạn đang phân vân khi chưa biết tầm soát ung thư buồng trứng ở đâu uy tín thì có thể lựa chọn đến với Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. Chúng tôi luôn tự tin mang lại cho khách hàng sự an tâm và hài lòng nhất. 

Bệnh viện Phương Đông là đơn vị uy tín thăm khám tầm soát ung thư

Bệnh viện Phương Đông là đơn vị uy tín thăm khám tầm soát ung thư

  • Đội ngũ y - bác sĩ đầu ngành, là những người có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao. 
  • Hệ thống máy móc đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 nhập khẩu chính hãng từ các quốc gia hàng đầu thế giới. 
  • Gói khám đa dạng, phù hợp với nhu cầu của nhiều khách hàng khác nhau.. 
  • Điều trị, chăm sóc người bệnh toàn diện, phối hợp đa chuyên khoa theo hướng cá nhân hoá từng người bệnh.

Chi phí tuỳ vào từng thể loại kiểm tra, từng hình thức xét nghiệm sẽ có mức giá khác nhau. 

Để ngăn ngừa cũng như sớm có biện pháp điều trị tốt nhất, bạn có thể đăng ký khám tầm soát ung thư buồng trứng TẠI ĐÂY hoặc liên hệ hotline 1900 1806 để được hỗ trợ kịp thời. 

Câu hỏi liên quan 

Câu hỏi 1: Chưa quan hệ có tầm soát ung thư buồng trứng được không?

Câu trả lời là:

Phụ nữ chưa từng quan hệ tình dục vẫn có thể tầm soát ung thư buồng trứng. Điều quan trọng là ung thư buồng trứng là một bệnh lý không phụ thuộc vào hoạt động tình dục, và mọi phụ nữ, kể cả những người chưa từng quan hệ, đều có nguy cơ mắc phải bệnh này. Do đó, việc tầm soát và theo dõi sức khỏe buồng trứng là cần thiết nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ hoặc có triệu chứng nghi ngờ.

Câu hỏi 2: Tầm soát ung thư buồng trứng có đau không? 

“Tầm soát ung thư buồng trứng có đau không?” là một câu hỏi thường gặp khi phụ nữ tìm hiểu về quy trình kiểm tra và tầm soát bệnh này. Các phương pháp như siêu âm âm đạo, xét nghiệm máu, và khám vùng chậu thường không gây đau hoặc chỉ gây khó chịu nhẹ. Đối với phương pháp chuyên sâu hơn như sinh thiết, mức độ đau có thể cao hơn một chút, nhưng thường được kiểm soát tốt với các biện pháp giảm đau và gây tê cục bộ. 

Cảm nhận về đau đớn phụ thuộc vào tâm lý và tình trạng sức khỏe của mỗi người. Một số người có thể nhạy cảm hơn với các quy trình y khoa, nhưng hầu hết các quy trình tầm soát ung thư buồng trứng đều được thiết kế để giảm thiểu khó chịu và không kéo dài quá lâu. Nếu bạn lo lắng về đau đớn khi tầm soát, hãy thảo luận với bác sĩ của bạn trước khi thực hiện để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.

Câu hỏi 3: Thời điểm tầm soát ung thư buồng trứng phù hợp? 

Hiện tại, việc tầm soát ung thư buồng trứng không được khuyến nghị cho tất cả phụ nữ, đặc biệt là đối với những phụ nữ có nguy cơ thấp và không có triệu chứng. Tuy nhiên, với trường hợp có nguy cơ cao, đặc biệt là có yếu tố di truyền hoặc tiền sử gia đình mắc ung thư buồng trứng hoặc ung thư vú, có thể cần cân nhắc việc tầm soát định kỳ. 

Kết luận

Tầm soát ung thư buồng trứng là một biện pháp quan trọng giúp phát hiện sớm bệnh và tăng cơ hội điều trị thành công. Việc hiểu rõ 6 điều quan trọng về tầm soát ung thư buồng trứng sẽ giúp bạn chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn phương pháp tầm soát phù hợp và thực hiện khám sức khỏe định kỳ.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
193

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám