Định nghĩa tăng huyết áp tâm thu đơn độc là gì?
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc là biểu hiện bệnh huyết áp bất thường. Nguy hiểm hơn hết là triệu chứng bệnh có liên quan trực tiếp đến các biến cố tim mạch như bệnh mạch vành, đột quỵ, suy tim. Điều này làm tăng nguy cơ tử vong mà người bệnh không hề chú ý đến.
Chính sự nguy hiểm này, mà mục tiêu điều trị hướng đến nhằm duy trì huyết áp mục tiêu (chỉ số huyết áp dưới 140/90mmHg hoặc thấp hơn nữa; với người có nguy cơ hoặc tiền sử bệnh tim mạch thì cần duy trì dưới 130/80mmHg). Kết hợp theo dõi điều trị làm giảm tối đa các nguy cơ biến chứng khác trên tim mạch. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, đầu tiên cùng Bệnh viện đa khoa Phương Đông tìm hiểu khái niệm về huyết áp tâm thu và tâm trương liên quan đến tim mạch.
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc ảnh hưởng đến van tim và mạch máu
Khái niệm huyết áp tâm thu
Đây là trị số huyết áp đo được khi tim co bóp và bơm máu vào cho hệ tuần hoàn. Huyết áp này thường là đại diện cho áp lực lớn nhất của máu lên thành mạch. Khái niệm y khoa mà các bác sĩ hay dùng để giải thích cho bạn là “huyết áp tối đa”. Huyết áp tâm trương hiểu là áp lực của máu lên thành mạch khi tim nghỉ ngơi. Định nghĩa này còn gọi là huyết áp tối thiểu. Những chỉ số này sẽ được giải thích cụ thể khi bác sĩ chuyên khoa điều trị cho bạn.
Bệnh lý tăng huyết áp tâm thu đơn độc nguy hiểm
Khi đo huyết áp của một người bình thường, thì chỉ số huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg. Trường hợp bệnh nhân được xác định là cao huyết áp khi chỉ số vượt ngoài mức này. Trong đó huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên và huyết áp tâm trương từ 90mmHg.
Theo các nghiên cứu của hội Tim mạch, tăng huyết áp tâm thu đơn độc được chẩn đoán khi mà trị số huyết áp tâm thu ≥140 mmHg nhưng huyết áp tâm trương vẫn < 90 mmHg. Chính điều này khiến tỷ lệ bệnh gây tử vong cao. Đặc biệt là bệnh lý mạch máu não, tim mạch tăng cao và có diễn biến bệnh bất ngờ. Tình trạng này cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành tới 34%. Tỷ lệ bệnh mạch máu não là 33% và suy tim là 26%.
Vì vậy cần khám sức khỏe tổng quát để phát hiện bệnh sớm. Kết hợp điều trị đúng cách để bảo vệ sức khỏe của bạn.
Tăng huyết áp gây biến chứng nghiêm trọng và suy tim
Triệu chứng tăng huyết áp tâm thu đơn độc là gì
Hầu hết tình trạng tăng huyết áp thường không gây ra triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu. Nhiều người có thể sống với tăng huyết áp cao trong một khoảng thời gian dài mà không biết vì họ không có triệu chứng nào. Mặc khác những triệu chứng quá nhẹ khiến người bệnh không để ý hoặc dễ bị bỏ qua.
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc cũng xuất hiện các triệu chứng như: đau đầu, đặc biệt đau phía sau đầu; choáng và căng thẳng mệt mỏi bất ngờ trong lúc làm việc bình thường. Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ được chẩn đoán bị thiếu máu não, bị chói khi thay đổi tư thế đột ngột và đau mỏi mắt, hoa mắt khi sinh hoạt. Khi huyết áp tăng cao, một vài biểu hiện cảnh báo sự nguy hiểm như sau: mệt mỏi và nôn ói nhiều; tức ngực hay thậm chí là khó thở…
Tăng huyết áp có thể gây ra các vấn đề sức khỏe, biểu hiện nghiêm trọng như tai biến mạch máu não, tim mạch, và bệnh thận. Điều quan trọng là đo áp huyết định kỳ và tham khảo ý kiến của bác sĩ để theo dõi và kiểm soát áp huyết, đặc biệt là nếu bạn có các yếu tố nguy cơ cho tăng huyết áp.
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc do những nguyên nhân nào
Đối với người cao tuổi, tăng huyết áp tâm thu đơn độc làm hệ thống động mạch giảm tính đàn hồi và thường thấy ở người cao tuổi. Khi tiến trình lắng đọng collagen và canxi lên thành động mạch đã diễn ra trong thời gian dài. Ngoài ra, chế độ ăn uống sinh hoạt trong thời gian dài thiếu lành mạnh cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở người trẻ. Thành mạch trở nên cứng hơn và gia tăng áp lực xung và tốc độ sóng xung của dòng máu. Các nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp tâm thu đơn độc là trường hợp ăn nhiều muối, gia vị, chất béo và thực phẩm chiên rán chế biến sẵn. Ngoài ra, thói quen hút thuốc, uống rượu bia, có các bệnh lý đi kèm khác như: Đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, béo phì… cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Trong nhiều trường hợp khác, huyết áp tâm thu đơn độc có thể tăng thứ phát do người bệnh mắc các bệnh nội tiết khác như:
- Bị cường tuyến giáp
- Bệnh thận cấp như viêm cầu thận, thận ứ nước, suy thận, thận ứ nước, thận đa nang, hẹp động mạch thận
- Hẹp eo động mạch chủ
- Chứng ngưng thở khi ngủ
Việc tăng huyết áp còn gây ra bởi việc sử dụng các loại thuốc như: Kháng viêm non- steroid, tránh thai, corticoid. Trường hợp bị cảm cúm, viêm mũi có sử dụng hoạt chất giống giao cảm gây co mạch trong thuốc nhỏ mũi cũng làm tăng nguy cơ cao huyết áp.
Béo phì hoặc rối loạn mỡ máu làm tăng nguy cơ huyết áp cao
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc nguy hiểm không
Tâm thu là áp lực máu đối với thành mạch khi tim nghỉ ngơi giữa hai chu kỳ nhịp tim. Như đã nêu ở trên, tăng huyết áp tâm thu đơn độc có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe. Nguy hiểm hơn cả là chứng xơ cứng động mạch, tổn thương mạch máu, hoặc vấn đề về van tim. Nếu tâm thu tăng mà không có áp lực tâm trương tăng theo, cơ thể vẫn phải đối mặt với áp lực máu tăng, điều này có thể gây ra các vấn đề như:
- Căng thẳng tim: Mặc dù áp lực tâm trương không tăng, tim vẫn phải làm việc mạnh hơn để đẩy máu qua mạch máu cứng động hơn. Nếu áp lực máu tăng, có khả năng tăng nguy cơ mắc bệnh tim và các vấn đề tim mạch khác.
- Gây tổn thương mạch máu: Áp lực máu tăng có thể gây tổn thương các mạch máu và cấu trúc của chúng, đặc biệt là mạch máu nhỏ.
Ngoài ra, khi áp lực máu quá lớn tác động lên thành. Đây là nguyên nhân dẫn đến xơ vữa động mạch, làm tắc hẹp máu nuôi đến các cơ quan chức năng. Đây là trường hợp nguy hiểm dẫn đến tình trạng nhồi máu cơ tim, nhồi máu não.
Những cách điều trị tăng huyết áp tâm thu đơn độc
Cách điều trị tăng huyết áp tâm thu đơn độc không khác gì các phương pháp điều trị tăng huyết áp thông thường. Bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc hàng ngày và thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh. Dưới đây là các thông tin điều trị mà Bệnh viện đa khoa Phương Đông chia sẻ cùng bạn
Điều trị huyết áp bằng thuốc
Tùy thuộc vào mức độ cao huyết áp, các nguy cơ biến chứng mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị thích hợp. Ngoài ra, khi đến khám tổng quát, bệnh nhân sẽ được kiểm tra các nguy cơ có vị tổn thương các cơ quan hay không. Sau đó, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kiểm soát huyết áp phù hợp tình trạng bệnh.
Trong các thuốc để hạ huyết áp theo chỉ định điều trị cho tăng huyết áp tâm thu đơn độc, bác sĩ thường ưu tiên kê toa thuốc lợi tiểu giống thiazide và thuốc chặn canxi.
Những loại thuốc kèm theo có thể là thuốc ức chế men chuyển hoặc thuốc ức chế thụ thể AT1 của angiotensin II. Đa số bệnh nhân cần phối hợp hai hoặc nhiều loại thuốc trong quá trình điều trị lâu dài.
Tuy nhiên, điều quan trọng là không can thiệp cho huyết áp tâm trương giảm xuống quá thấp. Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc nhằm duy trì một mức độ vừa đủ ngưỡng chịu của cơ thể vì nếu quá thấp sẽ gây biến chứng nguy hiểm khác. Bệnh nhân cần tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ thường theo lịch hàng tháng để kiểm tra mức độ đáp ứng thuốc. Và, dùng thuốc mỗi ngày điều độ để cân bằng huyết áp.
Thay đổi ăn uống và sinh hoạt
Sự thay đổi cách ăn uống sinh hoạt là vô cùng quan trọng trong điều trị huyết áp cao. Người bệnh được khuyến khích ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ và chất chồng oxi hóa như táo, khổ qua, cần tây, gạo lứt,... và cũng hạn chế tinh bột.
- Nên ăn cả trái để tăng cường chất xơ thay vì chỉ ép nước uống.
- Nên ăn các loại thực phẩm nhiều acid béo giàu Omega 3 như cá hồi, cá thu…
- Không ăn mỡ và nội tạng động vật quá nhiều. Nên ăn nhạt, hạn chế ăn muối ở mức tối đa. Hạn chế tối đa nước chấm mắm mặn, các loại mắm, cá khô ướp muối…
- Bỏ thuốc lá, hạn chế các loại đồ uống có cồn và các loại nước có gas khác.
- Người bệnh nên dành ít nhất 30 phút để tập thể dục mỗi ngày. Không để tăng cân quá cao hoặc quá nhanh ở một thời điểm. Nên giữ cân nặng hợp lý và giảm cân khi bạn thuộc tuýp người thừa cân béo phì.
- Sinh hoạt lành mạnh, ngủ đủ và đúng giờ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ chống oxy hóa đa dạng
Cách phòng tránh tăng huyết áp tâm thu đơn độc
Phòng tránh bệnh cao huyết áp là một phần quan trọng của việc duy trì sức khỏe toàn diện. Dưới đây là một số cách bạn có thể áp dụng để giảm rủi ro cao huyết áp hoặc giúp kiểm soát áp lực máu:
- Duy trì trọng lượng lý tưởng: Duy trì cân nặng lành mạnh là một trong những yếu tố quan trọng nhất để kiểm soát huyết áp. Tăng cường hoạt động thể chất và duy trì chế độ ăn uống cân đối có thể giúp bạn duy trì cân nặng lý tưởng.
- Tăng cường hoạt động thể chất: Vận động đều đặn ít nhất 150 phút mỗi tuần có thể giúp kiểm soát huyết áp và cải thiện sức khỏe tim mạch. Đi bộ nhanh, chạy, đạp xe đều là những hoạt động tốt.
- Giảm lượng muối: Hạn chế lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày có thể giảm rủi ro cao huyết áp. Thay thế muối bằng các loại gia vị tự nhiên hữu cơ để cải thiện hương vị món ăn và tốt cho sức khỏe.
- Giảm stress: Stress có thể tăng áp lực máu tạm thời và có thể ảnh hưởng đến lâu dài. Học kỹ thuật giảm stress như thiền, yoga, hoặc các hoạt động giải trí có thể giúp giảm căng thẳng.
- Hạn chế uống cồn và caffeine: Uống cồn có thể ảnh hưởng đến áp lực máu. Nếu uống, hãy làm điều này một cách nhẹ nhàng và theo mức độ an toàn. Sử dụng các chất Caffeine nồng độ cao có thể tăng áp lực máu. Hạn chế hoặc tránh sử dụng quá mức.
- Điều trị các tình trạng liên quan: Điều trị các tình trạng bệnh nền khác như tiểu đường, tăng cholesterol có thể giúp kiểm soát huyết áp.
- Kiểm tra huyết áp định kỳ: Định kỳ đo huyết áp và thăm bác sĩ theo lịch trình của họ có thể giúp phát hiện sớm và kiểm soát bệnh cao huyết áp.
Lưu ý rằng nếu bạn có nguy cơ cao về huyết áp (trường hợp thừa cân hoặc gia đình có người tiền sử bệnh này). Bạn nên thảo luận với bác sĩ để có lời khuyên cụ thể và lên kế hoạch quản lý sức khỏe cá nhân.
Lời kết
Bài viết trên đã cung cấp phần nào các thông tin về tăng huyết áp tâm thu đơn độc. Đây là một bệnh nguy hiểm và có biến chứng dẫn đến tử vong cao. Phòng tránh cao huyết áp đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ sức khỏe tim mạch và tổng thể của cơ thể. Tăng huyết áp có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như tai biến mạch máu não, tim mạch, và bệnh thận. Điều quan trọng là đo áp huyết định kỳ và tham khảo ý kiến của bác sĩ để theo dõi và kiểm soát huyết áp nếu bạn thuộc đối tượng nguy cơ cao.
Nếu quý khách hàng có các thắc nào khác thì đừng ngần ngại để lại thông tin tại phần hoặc bấm máy gọi tới Hotline 1900 1806 của Bệnh viện Phương Đông.