Tăng canxi máu (hypercalcemia), là tình trạng nồng độ canxi trong huyết tương vượt quá mức bình thường. Canxi là khoáng chất thiết yếu đối với cơ xương, cơ bắp, tim và nhiều chức năng khác trong cơ thể. Sự cân bằng của canxi máu là đóng quan trọng, nồng độ canxi tăng đột ngột có thể gây ra các triệu chứng và vấn đề sức khỏe. Cùng Bệnh Viện Đa Khoa Phương Đông tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết sau.
Tăng canxi máu là gì?
Tăng canxi máu (hypercalcemia) là tình trạng nồng độ canxi (Ca2+) trong huyết thanh cao hơn mức bình thường. Giới hạn bình thường của nồng độ canxi là 2,1–2,6 mmol/L (4,3-5,2 mEq/L hay 8,8–10,7 mg/dL). Tăng canxi máu được xác định khi mức độ lớn hơn 2,6 mmol/L. Khi nồng độ canxi trong máu vượt quá mức bình thường có thể khiến xương bị suy yếu, ảnh hưởng hoạt động của tim và não, gây sỏi thận.
Tăng canxi máu là tình trạng nồng độ canxi trong huyết thanh cao hơn bình thường
Tuyến cận giáp (nằm phía sau tuyến giáp) hoạt động quá mức là nguyên nhân chính gây nên tình trạng tăng canxi huyết tương. Các nguyên nhân khác gây ra tình trạng này bao gồm: Uống quá nhiều canxi và vitamin D, ung thư, một số loại thuốc và một số rối loạn trong cơ thể.
Nguyên nhân gây tăng canxi máu
Chức năng chính của canxi là góp phần làm xương và răng chắc khỏe. Ngoài ra khoáng chất này còn giúp cơ bắp hoạt động hiệu quả, tham gia vào quá trình dẫn truyền thần kinh. Trong trường hợp lượng canxi trong máu không đủ tuyến cận giáp sẽ tiết ra một loại hormone nhằm:
- Kích hoạt hệ tiêu hóa để hấp thụ nhiều canxi
- Kích hoạt xương giải phóng canxi vào máu
- Kích hoạt thận để bài tiết ít canxi và tạo nhiều vitamin D hơn
Nồng độ canxi trong máu bị mất cân bằng do nhiều yếu tố, trong đó có thể kể đến các nguyên nhân chính gây tăng canxi máu như:
Tuyến cận giáp hoạt động quá mức
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây tình trạng tăng canxi máu. Tuyến cận giáp hoạt động quá mức hay còn gọi là cường cận giáp có thể do sự phì đại của một hoặc nhiều tuyến cận giáp hoặc xuất phát từ một khối u nhỏ, không ung thư (lành tính).
Ung thư
Ung thư vú và ung thư phổi cũng như một số bệnh ung thư di căn xương, ung thư máu đều có thể làm tăng nguy cơ gây tăng canxi máu.
Một số tình trạng bệnh khác
Bệnh u hạt (sarcoidosis) và bệnh lao có thể làm tăng nồng độ vitamin D trong máu từ đó kích thích đường tiêu hóa hấp thụ nhiều canxi hơn gây tăng canxi huyết tương.
Các yếu tố di truyền
Sự gia tăng canxi trong máu có thể do một rối loạn di truyền hiếm gặp từ các thụ thể canxi bị lỗi. Tình trạng này không gây ra các dấu hiệu, triệu chứng hoặc biến chứng bệnh.
Tình trạng không vận động
Những người bệnh phải ngồi hoặc nằm trong thời gian trên giường bệnh hoặc xe lăn có thể bị tăng canxi máu. Cụ thể phần xương không chịu trọng lượng sẽ giải phóng canxi vào máu theo thời gian.
Một số nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân gây tăng canxi máu khác bao gồm:
- Mất nước nghiêm trọng: một nguyên nhân phổ biến gây tăng canxi máu thoáng qua, tình trạng nhẹ là do mất nước.
- Thuốc: một số loại thuốc có thể kích thích giải phóng hormon tuyến cận giáp, ví dụ như lithium được sử dụng để điều trị rối loạn lưỡng cực.
- Viên uống bổ sung: uống quá nhiều vitamin D hoặc canxi trong thời gian dài có thể làm tăng mức canxi trong máu trên mức bình thường.
- Các yếu tố rủi ro: phụ nữ trên 50 tuổi có nguy cơ tăng canxi máu cao hơn do mắc phải tình trạng tuyến cận giáp hoạt động quá mức.
Một số nguyên nhân gây tăng canxi máu
Dấu hiệu và triệu chứng của tăng canxi máu
Trong trường hợp tình trạng bệnh nhẹ, người bệnh thường không có triệu chứng và dấu hiệu cụ thể. Mức độ bệnh nghiêm trọng hơn, biểu hiện bệnh có thể nhận thấy thông qua các triệu chứng liên quan đến bộ phận cơ thể bị ảnh hưởng do canxi trong máu cao như:
- Thận: người bệnh thường xuyên cảm thấy khát nước và cần đi tiểu do lượng canxi dư thừa trong máu khiến thận phải làm việc nhiều hơn để lọc.
- Hệ thống tiêu hóa: tăng canxi máu có thể gây khó chịu cho dạ dày, gây tình trạng táo bón, buồn nôn và nôn.
- Xương và cơ bắp: trong hầu hết các trường hợp mắc bệnh, lượng canxi dư thừa trong máu được lọc ra từ xương. Điều này khiến xương suy yếu, gây đau xương và yếu cơ.
- Não bộ: tăng canxi máu có thể can thiệp vào cách thức hoạt động của bộ não, dẫn đến mệt mỏi, hay nhầm lẫn, lờ đờ, thậm chí là trầm cảm.
- Tim mạch: tăng canxi máu nghiêm trọng hiếm khi can thiệp vào chức năng tim mạch. Tuy nhiên bệnh cũng gây nên các triệu chứng như ngất xỉu, đánh trống ngực, rối loạn nhịp tim và các vấn đề về tim khác.
Tăng canxi máu có nguy hiểm không?
Tăng canxi máu đôi khi là triệu chứng chỉ điểm cho các bệnh lý nguy hiểm, bệnh ác tính ở các cơ quan khác trên cơ thể như ung thư. Bên cạnh đó tình trạng nồng độ canxi trong máu tăng vọt bất thường cũng gây nên các tác hại, hậu quả to lớn với cơ thể như:
- Hình thành sỏi thận, gây suy thận: nồng độ canxi dư thừa trong máu kết hợp với chất khác tạo phức hợp canxi lắng đọng tại thận gây sỏi thận. Sỏi càng lớn, càng sắc nhọn càng dễ gây tắc nghẽn và nhiễm trùng. Tổn thương thận gây nên tình trạng suy thận cấp tính.
- Loạn nhịp tim: canxi tăng khiến nhịp tim đập không đều, đây là tình trạng vô cùng nguy hiểm.
- Loạn thần: hậu quả nặng nề nhất của tăng canxi máu là rối loạn chức năng hệ thần kinh gây mất trí nhớ, hôn mê.
Phương pháp chẩn đoán tăng canxi máu
Triệu chứng và dấu hiệu của tăng canxi máu thường không quá rõ ràng. Thông thường người bệnh chỉ phát hiện được tình trạng bệnh khi tiến hành xét nghiệm máu thường xuyên. Xét nghiệm máu cũng cho biết nồng độ hormone tuyến cận giáp cao hay không nhằm chẩn đoán tình trạng cường cận giáp.
Để xác định căn nguyên gây nên tình trạng tăng canxi huyết như u hạt sarcoidosis hoặc ung thư, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm kiểm tra hình ảnh phổi hoặc xương người bệnh. Cụ thể:
- Chụp X-quang
- Chụp cộng hưởng từ (MRI)
- Chụp cắt lớp vi tính (CT)
- Chụp nhũ ảnh
Phương pháp điều trị tăng canxi máu
Trong trường hợp mức độ tăng canxi máu nhẹ, người bệnh chỉ cần theo dõi tiến triển bệnh thông qua tình trạng xương, tuân thủ các khuyến nghị của bác sĩ. Đối với các trường hợp mức độ bệnh từ trung bình đến nặng bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Cụ thể:
Dùng thuốc điều trị tăng canxi máu
- Calcitonin: Thuốc có nguồn gốc hormone từ cá hồi có tác dụng kiểm soát nồng độ canxi trong máu. Khi sử dụng thuốc người bệnh có thể gặp tác dụng phụ là buồn nôn nhẹ.
- Calcimimetic (Cinacalcet): Loại thuốc này có công thức hoạt động mô phỏng canxi lưu hành trong máu. Nhờ vậy thuốc có thể “lừa” các tuyến cận giáp vào giải phóng hormone tuyến cận giáp. Từ đó giúp kiểm soát tuyến cận giáp hoạt động quá mức.
- Bisphosphonate: Thuốc tiêm tĩnh mạch, trị loãng xương, thường được sử dụng để điều trị tăng canxi máu do ung thư, với tác dụng hạ thấp mức canxi nhanh chóng. Các rủi ro liên quan đến phương pháp điều trị này thường là gãy xương đùi và hoại tử xương hàm.
- Denosumab: Thuốc này thường được sử dụng điều trị tăng canxi máu ở những người bị ung thư không đáp ứng tốt với bisphosphonates.
- Prednisone: Trong trường hợp tình trạng tăng canxi máu do nồng độ vitamin D cao, các loại thuốc steroid như prednisone được sử dụng ngắn hạn mang lại hiệu quả tốt.
Phương pháp điều trị tăng canxi máu
Dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch và thuốc lợi tiểu quai (furosemide)
Trong những trường hợp nồng độ canxi trong máu quá cao cần cấp cứu để nhanh chóng hạ mức canxi việc sử dụng dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch và thuốc lợi tiểu quai (furosemide) được ưu tiên. Thuốc có tác dụng ngăn ngừa các vấn đề về tim hoặc tổn thương hệ thần kinh.
Phẫu thuật và các thủ thuật khác
Bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật đối với một số trường hợp bệnh nhân liên quan đến cường cận giáp. Bác sĩ sử dụng xét nghiệm hình ảnh có chất đánh dấu phóng xạ để xác định tuyến cận giáp nào không hoạt động bình thường.
Biến chứng của tăng canxi máu
Những biến chứng phổ biến của tình trạng tăng canxi máu là:
- Loãng xương: Người bệnh có thể bị loãng xương nếu xương tiếp tục giải phóng canxi vào máu. Tình trạng này dễ dẫn đến gãy xương, cong cột sống và giảm chiều cao (khòm lưng).
- Sỏi thận: Nếu nước tiểu chứa quá nhiều canxi, các tinh thể có thể hình thành, lắng đọng trong thận, theo thời gian sẽ tạo thành sỏi thận.
- Suy thận: Tăng canxi máu nặng trong thời gian dài có thể làm hỏng thận của người bệnh. Điều này cũng gây hạn chế khả năng làm sạch máu và bài tiết nước tiểu.
- Vấn đề về hệ thống thần kinh: Tăng canxi máu nghiêm trọng có thể dẫn đến nhầm lẫn, hay quên, mất trí nhớ và hôn mê, nghiêm trọng nhất có thể gây tử vong.
- Nhịp tim bất thường (rối loạn nhịp tim): Tăng canxi máu có thể khiến tim đập không đều, do ảnh hưởng đến các xung điện điều hòa nhịp tim.
Những biến chứng phổ biến của tình trạng tăng canxi máu
Lời kết:
Bệnh Viện Đa Khoa Phương Đông vừa chia sẻ thông tin về tăng canxi máu đến các bạn thông qua nội dung bài viết trên đây. Khi phát hiện mình hoặc người thân có các các triệu chứng, dấu hiệu của bệnh, cần đi thăm khám tại các đơn vị y tế uy tín, có chuyên môn. Hy vọng bài viết đã mang đến các thông tin hữu ích đến các bạn.
Hãy liên hệ để được tư vấn theo số điện thoại tổng đài 19001806 nếu có bất kì thắc mắc nào cần giải đáp hoặc để lại thông tin đăng ký tại phần để đặt lịch khám.