Tăng áp lực nội sọ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị

Thao Tran

01-10-2023

goole news
16

Tăng áp lực nội sọ là một hội chứng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Chính vì vậy việc nắm rõ nguyên nhân gây bệnh, dấu hiệu tăng áp lực nội sọ để nhận biết sớm và điều trị kịp thời là rất quan trọng. Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu ngay về hội chứng này trong bài viết ngày hôm nay.

Hội chứng tăng áp lực nội sọ là gì?

Áp lực nội sọ là kết quả áp lực riêng của từng khu vực, cụ thể gồm 3 khu vực là nhu mô não, dịch não tủy và mạch máu. Áp lực nội soi trung bình là 10 ± 2 mm Hg. 

Trong thực hành, chấp nhận áp lực nội sọ thông qua áp lực dịch não tủy bình thường 7- 20cm H2O khi nằm và chọc dò thắt lưng. Khi áp lực dịch thủy não 25cm H2O hay khi áp lực nội sọ trên 15 mmHg là hiện tượng tăng áp lực nội sọ.

Có 3 cơ chế cơ bản gây tăng áp lực nội sọ gồm: phù não, não úng thủy và ứ trệ tuần hoàn; các cơ chế có thể độc lập hoặc phối hợp với nhau.

tăng áp lực nội sọKhông ít người lo lắng vì nguy cơ bị tăng áp lực nội sọ 

Những nguyên nhân gây ra hội chứng tăng áp lực nội sọ

Có nhiều nguyên nhân khiến cho áp lực nội sọ tăng, cụ thể như:

  • Tổn thương choán chỗ thường gặp: Áp xe não, u não nguyên phát và di căn não.
  • Chấn thương sọ não: Máu tụ dưới màng cứng hoặc ngoài màng cứng cấp tính, đụng dập não hay tụ máu dưới màng cứng mạn.
  • Tai biến mạch máu não: Xuất huyết não (tiểu não, bán cầu), xuất huyết dưới nhện, viêm tắc tĩnh mạch não, nhồi máu não, bệnh não do tăng huyết áp.
  • Viêm nhiễm: Viêm màng não, viêm não cấp (hội chứng Reye, nhiễm herpes virus, viêm não Nhật Bản B…).
  • Úng não thủy: Do tắc nghẽn hoặc giảm hấp thụ dịch não tủy thường sau chảy máu màng não, sau viêm màng não. 
  • Nguyên nhân chuyển hóa: Thiếu Oxy não cấp, bệnh não do tăng CO2, hạ glucose máu, giảm áp lực thẩm thấu, rối loạn nội tiết (bảo giáp, suy thượng thận cấp, điều trị corticoid kéo dài). 
  • Các nguyên nhân khác: Do dị ứng, nhiễm độc não (thiếc, chì,  axit nalidixic, tetracycline, Ars, CO, uống quá nhiều nhiều vitamin A, corticoid), đóng thóp quá sớm ở một số trẻ nhỏ.

Biểu hiện của hội chứng tăng áp lực nội sọ

Hầu hết các trường hợp mắc hội chứng tăng áp lực nội sọ thường có các biểu hiện rất dễ nhận biết như:

  • Đau đầu: Lúc đầu đau không thường xuyên, sau trở nên liên tục cả ngày. Đau đầu tăng lên khi vận động, ho hắt hơi do tăng áp lực tĩnh mạch và giảm khi ngồi, đừng. 
  • Buồn nôn, nôn: Có thể gặp do kích thích dây X, nôn thường đi sau cơn đau đầu, nôn dễ dàng thường vào buổi sáng và sau nôn có thể đỡ đau đầu.
  • Chóng mặt: Có thể do tổn thương trung tâm tiền đình ở vùng thái dương, trán hoặc ở thân não hoặc do chèn ép thường xuyên vào vùng tiền đình.
  • Rối loạn thị giác: Giảm thị lực, song thị, phù gai thị, tổn thương hố sau phù nhanh hơn. 
  • Rối loạn thực vật: Toát mồ hôi, lạnh các chi và đầu, có khi kèm đau bụng dữ dội.
  • Rối loạn tâm thần: Phản ứng chậm chạp, thờ ơ, vô cảm, rối loạn trí nhớ, ngủ à hoặc hôn mê…
  • Các biểu hiện khác: Ù tai, mạch chậm, huyết áp tăng, nhịp thở bình thường nhưng đến giai đoạn sau nhịp nhanh…

dấu hiệu tăng áp lực nội sọĐau đầu là một trong những biểu hiện thường gặp ở người bệnh có áp lực nội sọ tăng

Những biến chứng có thể gây ra bởi tăng áp lực nội sọ

Hầu hết hội chứng tăng áp lực nội sọ sẽ diễn tiến ngày càng nặng (trừ những trường hợp lành tính), hậu quả cuối cùng là:

  • Tạo thành vòng xoắn bệnh lý nếu không được điều trị kịp thời, làm cho áp lực nội sọ ngày càng tăng có thể dẫn đến co giật, giảm tưới máu tổ chức não, đột quỵ… gây tổn thương não không phục hồi.
  • Tụt não là biến chứng nặng nhất của tăng áp lực nội sọ và có thể làm cho bệnh nhân tử vong nhanh chóng.

Điều trị tăng áp lực nội sọ ra sao?

Điều trị cho bệnh nhân bị tăng áp lực nội sọ như thế nào là mối quan tâm của những ai bị hoặc có người thân không may mắc phải. 

Điều trị nguyên nhân

Tùy vào từng trường hợp, việc điều trị nguyên nhân gây áp lực nội sọ có thể được tiến phương pháp nội khoa hoặc ngoại khoa.

Nội khoa

Cần thiết điều trị rối loạn hô hấp, rối loạn chuyển hóa, duy trì huyết áp để đảm bảo áp lực tưới máu não. Sử dụng kháng sinh trong trường hợp có dấu hiệu nhiễm trùng, viêm màng não mủ, áp xe giai đoạn cấp và kháng siêu vi như trong viêm não do nhiễm herpes simplex virus. Ngoài ra, đặc biệt lưu ý tránh thay đổi tư thế người bệnh tăng áp lực nội sọ một cách đột ngột.

Ngoại khoa

Đối với những trường hợp xác định rõ nguyên nhân, có điều trị nội khoa nhưng không đạt được hiệu quả.

  • Não úng thủy: tiến hành mổ dẫn lưu não thất.
  • Khối máu tụ lớn: phẫu thuật lấy khối máu tụ và giải quyết chảy máu do vỡ dị dạng.
  • U não: với các khối u lớn tiến hành phẫu thuật để loại bỏ nhưng thường gặp nhiều khó khăn, với u nhỏ từ 2m trở xuống thì thực hiện xạ trị với tia Gamma.
  • Áp xe não: sau khi điều trị nội khoa ổn định và áp xe khu trú lại.
  • Chấn thương sọ não có đụng dập não nhiều: phẫu thuật bỏ một phần xương sọ tại vùng đập dập ra ngoài nhằm giảm áp lực nội sọ.

Ðiều trị triệu chứng 

Bên cạnh điều trị nguyên nhân thì việc điều trị triệu chứng của tăng áp lực nội sọ cũng rất cần thiết.

Loại bỏ yếu tố ngoài sọ 

  • Giảm áp lực tĩnh mạch: người bệnh nằm ngửa, nâng đầu lên khoảng 10 - 30 độ để tránh đè tĩnh mạch cảnh và tránh kích thích vật vã bằng an thần, giãn cơ, kiểm soát sớm động kinh.
  • Điều trị rối loạn hô hấp: nhằm chống thiếu O2 và tăng CO2, nếu người bệnh thở máy cần chú ý vì thở máy áp lực dương thời kỳ thở ra làm tăng áp lực tĩnh mạch và giảm cung lượng tim.
  • Duy trì áp lực thẩm thấu, nếu áp lực thẩm thấu hạ nên tránh dùng dung dịch nhược trương thẩm thấu và hạn chế nước.

Chống phù não

Sử dụng Corticoide cho hiệu quả rõ trong điều trị phù do nguyên nhân mạc như u não, áp xe não và chấn thương sọ.

Ðiều trị giảm dịch trong não

  • Lợi tiểu: giảm thể tích ngoại bào, giảm áp lực tĩnh mạch, giảm tiết dịch não tủy (ít),  dùng Furosemide với liều 1mg/ kg tĩnh mạch thì hạ nhanh áp lực sọ, còn kết quả vừa phải khi dùng liều thông thường 1- 2 ống.
  • Dung dịch ưu trương: mannitol 20% liều 0,25- 0,5-1,5g/ kg nhưng không vượt quá 5g/kg/24 giờ. Tác dụng của mannitol ngắn (sau 3- 5 giờ) nên thường chuyền 100ml 20% trong 1 giờ (XXX -XXXX giọt/ phút) lắp lại mỗi  6 giờ. Không nên sử dụng kéo dài quá 3-5 ngày để tránh mất nước và độc cho gan - thận. Glycerol tĩnh mạch 30% 20 - 40ml ngày 3 - 4 lần hoặc uống 2g/kg/ngày trong 10 - 15 ngày và ít có phản ứng dội. 
  • Tăng thông khí: tác dụng thông qua co mạch do giảm lượng CO2. 
  • Barbituric tĩnh mạch với liều gây mê giúp làm giảm tưới máu, chuyển hóa ở não. Về cơ chế giảm phù của barbituric tương đối phức tạp (an thần, co mạch hoặc làm bền màng tế bào...). Trong tăng áp lực nội sọ nặng thì nên kết hợp hô hấp hỗ trợ với thiopental 3-5 mg/ kg tiêm tĩnh mạch 50 - 100mg lặp lại đến 2- 4g/ ngày và đem lại kết quả khá tốt. 

Cách phòng tránh hội chứng tăng áp lực nội sọ

Khi có dấu hiệu nhìn mờ, đau đầu không rõ nguyên nhân, bạn cần phải đến bệnh viện để tiến hành chụp cắt lớp sọ não, loại trừ nguyên nhân do tăng áp lực nội sọ gây ra. Đồng thời, khi có tăng áp lực nội sọ, người bên cần được theo dõi sát, xử trí nguyên nhân làm cho áp lực nội sọ tăng.

Bên cạnh đó, bạn nên duy trì một lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học, thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao để có một sức khỏe tốt. Đặc là không được quên khám sức khỏe định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần nhằm phát hiện sớm nguy cơ và có hướng xử trí phù hợp. 

phòng ngừa tăng áp lực nội sọKhám sức khỏe định kỳ để chủ động bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa tăng áp lực nội sọ

Qua những chia sẻ trên, hy vọng rằng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đã giúp bạn giải đáp được các thắc mắc xoay quanh hội chứng tăng áp lực nội sọ. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được giải đáp chi tiết. 

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đang triển khai nhiều gói khám sức khỏe với nhiều đãi hấp dẫn với sự trực tiếp thăm khám bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm. Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký vui lòng để lại thông tin tại phần Đặt lịch khám hoặc bấm máy đến Hotline 1900 1806.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,155

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

19001806 Đặt lịch khám