Thai ngừng phát triển có thể hiểu đơn giản là thai nhi có những chuyển biến xấu và có nguy cơ cao thai chết lưu, tình trạng này thường xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu là gì và mẹ bầu cần làm gì khi thai không phát triển? Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu qua bài viết này.
Tình trạng thai ngừng phát triển là gì?
Thai nhi hay phôi thai ngừng phát triển là hiện tượng sảy thai thường xảy ra đối với mẹ bầu trong khoảng 3 tháng đầu thai kỳ. Hiện tượng này thường diễn ra bất ngờ nên mẹ không thể phòng bị được. Có nhiều trường hợp sảy thai trong những tháng đầu thai kỳ nhưng không biết vì lầm tưởng đó là kinh nguyệt.
Thực tế, có khoảng 20- 50% trường hợp thai chết lưu mà không rõ nguyên nhân cụ thể. Chủ yếu thường do mẹ bầu có sức khoẻ yếu và không có dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy rằng thai nhi không phát triển.
Khi thai nhi không phát triển khoảng 2 tuần, tử cung sẽ co bóp và đẩy phôi ra ngoài, chấm dứt quá trình thai nghén. Nhiều trường hợp mẹ bầu không biết bản thân đang mang thai, khi thai nhi không phát triển hoặc sảy thai trong những tháng đầu thai kỳ sẽ ra máu, khiến chị em nghĩ đó là rối loạn kinh nguyệt nên không chú ý quá nhiều. Điều này có thể dẫn đến nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và khả năng sinh sản sau này của phụ nữ.
Thai ngừng phát triển là hiện tượng dễ gặp ở mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ
Nguyên nhân dẫn đến thai không phát triển
Phần lớn trường hợp thai nhi ngừng phát triển không xác định được nguyên nhân rõ ràng. Tuy nhiên, có một số yếu tố có thể khiến thai nhi không phát triển mà mẹ cần chú ý như:
- Trứng hoặc tinh trùng có những bất thường về nhiễm sắc thể khiến phôi thai gặp bất thường về nhiễm sắc thể.
- Mẹ bầu có sức khoẻ yếu. Đặc biệt, khi mang thai bị ảnh hưởng do mắc một số bệnh lý nền như: Tim, tiểu đường, tiền sản giật, cao huyết áp, rối loạn đông máu, Lupus, động kinh,...
- Dây rốn gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của thai nhi như dây rốn quấn cổ,...
- Nhau thai gặp các vấn đề bất thường như hoạt động không tốt, phát triển không đầy đủ, tự bong ra khỏi thành tử cung,...
- Mẹ bị nhiễm trùng lây sang thai nhi qua nhau thai. Một số bệnh có khả năng lấy truyển cao như: HIV, giang mai, nhiễm trùng ban đỏ, herpes,...
- Tử cung có những vấn đề bất thường: U xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, tử cung có vách ngăn,...
- Mẹ bị buồng trứng đa nang hoặc nội tiết bất thường.
- Mẹ mang thai khi quá lớn tuổi, từ độ tuổi 35 trở lên có nguy cơ thai chết lưu cao.
Có nhiều yếu tố gây ra tình trạng thai ngừng phát triển
Những dấu hiệu của thai ngừng phát triển
Sau khi thai ngừng phát triển khoảng 2 tuần, tử cung sẽ tự động co bóp để đẩy phôi thai ra ngoài và được nhận biết dựa vào việc chảy máu âm đạo. Mặc dù vậy, đa số thai không phát triển đều có tình trạng thai chết lưu. Vậy làm thế nào để phát hiện rằng thai đã không còn phát triển?
Khi phôi thai ngừng phát triển, mẹ bầu sẽ xuất hiện một số dấu hiệu sau:
- Không cảm nhận được thai máy.
- Bụng nhỏ dần và vùng ngực không còn căng.
- Âm đạo ra dịch màu đỏ sẫm hoặc nâu đen.
- Tử cung không phát triển, bụng không còn cảm thấy căng tức.
- Không xuất hiện hiện tượng thai nghén.
- Khi siêu âm, thai nhi không còn tim thai.
Nếu phôi thai không phát triển trong cơ thể của mẹ, mẹ sẽ có cảm giác mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, âm đạo chảy dịch mủ,...
Âm đạo chảy máu là dấu hiệu thường gặp khi thai không còn phát triển
Xem thêm:
Thai nhi ngừng phát triển có cứu được không?
Nếu thai ngừng phát triển có cứu được không? Là câu hỏi của nhiều mẹ bầu khi gặp tình trạng này. Tuy nhiên, câu trả lời là Không. Phần lớn các trường hợp thai nhi không còn phát triển đều dẫn đến việc sảy thai. Trên thực tế, có một số trường hợp, thai ngừng phát triển vẫn lưu lại và phần nhau thai tiếp tục phát triển, túi thai vẫn lớn lên, tuy nhiên đây không có nghĩa là thai nhi vẫn còn. Lúc này, chị em cần thăm khám và thực hiện lấy phần thai chết lưu ra khỏi cơ thể sớm để tránh những biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Nếu chị em có các thắc mắc nào khác thì đừng ngần ngại để lại thông tin tại phần hoặc bấm máy gọi tới Hotline 1900 1806 của Phương Đông để được hỗ trợ.
Cách xử lý khi thai nhi không phát triển
Dựa vào thời điểm thai nhi không phát triển mà sẽ có những phương pháp xử lý khác nhi để đảm bảo an toàn cho mẹ và không gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
- Phôi thai ngừng phát triển trước khi trễ kinh, hay còn gọi là sảy thai sớm: Tình trạng này thường mẹ không biết mình đã mang thai. Tử cung lúc này sẽ tự co bóp và đẩy phôi thai ra ngoài. Biểu hiện của việc sảy thai giống như một chu kỳ kinh nguyệt nên không cần sử dụng biện pháp can thiệp nào. Tuy nhiên, nếu bị đau bụng dữ dội thì cần đi khám để bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc giúp đẩy máu ra ngoài nhanh hơn, giúp làm sạch tử cung hiệu quả, tránh tình trạng nhiễm trùng.
- Phôi thai ngừng phát triển khi được 12 tuần tuổi: Mẹ cần sử dụng một số biện pháp can thiệp để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn thai chết lưu ra khỏi cơ thể. Mẹ nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ kê thuốc phá thai hoặc sử dụng phương pháp hút thai lưu an toàn.
- Thai ngừng phát triển khi có kích thước lớn: Mẹ nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chỉ định sử dụng thuốc phá thai và thuốc giục sinh để tử cung co bóp mạnh và nhanh hơn. Lúc này, thai nhi sẽ được đẩy xuống và tạo quá trình chuyển dạ, việc loại bỏ thai chết lưu như một ca sinh bình thường.
Ở trường hợp nào khi phôi thai không phát triển, mẹ đều cần can thiệp xử lý từ sớm để tránh gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và khả năng sinh sản sau này. Nếu thai chết lưu trong bụng mẹ lâu sẽ tăng nguy cơ băng huyết và gây rối loạn đông máu rất nguy hiểm. Nó không chỉ ảnh hưởng đến lần mang thai tiếp theo mà còn đe dọa đến tính mạng của mẹ.
Mẹ cần đến bệnh viện khi có dấu hiệu bất thường trong quá trình mang thai
Chính vì vậy, nếu có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ phôi thai ngừng phát triển, mẹ cần đến ngay bệnh viện, cơ sở uy tín để được thăm khám và xử lý sớm, hiệu quả. Tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, quy tụ các bác sĩ giàu kinh nghiệm và nhiều năm làm việc tại các viện phụ sản hàng đầu trong nước sẽ giúp mẹ chẩn đoán chính xác và đưa ra phương pháp xử lý kịp thời.
Quá trình mang thai là hành trình đầy thử thách, mẹ có thể đối diện với nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi, trong đó có tình trạng thai không phát triển. Do đó, mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lối sống và sinh hoạt lành mạnh và thăm khám thai định kỳ để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, cần đến các cơ sở y tế sớm nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Qua bài viết này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, hy vọng mẹ bầu đã có thêm những thông tin tổng quan hữu ích về hiện tượng thai ngừng phát triển. Từ đó, nhận biết các dấu hiệu và có cách xử lý nhanh chóng, kịp thời để tránh gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và khả năng sinh sản của mẹ sau này.