Giải đáp thắc mắc: Thai lưu bao lâu thì có kinh lại?

Phan Thị Hoàn

17-06-2024

goole news
16

Thai lưu bao lâu thì có kinh lại? Thời gian mà kinh nguyệt trở lại sau thai lưu thường khác nhau tùy theo cơ địa của từng người. Thông thường, điều này có thể diễn ra trong khoảng 1 - 2 tháng sau khi thai chết lưu, tuy nhiên đối với một số phụ nữ, thời gian này có thể sớm hoặc muộn hơn.

Thai lưu là gì?

Thai lưu, hay thai chết lưu, xảy ra khi thai nhi ngừng phát triển sau tuần thứ 20 của thai kỳ nhưng trước khi người mẹ bắt đầu chuyển dạ. Thai chết lưu thường được phân loại dựa trên số tuần tuổi của thai nhi:

Thai lưu sớm từ 20 tuần  - 27 tuần

  • Ở giai đoạn này thuộc cuối tam cá nguyệt thứ hai và đầu tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ. Thai chết lưu trong khoảng thời gian này được gọi là thai chết lưu sớm.
  • Nếu thai nhi ngừng phát triển trong khoảng thời gian từ tuần 20 đến tuần 27, hiện tượng này được gọi là thai chết lưu sớm. 
  • Điều này thường xảy ra trước khi thai nhi đạt đến mức độ phát triển cần thiết để sống sót ngoài tử cung.

Thai chết lưu muộn từ 28 - 36 tuần

  • Nếu thai nhi ngừng phát triển trong khoảng từ tuần 28 đến tuần 36, tình trạng này được gọi là thai chết lưu muộn.
  • Giai đoạn này thuộc phần cuối của tam cá nguyệt thứ hai và đầu tam cá nguyệt thứ ba, khi thai nhi đã đạt đến mức độ phát triển khá hoàn chỉnh và có khả năng sống sót cao hơn nếu được sinh ra.

Thai chết lưu đủ tháng sau sau 37 tuần

  • Nếu như thai nhi ngừng phát triển sau tuần thứ 37, tình trạng này được coi là thai chết lưu đủ tháng.
  • Đây là giai đoạn mà thai nhi được coi là đã đủ tháng và sẵn sàng cho việc sinh nở. 
  • Thai chết lưu ở giai đoạn này rất hiếm nhưng có thể xảy ra và thường là do các biến chứng bất ngờ hoặc các vấn đề về sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi.

Sau thai lưu bao lâu thì có kinh?

Sau thai lưu bao lâu thì có kinh?

Nguyên nhân dẫn đến lưu thai?

Thai lưu bao lâu thì có kinh lại? Để tìm hiểu thông tin này thì chị em cần hiểu rõ nguyên nhân vì sao dẫn đến việc lưu thai. Dưới đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến lưu thai thường gặp phải. Chị em cần lưu ý nhé. 

Ở sản phụ

  • Mẹ mắc các bệnh mạn tính như viêm thận, suy gan, thiếu máu, bệnh tim, cao huyết áp…
  • Mắc các bệnh lý nội tiết như tiểu đường, suy giáp, thiểu năng hoặc cường tuyến thượng thận…
  • Thai chết lưu thường xảy ra ở phụ nữ bị nhiễm độc, nhiễm ký sinh trùng gây sốt rét, hoặc mắc các bệnh như giang mai, bị cúm, quai bị, viêm gan, sởi và các bệnh truyền nhiễm khác. 
  • Mẹ bầu thường xuyên phải lao động nặng và có chế độ dinh dưỡng kém.
  • Người mẹ tiếp xúc với các chất độc hại trong môi trường như thuốc trừ sâu, carbon monoxide và các chất gây ô nhiễm khác.
  • Thai phụ hoặc gia đình có tiền sử các vấn đề về đông máu như huyết khối, viêm tĩnh mạch huyết khối hoặc thuyên tắc phổi. 
  • Những phụ nữ từng có tiền sử thai lưu, lạm dụng rượu hoặc ma túy, hút thuốc lá, béo phì, hoặc ở độ tuổi dưới 15 hoặc trên 35 cũng có nguy cơ cao.

Thai chết lưu bao lâu có kinh lại?

Thai chết lưu bao lâu có kinh lại?

Ở thai nhi

  • Thai có thể gặp nguy cơ chết lưu do các dị tật bẩm sinh, như não úng thủy, phù thai rau, thai già tháng, hoặc mang thai đa thai khi các thai truyền máu cho nhau. Do đó, có trường hợp ở giai đoạn đầu của thai kỳ, siêu âm có thể phát hiện 2 thai nhưng ở giai đoạn sau chỉ còn lại 1 thai.
  • Rối loạn nhiễm sắc thể có thể gây thai chết lưu ở thai dưới 3 tháng tuổi. Các rối loạn này thường là do di truyền từ bố mẹ hoặc do đột biến gen trong quá trình tạo noãn, tạo tinh trùng, thụ tinh, và phát triển của phôi.
  • Thai có thể gặp nguy cơ chết lưu do sự bất đồng về nhóm máu Rh giữa mẹ và thai nhi.

Thai có thể gặp nguy cơ chết lưu do các dị tật bẩm sinh.

Thai có thể gặp nguy cơ chết lưu do các dị tật bẩm sinh.

Những triệu chứng lưu thai

Dưới đây là một số triệu chứng có thể là dấu hiệu của thai chết lưu, và việc nhận biết chúng kịp thời có thể giúp phản ứng đúng cách:

Chiều cao tử cung giảm

Mỗi lần khám thai định kỳ, Bác sĩ thường sẽ đo chiều cao của tử cung mẹ. Con số này thường tăng theo tuần thai. Tuy nhiên, nếu không có sự thay đổi hoặc nếu có sự giảm, đặc biệt là giảm đột ngột, cần phải kiểm tra thai ngay.

Không thấy thai máy

Từ tuần thứ 20 của thai kỳ trở đi, thai bắt đầu hoạt động và mẹ là người cảm nhận rõ nhất những cử động của thai nhi. Nếu một ngày nào đó mẹ không cảm nhận được thai nhi máy trong bụng, có thể thai đã chết lưu trong tử cung.

Giảm kích cỡ vòng 1

Việc ngực căng và tiết sữa thường xuyên xảy ra ở nhiều thai phụ. Nếu đột ngột không còn cảm giác này, có thể là dấu hiệu cần kiểm tra thai.

Chảy máu ở âm đạo

Chảy máu hoặc chảy dịch sẫm màu từ âm đạo, kèm theo cảm giác chán ăn, buồn nôn, chóng mặt, đau lưng, sốt cao, và mệt mỏi toàn thân…

Bị thai lưu bao lâu có kinh lại?

Bị thai lưu bao lâu có kinh lại?

Xem thêm:

Bị thai lưu bao lâu thì có kinh lại?

Sau khi trải qua thai lưu, niêm mạc tử cung và buồng trứng cần thời gian để phục hồi và trở lại hoạt động bình thường. Đồng thời, hệ thống nội tiết cũng cần thời gian để điều chỉnh hormone và đạt trạng thái cân bằng. Khi các cơ quan này đã sẵn sàng, một trong những dấu hiệu cho thấy là mẹ bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt mới.

Thai lưu bao lâu thì có kinh lại? Thời gian mà kinh nguyệt trở lại sau thai lưu thường khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Thông thường, điều này có thể xảy ra trong khoảng 1 - 2 tháng sau khi thai chết lưu, nhưng đối với một số phụ nữ, thời gian này có thể sớm hoặc muộn hơn.

Khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt mới, trứng của phụ nữ có khả năng thụ thai khi gặp tinh trùng trong điều kiện thuận lợi. Tuy nhiên, các chuyên gia Sản khoa khuyên rằng, không nên vội vàng có thai ngay tại thời điểm này. Thay vào đó, bạn nên chờ ít nhất từ 3 đến 6 chu kỳ kinh nguyệt trước khi bắt đầu mang thai lại. Lúc này, cơ thể của mẹ đã phục hồi hoàn toàn và sẵn sàng cho việc nuôi dưỡng thai nhi khỏe mạnh.

Bị thai lưu khi nào có kinh lại?

Bị thai lưu khi nào có kinh lại?

Mẹ cần làm gì khi thai lưu?

Sau lưu thai mẹ cần làm gì để lấy lại tinh thần và sức khỏe để chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh trong những lần mang thai tiếp theo. Ngoài thắc mắc thai lưu bao lâu thì có kinh lại? Mẹ cần lưu ý những điều dưới đây nhé.

Hồi phục sức khỏe

Sau khi phẫu thuật thai lưu, cần một khoảng thời gian nhất định để hồi phục, thường là từ 6 đến 8 tuần. Hãy cố gắng nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ để giảm thiểu thời gian này, nhanh chóng phục hồi sức khỏe và chuẩn bị sẵn sàng cho lần mang thai tiếp theo. 

Xác định nguyên nhân

Việc xác định nguyên nhân của thai chết lưu rất quan trọng, giúp giảm nguy cơ lưu thai ở lần mang thai sau này. Để thực hiện điều này, khi thai nhi vẫn ở trong bụng mẹ, Bác sĩ có thể thực hiện việc lấy mẫu nước ối để kiểm tra tình trạng nhiễm trùng và yếu tố di truyền. Khám nghiệm tử thi cũng có thể cần thiết để xác định một cách chính xác nguyên nhân dẫn đến thai chết lưu.

Cần kiểm soát sức khỏe tinh thần

Sau sảy thai, mẹ cần giữ tinh thần được tĩnh dưỡng và thư giãn. Không nên tự dằn vặt bản thân về chuyện đã qua vì sảy thai có thể do nhiều nguyên nhân bên ngoài tác động. Hơn nữa, bạn không cần lo lắng về kỳ mang thai tiếp theo, vì nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng tới 85% phụ nữ từng sảy thai vẫn sẽ mang thai thành công trong kỳ đậu thai tiếp theo.

Thai lưu bao lâu thì có kinh lại?

Thai lưu bao lâu thì có kinh lại?

Những cách phòng ngừa thai lưu

Ngoài thắc mắc thai lưu bao lâu thì có kinh lại, thì rất nhiều chị em quan tâm đến việc phòng ngừa thai lưu như thế nào? Để phòng ngừa lưu thai, mẹ cần tuân thủ một số nguyên tắc trước và trong lúc mang thai.

Trước thai kỳ

  • Cần giữ cân nặng hợp lý: Những phụ nữ thừa cân hoặc béo phì, có chỉ số BMI ≥ 23, có thể đối mặt với các vấn đề trong thai kỳ như tăng huyết áp, tiểu đường thai kỳ và tiền sản giật khi mang thai… Đây là những yếu tố góp phần tăng nguy cơ lưu thai.
  • Chị em cần bỏ hút thuốc: Các chất hóa học trong thuốc lá làm ngăn cản việc truyền oxy và chất dinh dưỡng từ người mẹ sang thai nhi. Hơn nữa, hàng ngàn chất độc hại trong khói thuốc cũng có thể đi qua ống dây rốn đến con của bạn. 
  • Cần tránh xa rượu và ma túy: Rượu và ma túy có thể gây ra hậu quả cực kỳ nghiêm trọng đến việc phát triển của thai nhi làm tăng nguy cơ thai lưu. Do đó, hãy tránh xa rượu và các chất kích thích trước và trong thai kỳ để đảm bảo em bé được sinh ra với sức khỏe và an toàn.

Chị em cần bỏ hút thuốc để phòng ngừa thai lưu.

Chị em cần bỏ hút thuốc để phòng ngừa thai lưu.

Trong thai kỳ

  • Theo sát chuyển động của thai nhi: Cảm nhận việc bé đạp mạnh là một dấu hiệu cho thấy bé đang phát triển khỏe mạnh. Nếu mẹ cảm thấy thai nhi đột nhiên ít cử động hơn bình thường, hãy đến bệnh viện để kiểm tra ngay lập tức. 
  • Nên ngủ nghiêm trong những tháng cuối: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nằm nghiêng trong tam cá nguyệt thứ ba sẽ an toàn hơn cho em bé. Nếu bạn nằm ngửa, tổng trọng lượng khá lớn của bụng sẽ gây áp lực lên các cơ quan khác trong cơ thể bạn.
  • Chế độ dinh dưỡng tốt: Sau sảy thai, việc mất mát lượng máu lớn khiến cơ thể chị em thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và chóng mặt. Do đó, việc bổ sung sắt cho cơ thể là điều vô cùng cần thiết…

Hy vọng qua bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc thai lưu bao lâu thì có kinh lại, với những thông tin vô cùng hữu ích về lưu thai sẽ giúp bạn phòng ngừa và chuẩn bị cho lần mang thai tiếp theo được an toàn và khỏe mạnh.

Ngoài ra nếu như bạn còn có bất kỳ thắc mắc nào về thai lưu hoặc muốn có bé hãy liên hệ ngay tới Bệnh viện Đa khoa Phương Đông qua hotline 1900 1806 để được tư vấn và thăm khám, điều trị bệnh trong thời gian sớm nhất nhé. Phương Đông luôn đồng hành cùng bạn trên chặng đường chào đón bé yêu! Chúc bạn luôn mạnh khỏe và hạnh phúc!

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
62

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

TTUT. Bác sĩ CKII

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Khoa Phụ Sản
19001806 Đặt lịch khám