Tăng động là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và ảnh hưởng của bệnh

Nhật Mai

27-12-2022

goole news
16

Tăng động là một bệnh lý liên quan đến rối loạn phát triển ở trẻ. Do đó trẻ thường xuyên có những hành vi hiếu động quá mức và không thể kiểm soát được. Ở bài viết này, Bệnh viện Phương Đông sẽ cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích về bệnh lý này.

Tăng động là gì?

Tăng động giảm chú ý là một bệnh lý rối loạn phát triển thần kinh và dấu hiệu đặc trưng của bệnh là mất tập trung chú ý, hiếu động và bốc đồng quá mức so với lứa tuổi. Theo nghiên cứu, tỷ lệ bé trai mắc bệnh cao gấp 3 lần so với bé gái.

Độ tuổi khởi phát tăng động ở trẻ là từ 8 đến 11 tuổi và sẽ càng giảm khi đến tuổi trưởng thành. Người mắc bệnh sẽ bị giảm chú ý nhưng vẫn có thể tập trung vào việc mà họ cho là thú vị, đây là lúc rơi vào trạng thái siêu tập trung.

Bố mẹ cần có sự quan tâm đặc biệt đến trẻ khi thấy những dấu hiệu trẻ tăng động. Khi phát hiện bệnh sớm và kiên trì điều trị sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh để con sớm hòa nhập như các bạn cùng trang lứa. Đặc biệt theo ghi nhận từ các trường mẫu giáo và tiểu học ở Việt Nam, hiện nay số lượng trẻ nghịch và hiếu động ngày càng tăng. Vì vậy bố mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức về bệnh lý này để đồng hành cùng con.

Tăng động giảm chú ý là bệnh lý rối loạn phát triển thần kinh ở trẻ em

Tăng động giảm chú ý là bệnh lý rối loạn phát triển thần kinh ở trẻ em

Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị tăng động

Nguyên nhân trẻ tăng động vẫn chưa có nguyên nhân chính. Tuy nhiên theo các chuyên gia, bệnh tăng động ở trẻ có thể do ảnh hưởng của những vấn đề sau:

  • Rối loạn chức năng sinh học, từ đó làm ảnh hưởng đến các chất có nhiệm vụ dẫn truyền tín hiệu đến não bộ. Một khi những chất này bị mất cân bằng sẽ làm ảnh hưởng đến hành vi người bệnh dẫn đến chứng tăng động.
  • Thùy trán và vỏ não trán trước bị tổn thương hoặc suy giảm chức năng cũng làm ảnh hưởng đến khả năng vận động và tập trung ở trẻ.
  • Tổn thương cơ học ở vùng đầu là nguyên nhân khởi phát bệnh tăng động.
  • Một số trường hợp là do bị ảnh hưởng tâm lý từ gia đình nên dẫn đến chứng rối loạn tăng động giảm chú ý.

Dấu hiệu của trẻ tăng động

Để điều trị bệnh hiệu quả, trước tiên bạn cần biết được những biểu hiện của trẻ tăng động. Dưới đây là những biểu hiện cụ thể để bố mẹ có thể phát hiện kịp thời.

Hiếu động quá mức

Dấu hiệu tăng động đầu tiên ở trẻ đó là hiếu động quá và nghịch ngợm quá mức. Trẻ có thể tham gia bất cứ hoạt động nào, luôn muốn vận động tay chân, leo trèo khắp nơi, nghịch phá với mọi đồ vật dù ở nhà hay đến nơi khác. Khi bị bắt ngồi yên một chỗ sẽ cảm thấy khó chịu và tức giận. Khi đi học trẻ quấy phá các bạn, làm ồn trong lớp, không tập trung học tập, không nghe lời giáo viên,...

Trẻ bị tăng động sẽ có các biểu hiện hiếu động quá mức

Trẻ bị tăng động sẽ có các biểu hiện hiếu động quá mức

Không tập trung chú ý

Biểu hiện bé bị tăng động tiếp theo đó là không tập trung chú ý, thất thần và hầu như không hề quan tâm đến mọi thứ xung quanh. Đây cũng là một trong những dấu hiệu thường gặp của bệnh lý này. Trẻ không tập trung giao tiếp với người khác, kể cả bố mẹ và thầy cô, đặc biệt là không nhớ rõ những nội dung vừa trao đổi với mọi người.

Tăng động giảm tập trung dẫn đến việc trẻ gặp khó khăn khi nghe, không thể làm theo chỉ dẫn hoặc thực hiện một việc hoàn thiện. Mặc dù trẻ luôn cảm thấy hứng thú với mọi thứ xung quanh nhưng lại không duy trì lâu vì nhanh chán. Những trẻ mắc bệnh lý này thường thiếu kiên nhẫn, bị phân tâm, hay bỏ dở những việc đang làm.

Biểu hiện tăng động giảm chú ý này sẽ ảnh hưởng lớn đến việc học của trẻ, hạn chế khả năng tiếp thu kiến thức và những điều bổ ích xung quanh. Lý do là vì bé không tập trung vào bài giảng, không nhớ rõ nội dung mình đã học. Điều này cũng đồng nghĩa với việc sẽ không thể theo kịp bạn bè cùng trang lứa với mình.

Trẻ bị giảm khả năng tập trung khi mắc bệnh

Trẻ bị giảm khả năng tập trung nếu bị tăng động

Dễ nổi nóng

Một triệu chứng của trẻ tăng động thường gặp đó là dễ nổi nóng và tức giận vì không thể kiểm soát được cảm xúc. Khi gặp phải vấn đề không vừa ý trẻ sẽ gắt gỏng vô cớ, đánh nhau với bạn hoặc những người thân trong nhà, chống đối lại bố mẹ,...Điều này sẽ ảnh hưởng nặng đến tinh thần của trẻ nếu không được phát hiện và điều trị, khi trẻ bị xa lánh và cô lập sẽ làm bệnh tình ngày càng nặng hơn.

Luôn vội vàng

Luôn vội vàng và bất cẩn cũng là một biểu hiện của tăng động. Trẻ luôn vội vàng, hấp tấp và không quan tâm đến hậu quả của những việc mình làm. Trẻ không thể chờ đợi quá lâu, cảm thấy khó chịu nếu làm việc gì mãi không xong. Do đó chúng ta có thể thấy trẻ thường mắc lỗi khi làm bài kiểm tra dù đã được chỉ bảo kỹ lưỡng.

Trẻ tăng động luôn vội vàng và bất cẩn trong các hoạt động

Trẻ tăng động luôn vội vàng và bất cẩn trong các hoạt động

Rối loạn ngôn từ

Dấu hiệu bé tăng động tiếp theo đó là gặp các vấn đề về ngôn ngữ. Có thể trẻ gặp khó khăn trong việc sắp xếp và sử dụng câu từ, không thể dễ đạt một cách rõ ràng qua việc giao tiếp. Tình trạng này ngày càng xuất hiện nhiều ở trẻ mắc bệnh gây ra ảnh hưởng đến học tập, giao tiếp và phát triển về mặt tinh thần.

Ảnh hưởng của bệnh tăng động

Hội chứng tăng động giảm chú ý nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến tương lai của trẻ. Việc hiếu động quá mức, kém tập trung sẽ dẫn đến trẻ bị phân tâm, không đạt được kết quả học tập tốt. Đặc biệt đối với những môn học đòi hỏi sự tính toán và tư duy tập trung thì trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn.

Trẻ tăng động có xu hướng bạo lực do dễ nóng giận, thường xuyên đánh bạn, chống đối bố mẹ và giáo viên. Từ đó thường xuyên rơi vào tình trạng trầm cảm, sức khỏe yếu, tinh thần bị sa sút,... Nếu như không được can thiệp sớm và điều trị dứt điểm, sau khi lớn lên dễ sa vào các tệ nạn xã hội, trộm cắp, lạm dụng rượu bia,...

Nếu không kiểm soát tốt hành vi của trẻ bị tăng động giảm chú ý sẽ dẫn tới những hậu quả đáng tiếc. Vì vậy bố mẹ và các bậc phụ huynh hãy dành nhiều thời gian quan tâm đến trẻ, tập cho con những thói quen tốt. Khi nhận thấy những biểu hiện trẻ bị tăng động hãy cho con đi khám ngay để phát hiện bệnh và can thiệp kịp thời.

Tăng động sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và việc học tập của trẻ

Tăng động sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và việc học tập của trẻ

Bệnh tăng động có chữa được không?

Nếu trẻ bị tăng động do nguyên nhân từ môi trường sống hoặc do tâm lý, khi được can thiệp sớm và đúng phương pháp thì hoàn toàn thể chữa khỏi. Tuy nhiên với những trẻ bị bệnh do di truyền thì khó thể chữa trị dứt điểm được. Những bố mẹ cũng đừng quá lo lắng bởi vì tăng động ở trẻ có thể kiểm soát và hạn chế với các phương pháp giáo dục hợp lý.

Khi bố mẹ nghi ngờ con bị rối loạn tăng động hãy đưa con đến cơ sở y tế có chuyên môn để thăm khám. Các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và phương pháp điều trị phù hợp đối với tình trạng của trẻ. Hiện nay có 2 phương pháp chính để điều trị bệnh đó là cải thiện hành vi và sử dụng thuốc đặc trị. Phát hiện càng sớm thì cơ hội chữa khỏi bệnh càng cao, vì vậy phụ huynh cần quan tâm và chú ý đến sự phát triển của con em mình.

Cần làm gì đối với trẻ bị tăng động?

Để điều trị tăng động hiệu quả, ngoài việc sử dụng thuốc cũng cần kết hợp với liệu pháp tâm lý. Đầu tiên cần giáo dục hành vi cho trẻ để cải thiện tình trạng giảm chú ý. Bố mẹ hãy trao đổi với thầy cô trên trường để giúp đỡ con trong các hoạt động, để tránh sự phân tâm nên cho con ngồi học ở bàn đầu tiên.

Cách dạy trẻ tăng động sao cho đúng? Không nên chê bai hoặc quát mắng nặng lời với trẻ, nhất là khi có người khác ở đó. Lý do là vì trẻ mắc bệnh này có lòng tự trọng cao. Vì vậy cần nhẹ nhàng với con, đưa ra lời khuyên nhẹ nhàng và điều chỉnh hành vi của con dần dần. Không nên hứa hẹn với trẻ khi không biết mình có làm được không, đừng để trẻ thất vọng và chán nản khi người lớn không thực hiện lời hứa.

Cần khuyến khích trẻ tự kỷ tăng động tham gia các hoạt động tập thể với bạn bè, chơi thể thao, bóng đá, hoạt động nhóm,...Điều này sẽ giúp tăng tính kỷ luật, gắn kết với mọi người và tăng khả năng tập trung cho trẻ. Khi giao tiếp với trẻ không nên dùng những ngôn ngữ phức tạp, hãy nói dễ hiệu để con nhớ được lâu. Đặc biệt bố mẹ hãy rèn luyện cho con thói quen sống kỷ luật, đúng giờ giấc trong sinh hoạt hàng ngày.

Bố mẹ cần giáo dục hành vi đúng cách khi con bị tăng động

Bố mẹ cần giáo dục hành vi đúng cách khi con bị tăng động

Sự khác nhau giữa tăng động và hiếu động

Những trẻ hiếu động bình thường sẽ ở độ tuổi mới biết đi, chỉ nghịch ngợm trong nhà giống như những đứa trẻ khác. Nhưng khi ra ngoài gặp người lạ sẽ nhút nhát, có thể ngồi yên một chỗ và có cảm xúc ổn định, biết nghe lời người lớn. Khi được nhắc nhở sẽ ghi nhớ và không lặp lại những lỗi mắc phải, không chen ngang vào câu chuyện của mọi người. Ngôn ngữ phát triển bình thường theo từng giai đoạn của độ tuổi.

Rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ thường rơi vào độ tuổi từ 8 đến 11 tuổi, trẻ luôn hiếu động mọi lúc mọi nơi và không thể ngồi yên một chỗ được. Bé không nghe lời người lớn, không chú ý đến những gì người khác nói, đặc biệt nói rất nhiều và nói liên tục. Bé không thể kiểm soát được cảm xúc của mình, thường xuyên tức giận và gặp vấn đề trong truyền đạt lời nói.

Nên động viên trẻ tham gia các hoạt động tập thể để phát triển tinh thần

Nên động viên trẻ tham gia các hoạt động tập thể để phát triển tinh thần

Thăm khám và điều trị tăng động ở đâu uy tín?

Tăng động gây ảnh hưởng lớn đến tinh thần, học tập và sự phát triển trong tương lai của trẻ. Vì vậy khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường bố mẹ hãy đưa con tới bệnh viện uy tín để được thăm khám và điều trị chính xác. Bệnh viện Đa Khoa Phương Đông là đơn vị được rất nhiều bậc phụ huynh tin tưởng trong việc điều trị bệnh lý liên quan đến trẻ.

Bệnh viện đang hợp tác với rất nhiều chuyên gia và giáo sư của các bệnh viện tuyến đầu cả nước để chẩn đoán, điều trị rối loạn phát triển ở trẻ. Tại đây có đội ngũ y bác sĩ giỏi cùng trang thiết bị hiện đại để đưa ra liệu pháp tâm lý chuyên sâu. Từ đó có thể phát hiện sớm bệnh tăng động ở trẻ và đưa ra phương pháp điều trị chính xác, hiệu quả.

Bệnh viện Phương Đông là địa chỉ tin cậy để điều trị bệnh lý của trẻ

Bệnh viện Phương Đông là địa chỉ tin cậy để điều trị bệnh lý liên quan đến trẻ

Bài viết đã chia sẻ toàn bộ thông tin chi tiết về tăng động, một bệnh lý thường gặp ở trẻ. Mong rằng các bậc phụ huynh đã có những thông tin hữu ích để đồng hành cùng sự phát triển của con. Khi gặp các vấn đề liên quan đến sức khỏe của trẻ, hãy liên hệ đến hotline 1900 1806 của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để đặt lịch khám ngay nhé!

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

2,597

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám