Bác sĩ giải đáp: Thai ngoài tử cung có sinh được không?

Nguyễn Thu Hà

18-07-2022

goole news
16

Thai ở ngoài tử cung là tình trạng khi trứng thụ tinh, làm tổ và phát triển tại một bộ phận khác ngoài buồng tử cung. Đây là bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của người mẹ. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc thai ngoài tử cung có thể sinh được không và cách điều trị hiện có.

Thai ngoài tử cung là gì?

Thai ở ngoài tử cung (còn được biết tới với tên gọi: chửa ngoài dạ con) là tình trạng khi trứng thụ tinh, làm tổ và phát triển tại một bộ phận khác ngoài buồng tử cung. Phần lớn thai làm tổ ở vòi trứng (hơn 95%). Các vị trí khác thường gặp khác như: đoạn bóng tử cung (75% - 80%), đoạn eo tử cung (12%), buồng trứng, cổ tử cung,... Gần đây, thai ngoài tử cung làm tổ ở sẹo mổ lấy thai cũ cũng đang trở thành một vấn đề mới của sản khoa cần được quan tâm.

 Mang thai ở ngoài tử cung là bào thai phát triển ngoài tử cung

Mang thai ở ngoài tử cung là bào thai phát triển ngoài tử cung

Mang thai ngoài dạ con (tử cung) luôn là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, đe dọa khả năng sinh sản cũng như tính mạng của thai phụ. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn có thể nhận biết được thông qua các triệu chứng sau:

  • Đau hạ vị: Triệu chứng này chiếm đến 99% trường hợp thường gặp. Cơn đau xuất hiện ở vị trí thai làm tổ, phần bụng dưới (hạ vị). Nhiều trường hợp ghi nhận giống một cơn đau âm ỉ, khó chịu khá giống với cơn đau táo bón. Ngoài ra có thể cơ đau dữ dội kèm chảy máu âm đạo. Mức độ cơn đau hạ vị sẽ tăng dần theo thời gian vì thai phát triển không ở trong buồng tử cung.
  • Trễ kinh: Là trường hợp tất cả những người mang thai đều gặp, nên thường sẽ khó để nhận ra trường hợp mang thai ở ngoài tử cung. Tuy nhiên, những người chửa ngoài dạ con sẽ có dấu hiệu kinh nguyệt không đều, bất thường, cần được lưu ý kỹ để phát hiện ra.
  • Ra máu âm đạo: Biểu hiện này chiếm khoảng 56% trường hợp. Ra máu âm đạo xảy ra từ mức độ nhẹ (ri rỉ một ít) đến mức độ nhiều như máu kinh nguyệt bình thường. Tuy nhiên, nhiều trường hợp người phụ nữ nhầm lẫn đây là trường hợp kinh nguyệt bình thường khi xảy ra vào gần ngày kinh nguyệt

Đau bụng hạ vị là một triệu chứng mang thai ở ngoài tử cung

Đau bụng hạ vị là một triệu chứng mang thai ở ngoài tử cung

Giải đáp câu hỏi: Thai ngoài tử cung có sinh được không?

Thai ngoài tử cung có thể gặp ở nhiều vị trí khác nhau như cổ tử cung, ổ bụng, vòi trứng hoặc buồng trứng. Với những vị trí này, thai sẽ không đủ khả năng để được nuôi dưỡng, phát triển và tiến hành sinh con. Hơn thế nữa, hiện nay chưa có phương pháp đưa thai bên ngoài tử cung trở về tử cung nên việc giữ thai ở ngoài tử cung càng lâu, thai phát triển sẽ gây đau đớn, khó chịu và dẫn tới vỡ thai, vỡ ống dẫn trứng gây chảy máu ồ ạt, đe dọa nghiêm trọng tới tính mạng của thai phụ. Nên nếu sản phụ gặp phải tình trạng này thì bắt buộc phải đình chỉ thai càng sớm càng tốt.

Để trả lời cho câu hỏi: “Thai ngoài tử cung có sinh được không?” thì câu trả lời là không. Tuy nhiên, nếu có tiền sử thai ngoài tử cung và được điều trị dứt điểm, thì lần mang thai sau người mẹ vẫn có thể mang thai và sinh được một đứa trẻ khỏe mạnh. Tức là, phải đảm bảo trên cơ thể người mẹ không còn các nguyên nhân gây bệnh trong lần mang thai tiếp theo.

Đặc biệt cần phải chú ý cơ quan sinh dục được vệ sinh sạch sẽ và an toàn. Hơn thế nữa, người mẹ cần chú ý các dấu hiệu của cơ thể trong thai kỳ, thăm khám bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu bất thường để luôn có nhiều lựa chọn điều trị và đảm bảo sức khỏe sinh sản của mình. Có thể sàng lọc trước sinh để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường.

Cần phát hiện và điều trị sớm nhất thai ngoài tử cung

Cần phát hiện và điều trị sớm nhất thai ngoài tử cung

Để thai ngoài tử cung lâu ngày dẫn đến hậu quả gì?

Vì không thể giữ bào thai ở ngoài tử cung, nên cần phải tiến hành điều trị sớm nhất. Nếu càng giữ lâu thì sản phụ có khả năng sẽ dẫn tới các hậu quả sau:

Vỡ thai

Vì thai không nằm trong sự bảo vệ của lớp niêm mạc tử cung mà ở các vị trí khác như vòi trứng, bóng tử cung, buồng trứng... nên khi bào thai phát triển đến mức độ nào đó sẽ bị vỡ. Thai vỡ sẽ dẫn tới khả năng gây mất máu và đe dọa nghiêm trọng tới tính mạng người mẹ.

Với câu hỏi: “thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ?” thì câu trả lời là không có thời gian xác định. Thai vỡ sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí làm tổ, kích thước của nơi thai làm tổ và sự phát triển của mỗi thai nhi. Nên để tránh trường hợp vỡ thai thì sản phụ cần được phát hiện, điều trị trong thời gian sớm nhất.
Tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung nếu không được điều trị dứt điểm

Một trong những nhóm đối tượng có khả năng cao mắc bệnh là nhóm đã có tiền sử thai ngoài tử cung, vì vậy cần tiến hành điều trị sớm nhất khi phát hiện để hạn chế tối đa gặp lại tình trạng mang thai ở ngoài tử cung trên cơ thể người mẹ.

Vô sinh

Khi thai làm tổ và phát triển ở các vị trí ngoài tử cung sẽ không đảm bảo được môi trường phát triển. Bên cạnh đó, quá trình thai phát triển sẽ khiến cơ thể người mẹ cảm thấy đau đớn, khó chịu và có thể dẫn tới khả năng vô sinh vì sức khỏe sinh sản của người mẹ đã bị tổn thương.

Chửa ngoài dạ con càng phát triển, gây càng nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai phụ

Chửa ngoài dạ con càng phát triển lớn, gây càng nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai phụ

Có thai ngoài tử cung cần xử trí thế nào?

Có thai ngoài tử cung phải làm sao” luôn là nỗi trăn trở của rất nhiều người phụ nữ. Tuy nhiên hiện nay các kỹ thuật y học ngày càng phát triển hiện đại, các mẹ có thể yên tâm vì bác sĩ sẽ theo dõi tùy vào kích thước, tình trạng và vị trí của ổ thai và đưa ra phác đồ điều chỉnh phù hợp để xử lý tình trạng này.

Với trường hợp phát hiện sớm, thai còn nhỏ có thể dùng thuốc điều trị nội khoa và theo dõi. Nếu trong quá trình điều trị không thỏa mãn được yêu cầu mà phác đồ đề ra thì buộc phải thay đổi phương pháp điều trị và phải phẫu thuật để can thiệp kịp thời.

Sử dụng thuốc

Thuốc thường được sử dụng để điều trị tình trạng này là thuốc Methotrexate. Đây là thuốc nhằm ngăn chặn các tế bào phát triển, kết thúc thai kỳ, vòi trứng được bảo tồn.

Thuốc Methotrexate sử dụng điều trị nội khoa chửa ngoài dạ con

Thuốc Methotrexate sử dụng điều trị nội khoa chửa ngoài dạ con

Tuy nhiên thuốc điều trị chỉ được sử dụng trong trường hợp thai chưa vỡ và chưa làm vỡ ống dẫn trứng. Để quyết định được liều lượng thuốc, bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm máu, siêu âm kiểm tra tình hình thai. Tuyệt đối không sử dụng thuốc với người mẹ đang cho con bú hoặc có những vấn đề về sức khỏe nhất định (sẽ do bác sĩ điều trị quyết định).

Thực hiện phẫu thuật

Hiện nay có hai phương pháp phẫu thuật được dùng trong điều trị mang thai ngoài dạ con (tử cung) đó là phẫu thuật nội soi và mổ hở. Mỗi phương pháp phẫu thuật sẽ do bác sĩ chỉ định sau khi đã tiến hành kiểm tra, hội chẩn đối với tình trạng của từng bệnh nhân và bào thai.

  • Phẫu thuật nội soi: Phương pháp được sử dụng rộng rãi trong trường hợp thai ngoài dạ con chưa bị vỡ và máu trong ổ bụng của thai phụ chưa nhiều. Để có thể tiến hành mổ nội soi thì cần đảm bảo rằng thai phụ vẫn đang trong tình trạng ổn định và có thể tiến hành nội soi. Phương pháp này có rất nhiều ưu điểm đối với cơ thể và tình trạng phục hồi của bệnh nhân.
  • Phẫu thuật mở: Đây là lựa chọn phẫu thuật đối với trường hợp khẩn cấp, vỡ ống dẫn trứng, bào thai gây chảy máu ồ ạt trong ổ bụng. Trường hợp mổ thai ngoài tử cung 2 lần thì có khả năng giảm khả năng mang thai tự nhiên với cơ thể người mẹ. Tuy nhiên, hiện nay phương pháp này ít sử dụng do chửa ngoài dạ con được phát hiện và điều trị sớm.

Phẫu thuật nội soi thai ở ngoài tử cung áp dụng khi thai nằm ở vòi trứng và thai nằm ở ống dẫn trứng

Phẫu thuật nội soi thai ở ngoài tử cung áp dụng khi thai nằm ở vòi trứng và thai nằm ở ống dẫn trứng

Thực hiện quản lý dự kiến

Đối với một số trường hợp mang thai ngoài tử cung rất nhỏ và không có triệu chứng đi kèm hoặc rất ít triệu chứng đi kèm, bác sĩ sẽ tiến hành theo dõi và hỗ trợ vì có thể bào thai này sẽ tự tan. Trường hợp này sẽ được bác sĩ theo dõi thông qua chỉ số Nồng độ Beta HCG, đây là chỉ số hormone được sản xuất bởi nhau thai sau khi thụ thai, hay hiện tượng chảy máu âm đạo để quyết định có sử dụng biện pháp điều trị khác hay không.

Chửa ngoài dạ con là tình trạng không một người phụ nữ nào muốn. Vì vậy, nếu gặp phải tình trạng này, mẹ bầu hãy giữ tâm trạng bình tĩnh, sống thật tích cực, lạc quan, đừng quá lo lắng và mệt mỏi. Qua bài viết này, mẹ bầu cũng đã nắm được rõ thai ngoài tử cung có sinh được không và những kiến thức cần thiết để mẹ có thể chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản. Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cung cấp dịch vụ thai sản trọn gói với nhiều tiện ích và đặc quyền tốt nhất. Gọi ngay số hotline 1900 1806 để được các chuyên gia Sản khoa tư vấn chi tiết. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

2,789

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

Mang thai ngoài tử cung là gì? Có thai ngoài tử cung phải làm sao

Chửa ngoài tử cung nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến hiện tượng vỡ gây chảy máu ồ ạt trong ổ bụng, đe dọa đến tính mạng.

21-04-2022
19001806 Đặt lịch khám