Trầm cảm ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và điều cha mẹ cần làm

Dương Minh Ngọc

08-10-2022

goole news
16

Trầm cảm ở trẻ em là một triệu chứng của rối loạn tâm trạng. Nó gây ra cho trẻ cảm giác buồn bã, mất hứng thú dai dẳng. Trầm cảm ảnh hưởng đến cách trẻ cảm nhận, suy nghĩ và cư xử. Nó có thể dẫn đến những vấn đề cả về thể chất và tinh thần. Điều đó gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ nếu không được phát hiện cũng như điều trị kịp thời.

Trầm cảm ở trẻ em là gì?

Trầm cảm trẻ em là một trong những rối loạn tâm lý ở trẻ em, nên nó cần được quan tâm hàng đầu.

Mỗi đứa trẻ sẽ có những biểu hiện khác nhau của bệnh trầm cảm ở tuổi thơ. Một số trẻ có thể có cuộc sống bình thường, nhưng hầu hết những trẻ bị trầm cảm đều trải qua những thay đổi về mặt xã hội, mất hứng thú ở trường, điểm kém hoặc thay đổi về ngoại hình. Trẻ em trên 12 tuổi có thể tập uống rượu, hút thuốc lá hoặc dùng ma túy nếu bị ảnh hưởng tâm lý bị trầm cảm.

Mặc dù hiếm gặp ở trẻ em dưới 12 tuổi, nhưng trẻ em trầm cảm vẫn có khả năng tự tử. Đặc biệt khi trẻ khó chịu hoặc tức giận thì khả năng này càng cao. Trẻ em gái có nhiều khả năng nghĩ đến việc tự tử, trong khi trẻ em trai có nhiều khả năng hành động tự sát hơn. Trẻ em sống trong nhà bạo lực, sử dụng ma túy, bị lạm dụng tình dục, có nguy cơ tự tử cao khi xuất hiện các dấu hiệu trầm cảm.

Lứa tuổi trẻ em dễ bị trầm cảm do bị ảnh hưởng tâm lý nhiềuLứa tuổi trẻ em dễ bị trầm cảm do bị ảnh hưởng tâm lý nhiều

Dấu hiệu nhận biết trầm cảm ở trẻ em

Một vài dấu hiệu trầm cảm ở trẻ em bạn nên lưu ý nếu như xuất hiện ở trẻ:

Rối loạn trầm cảm chủ yếu 

Loại trầm cảm này không chỉ gặp ở trẻ em, mà tình trạng này có thể xuất hiện với bất kỳ ai. Đặc biệt là những em đang bước qua tuổi dậy thì. Các triệu chứng của bệnh này thường sẽ kéo dài ít nhất là 2 tuần. Trầm cảm ở trẻ em sẽ bắt đầu có các biểu hiện như

  •  Gây ra chứng khó ngủ, mất ngủ, ngủ không ngon. 
  •  Khó tập trung, khó đưa ra lựa chọn. 
  •  Cơ thể mệt mỏi, không còn nhiều năng lượng để hoạt động. 
  •  Luôn cảm thấy buồn chán. 
  •  Mất hứng thú với các hoạt động trước đây ưa thích. 
  •  Cảm thấy bị ghét bỏ, bị bỏ rơi. 
  •  Nghĩ về cái chết.

Rối loạn tâm trạng hỗn hợp

Nói chung, trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 10 sẽ có nhiều khả năng phát triển chứng rối loạn tâm trạng hỗn hợp. Hiện tượng này có thể xuất phát từ sự bất mãn, trẻ bị áp đặt trong thời gian dài. Nó gây ra sự phản kháng trong suy nghĩ và hành vi ở trẻ em. Trẻ mắc bệnh này sẽ khá hiếu động, trẻ có xu hướng chống lại mọi thứ.

Các triệu chứng này có thể xuất hiện khoảng 3 lần/tuần. Các biểu hiện của trẻ đều ở mức độ không hợp lý, không phù hợp với hoàn cảnh. Ngoài ra, trẻ cũng sẽ dễ nổi nóng, cáu giận vô cớ.

Trẻ em cáu giận vô cơ là dấu hiệu của rối loạn tâm trạng hỗn hợpTrẻ em cáu giận vô cơ là dấu hiệu của rối loạn tâm trạng hỗn hợp

Rối loạn sắc khí

Rối loạn khí sắc ở trẻ em thường ít phổ biến hơn các loại trầm cảm ở trẻ em khác. Thời gian mắc bệnh này có thể lên đến 5 năm. Người bệnh sẽ thường xuyên gặp phải các triệu chứng như: ù tai, đau đầu, mất ngủ, chán ăn, ăn không ngon, thường xuyên suy nhược, mệt mỏi, không thể tập trung vào một việc. Tâm trạng luôn buồn bã, chán nản, trầm cảm, u uất.

Trẻ em bị trầm cảm là do đâu?

Giống như trầm cảm ở người lớn, trầm cảm ở trẻ em có thể do sự kết hợp của các yếu tố liên quan đến sức khỏe về thể chất. Các sự kiện xuất hiện trong cuộc sống, tiền sử gia đình, môi trường, gen nhạy cảm và rối loạn sinh học cũng ảnh hưởng đến trẻ em. Trong đó, hai nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh trầm cảm trẻ em là: áp lực của trường lớp và hoàn cảnh gia đình.

  • Bạo lực học đường: Hiện nay, tình trạng bạo lực học đường vẫn chưa được kiểm soát triệt để. Nhiều em rơi vào tình trạng hoang mang, lo sợ và trầm cảm vì bị bắt nạt khi đến trường. Ngoài ra, việc các bậc phụ huynh chủ quan, không để ý đến con em mình, cũng sẽ khiến tình trạng này trở nên trầm trọng hơn. 
  • Áp lực học đường: Trẻ chịu nhiều áp lực học đường bị bố mẹ đặt quá cao và chịu ảnh hưởng từ trường học sẽ khiến trẻ dễ bị trầm cảm. Thông thường, các bậc cha mẹ luôn muốn con mình học tốt. Vì vậy, họ dành toàn bộ thời gian của con mình cho việc học. Điều này khiến trẻ gặp rất nhiều áp lực. Đồng thời trẻ sẽ tự ti, xấu hổ và sợ mình không đạt được mục tiêu đề ra.

Áp lực thành tích đè nặng lên tâm lý trẻÁp lực thành tích đè nặng lên tâm lý trẻ

  • Ảnh hưởng đến từ hạnh phúc gia đình: Gia đình có vai trò quan trọng đối với sự phát triển và tâm lý của trẻ nhỏ. Bệnh trầm cảm ở trẻ có thể xuất phát từ gia đình không hạnh phúc. Cha mẹ thường xuyên cãi vã, khiến trẻ bị tổn thương nhiều về tâm lý.
  • Bị áp đặt: Khi trẻ không được tự do phát triển, chịu nhiều áp lực từ cha mẹ về học tập, vui chơi và bạn bè, cũng ảnh hưởng đến tâm lý, hành vi của trẻ. Khi tình trạng này kéo dài, sẽ gây trở ngại không nhỏ cho sự phát triển của bé và các mối quan hệ xung quanh.  
  • Thay đổi môi trường sống: Nếu trẻ nhỏ thường xuyên thay đổi môi trường sống, sẽ khiến trẻ khó thích nghi tốt. Từ đó nó ảnh hưởng đến tình bạn, học tập, tâm lý của trẻ. 
  • Ảnh hưởng đến tâm lý: Những sang chấn nhất định, có thể ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ nhỏ như: học hành sa sút, gia đình tan vỡ, bị xâm hại tình dục,… khiến trẻ có những suy nghĩ tiêu cực. Trẻ không muốn hòa đồng với mọi người. 
  • Di truyền: Nhiều nghiên cứu được thực hiện bởi các chuyên gia tại Hoa Kỳ, ADN cũng là một yếu tố có thể gây ra trầm cảm. Hiện nay, hơn 40% trường hợp trầm cảm ở lứa tuổi trẻ em xuất phát từ ADN, chủ yếu ở trẻ trong độ tuổi từ 1 đến 6 tuổi.

Trầm cảm ở trẻ em có nguy hiểm không?

Trầm cảm ở trẻ em có thể dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng:

  • Rối loạn giấc ngủ: Hầu hết các trường hợp trầm cảm khi vẫn là trẻ em đều kèm theo triệu chứng mất ngủ. Trẻ không thể ngủ ngon giấc hoặc hay giật mình và quấy khóc liên tục về đêm. Khi tình trạng này kéo dài khoảng 2 tuần trở lên, cha mẹ nên nhanh chóng đưa bé đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa nhi uy tín nhất. 
  • Thay đổi thói quen ăn uống hoặc bú mẹ: Đối với trẻ dưới 2 tuổi, thói quen bú mẹ sẽ bị đảo ngược. Còn trẻ từ 3 tuổi trở lên sẽ biếng ăn, bỏ ăn hoặc ngược lại và không kiểm soát được. 
  • Nhận thức chậm phát triển: Những giai đoạn trầm cảm ở trẻ sẽ dẫn đến sự chậm phát triển về nhận thức so với các bạn cùng trang lứa. Thông thường trẻ sẽ chậm nói, chậm đi, chậm đứng,… 
  • Mất tập trung, trí nhớ kém: Thông thường, trẻ sẽ có khả năng ghi nhớ và tiếp thu tốt các chi tiết, sự kiện xảy ra xung quanh. Tuy nhiên, khi trẻ bị trầm cảm, khả năng này sẽ bị suy giảm. Trẻ gặp vấn đề về trí nhớ, quên nhiệm vụ. Khó chú ý hoặc khó tập trung vào một hoạt động trong thời gian dài. 

Trẻ bị trầm cảm có xu hướng thu mình và ngại giao tiếpTrẻ bị trầm cảm có xu hướng thu mình và ngại giao tiếp

  • Ngại giao tiếp: Hầu hết bệnh trầm cảm ở trẻ em đều có xu hướng muốn sống khép kín. Trẻ ngại giao tiếp và tiếp xúc với mọi người xung quanh, không muốn chia sẻ, tâm sự với ai. 
  • Bất thường về tâm lý: Khi bị trầm cảm trẻ thường có tâm trạng u uất, suy nghĩ tiêu cực luôn xuất hiện. Cảm thấy lo lắng, thường xuyên tức giận, bồn chồn mà không rõ nguyên nhân cụ thể.

Cách điều trị trầm cảm ở trẻ em

 

Trẻ em khi có biểu hiện trầm cảm cha mẹ cần đồng hành cùng con vượt quaTrẻ em khi có biểu hiện trầm cảm cha mẹ cần đồng hành cùng con vượt qua

Một số phương pháp điều trị khi trẻ em có những dấu hiệu của trầm cảm, mà các bậc phụ huynh cần đặc biệt quan tâm:

  • Cha mẹ hãy thường xuyên tâm sự, chia sẻ, lắng nghe con nhiều hơn. 
  • Đối với trẻ em không nên tạo áp lực quá lớn trong sinh hoạt, học tập, các mối quan hệ khiến bản thân trẻ cảm thấy khó chịu. 
  • Phụ huynh nên xây dựng cho trẻ một chế độ dinh dưỡng ăn uống khoa học, lành mạnh. Hỗ trợ cung cấp các thực phẩm dinh dưỡng, vitamin để bé phát triển tốt hơn. 
  • Trẻ em cần rèn luyện một lối sống tốt nhất, ngủ đúng giờ. Bạn cần cho bé tham gia các hoạt động vui chơi lành mạnh thường xuyên để giúp bé thoải mái hơn. 
  • Trẻ cần được khuyến khích để bé tự do phát triển và vui chơi. Hơn nữa, cha mẹ cũng nên tham gia vào các hoạt động mà con họ yêu thích. Ví dụ như đọc sách, xem phim, ca hát,...
  • Phụ huynh cần phối hợp với nhà trường để có thể tìm hiểu thêm về các hoạt động của trẻ. Đồng thời quan tâm hơn đến mối quan hệ, phòng chống bạo lực học đường.

Đối với những trường hợp bệnh trầm cảm ở trẻ em biểu hiện nghiêm trọng hơn. Trẻ cần đến sự hỗ trợ của các bác sĩ, chuyên gia tâm lý, để các triệu chứng trầm cảm được cải thiện nhanh chóng. Hiện nay, các nhà y học đầu ngành về tâm lý đều đang đẩy mạnh việc điều trị bệnh trầm cảm khi còn trẻ em thông qua liệu pháp tâm lý. Vì đây là phương pháp điều trị an toàn, không cần dùng thuốc, không gây tác dụng phụ ở trẻ và có thể hướng dẫn trẻ tốt hơn.

Trẻ đến khám tâm lý ở Bệnh viện Đa khoa Phương ĐôngTrẻ đến khám tâm lý ở Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Trẻ em là lứa tuổi nhạy cảm vì thế gia đình nên đặc biệt quan tâm chú ý đến sức khỏe con mình. Phụ huynh cần theo dõi sự phát triển về mặt tâm, sinh, lý của con, đặc biệt nên tạo cho trẻ một tâm lý thoải mái vui vẻ. Thông qua những thông tin Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đã cung cấp, phụ huynh cần tránh gây ra những áp lực, những chuyện xấu xảy ra với con mình để trẻ không bị mắc trầm cảm. Nếu phụ huynh có thắc mắc cần hỗ trợ giải đáp hoặc đặt lịch khám cho con, vui lòng liên hệ 19001806.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

1,684

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

GS.TS. Bác sĩ

LÊ VĂN THÍNH

Khoa Khám Bệnh

GS.TS. Bác sĩ

LÊ VĂN THÍNH

Khoa Khám Bệnh
19001806 Đặt lịch khám