Thai 7 tuần tuổi phát triển như thế nào và những lưu ý dành cho mẹ bầu

Đỗ Linh Chi

16-07-2024

goole news
16

Ở thời điểm 7 tuần tuổi thai nhi đã làm tổ trong tử cung và bắt đầu có sự phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển của thai 7 tuần tuổi là điều mà mẹ luôn cảm thấy tò mò. Cùng với việc theo dõi sự phát triển của thai nhi giai đoạn này mẹ cũng cần ghi nhớ 1 số vấn đề để có được thai kỳ khỏe mạnh.

Sự phát triển của thai 7 tuần

Ở thời điểm 7 tuần tuổi thai nhi đã dài khoảng 127mm và có kích thước bằng quả oliu và bắt đầu thời kỳ phát triển mạnh mẽ trong tử cung. Khi thai 7 tuần tuổi dây rốn cũng đã được hình thành và sẽ đảm nhiệm vai trò cung cấp oxy, dinh dưỡng và loại bỏ các chất thải của bé trong suốt thời gian thai kỳ sau này. 

Bên cạnh đó các cơ quan trong cơ thể thai nhi cũng bắt đầu được hình thành như phổi, các bộ phận đường tiêu hóa. Khuôn mặt bé cũng được hình thành dần, bé đã có mí mắt, mắt cũng to hơn  tuy nhiên các đường nét vẫn chưa hoàn chỉnh. Tai của bé lúc này cũng đã hình thành ở cả bên trong và bên ngoài, lưỡi cũng xuất hiện.

Các bộ phận như tay chân của bé cũng đang phát triển tuy nhiên tay bé lúc này vẫn như 1 mái chèo và giữa các ngón tay ngón chân của bé vẫn có màng. Phần đuôi dần dần co lại và sẽ mất đi hoàn toàn trong những tuần sắp tới. 

Lúc này các tế bào thần kinh đang phát triển mạnh mẽ, tiếp tục phân nhánh để tạo ra hệ thần kinh ở mức sơ khai. 

Khi thai 7 tuần tuổi tim thai cũng đã xuất hiện và mẹ có thể nghe thấy nhịp tim của bé khi đi siêu âm. 

Thai 7 tuần bắt đầu hình thành các bộ phận cơ thể

Thai 7 tuần kích thước bao nhiêu?

Sự thay đổi của cơ thể mẹ

Dù đang ở giữa tam cá nguyệt đầu tiên nhưng vẫn khó để nhận biết sự thay đổi ở phần bụng của mẹ. Lý do là lúc này tử cung vẫn chưa đủ lớn để nhô ra khỏi vùng xương chậu, bụng bầu của mẹ sẽ bắt đầu lộ rõ hơn khi. 

Mặc dù chưa nhìn thấy rõ sự thay đổi ở vùng bụng tuy nhiên cơ thể mẹ đã có nhiều sự thay đổi lớn so với trước đây. Cụ thể vùng âm đạo của mẹ sẽ ẩm ướt hơn bình thường do tiết nhiều dịch nhầy hơn khi mang thai, cảm giác đau lâm râm vùng bụng dưới khi bắt đầu mang thai đến bây giờ vẫn còn, mẹ bầu cũng sẽ cảm thấy đau lưng do sự thay đổi hormone và sự lỏng lẻo của cơ bụng.

Phần ngực của mẹ cũng có sự thay đổi như đầu vú to và thâm hơn, ngực cũng bắt đầu phát triển lớn hơn để chuẩn bị cho việc tiết sữa sau này.

Do sự thay đổi nội tiết nên mẹ có thể gặp tình trạng mặt nổi mụn, tuy nhiên mẹ lưu ý là không nên sử dụng các loại thuốc trị mụn sẽ có thể gây ảnh hưởng không tốt tới em bé. Mạch máu của mẹ cũng nổi lên rõ hơn khi thai 7 tuần đặc biệt là ở ngực và chân.

Dù lúc này tử cung chưa quá lớn để chèn ép vào bàng quang, nhưng mẹ cũng sẽ đi tiểu thường xuyên hơn do lượng máu gia tăng khiến thận cũng gia tăng bài tiết nước tiểu. 

Ngoài những thay đổi trên cơ thể, tâm trạng của thai phụ cũng thay đổi. Những cảm xúc thay đổi liên tục trong thời kỳ mang thai phần lớn là do sự dao động của nội tiết tố. Bên cạnh đó, sự lo lắng căng thẳng và hồi hộp cũng đóng góp vào tâm trạng thất thường của mẹ bầu. Để giảm nhẹ tình trạng này, mẹ bầu nên thư giãn và duy trì tâm trạng bình thường, có thể kết hợp với thiền định, massage thư giãn.

Bụng bầu mẹ chưa rõ ràng khi thai 7 tuần

Bụng bầu mẹ chưa rõ ràng khi thai 7 tuần.

Những xét nghiệm cần làm ở mốc 7 tuần?

Ngoài việc sử dụng hình ảnh siêu âm để kiểm tra sức khỏe của thai nhi 7 tuần tuổi, mẹ cần phải tiến hành xét nghiệm phôi thai. Các bước xét nghiệm nà bao gồm lấy mẫu 5ml máu từ người mẹ để chiết tách ADN tự do của phôi thai để phân tích. Ở xét nghiệm này, Bác sĩ có thể phát hiện các bệnh di truyền hoặc các biến đổi gen có thể gây ra bệnh tật ở thai nhi.

Ngoài ra, xét nghiệm phôi thai còn có khả năng phát hiện các bệnh di truyền như suy giảm miễn dịch do thiếu Gamme Globulin huyết, bất đồng nhóm máu với mẹ, hội chứng tăng sản thượng thận bẩm sinh và nhiều bệnh khác.

Xét nghiệm này thường được áp dụng trong những trường hợp sau:

  • Mẹ bầu từng bị bệnh hoặc mắc cúm trong thời gian mang thai, hoặc sử dụng thuốc không đúng chỉ định của Bác sĩ.
  • Sản phụ có tiền sử gia đình mắc bệnh di truyền.
  • Để chăm sóc sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi 7 tuần tuổi.
  • Trong thời kỳ mang thai, mẹ đã từng hoặc đang tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại.

Một số điều cần lưu ý khi thai 7 tuần tuổi

Mẹ bầu mang thai ở những tuần đầu tiên, đây là giai đoạn quan trọng vì lúc này cả mẹ và bé đều rất nhạy cảm. Bố mẹ cần chuẩn bị kỹ lưỡng để đảm bảo việc chăm sóc hai mẹ con diễn ra thuận lợi. Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi chăm sóc thai 7 tuần tuổi:

Bổ sung sắt và axit folic

Lúc này cơ thể mẹ đang tạo ra 1 lượng máu nhiều hơn để nuôi dưỡng em bé do đó mẹ cần bổ sung đầy đủ sắt để tránh tình trạng thiếu máu giúp em bé phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra mẹ cũng lưu ý bổ sung axit folic đầy đủ để tránh nguy cơ dị tật ống thần kinh.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Giai đoạn này hầu hết mẹ vẫn đang trong giai đoạn ốm nghén do đó việc ăn uống sẽ khá là khó khăn. Tuy nhiên mẹ vẫn cần đảm bảo đủ dinh dưỡng để thai kỳ phát triển tốt nhất. Do đó mẹ có thể chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày để hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Nên ăn nhiều hoa quả, tránh các thức ăn gây kích thích hệ tiêu hóa, các món cay nóng, nhiều dầu mỡ, tránh rượu bia và đồ uống có chất kích thích. Ngoài ra mẹ cũng cần cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể, ngoài nước lọc có thể bổ sung thêm nước trái cây để tăng cường vitamin. 

Mẹ cần lưu ý dinh dưỡng khi thai 7 tuần

Mẹ cần lưu ý dinh dưỡng khi thai 7 tuần

Nghỉ ngơi tránh hoạt động mạnh

Thời kỳ này thai vẫn chưa thực sự ổn định vì vậy mẹ cần nghỉ ngơi và tránh các hoạt động mạnh có thể làm ảnh hưởng đến em bé. Mẹ chỉ nên tập các bài tập nhẹ nhàng hoặc đi bộ vừa phải để rèn luyện sức khỏe.

Mẹ bầu thai 7 tuần siêu âm bụng hay đầu dò?

Khi thai nhi ở tuần thứ 7, các chuyên gia cho biết rằng thai phụ hoàn toàn có thể thực hiện cả siêu âm đầu dò và siêu âm ổ bụng. Việc lựa chọn phương pháp phù hợp sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ bầu vào thời điểm siêu âm và quyết định này thường được Bác sĩ tư vấn và đưa ra.

Siêu âm là phương pháp chẩn đoán hình ảnh an toàn, tuy nhiên để đảm bảo quá trình siêu âm diễn ra thuận lợi và đem lại kết quả chính xác. Chính vì vậy, việc lựa chọn cơ sở y tế là rất quan trọng. Mẹ nên tìm hiểu và lựa chọn bệnh viện uy tín, đội ngũ Bác sĩ giàu kinh nghiệm và có hệ thống trang thiết bị hiện đại để mang lại sự yên tâm trong suốt quá trình mang thai. 

Nhịp tim thai 7 tuần như thế nào?

Mang thai ở tuần thứ 7 là một giai đoạn quan trọng trong sự phát triển tim thai. Lúc này, trái tim đã phát triển thành hai buồng trái và phải. Nhịp tim trung bình ở tuần thứ 7 của thai nhi dao động từ 90 đến 100 nhịp/phút và sẽ tăng dần trong những tháng tiếp theo. Nhịp tim của thai nhi được xác định thông qua siêu âm âm đạo.

Trong tuần thứ 7 của thai kỳ, tim thai tuần 7 chỉ nhỏ bằng một hạt gạo và mặc dù chưa hoàn thiện về cấu trúc, nó đã có thể thực hiện các chức năng cần thiết. Nếu nhịp tim của thai nhi ở tuần này dưới 70 nhịp/phút, có thể đối diện với nguy cơ chết lưu, dị tật và các biến chứng nguy hiểm.

Thai 7 tuần có tim thai chưa?

Thai 7 tuần có tim thai chưa?

 Lên lịch khám với bác sĩ

Khi thai nhi còn nhỏ, mẹ sẽ được bác sĩ hẹn khám thai thường xuyên hơn để theo dõi sự phát triển. Nếu những tuần trước kiểm tra chưa có tim thai thì tuần này mẹ nên đi siêu âm để biết chính xác. Ngoài ra mẹ cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ chăm sóc, ăn uống để đảm bảo sức khỏe.

Với các thông tin về thai 7 tuần tuổi trên chắc hẳn mẹ cảm thấy rất thú vị khi biết được sự phát triển của em bé. Ngoài ra việc lưu ý những điều cần làm trong thời kỳ này cũng quan trọng không kém. Ngoài việc khám thai theo lịch hẹn của bác sĩ, mẹ cũng nên đến bệnh viện ngay khi thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như ra máu, đau bụng… để đảm bảo an toàn. Hãy liên hệ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông theo số 19001806 hoặc để lại thông tin tại đặt lịch khám để được tư vấn, hỗ trợ hoặc đặt lịch thăm khám.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
4,371

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám