Tháo vòng tránh thai: Thời điểm, quy trình và những điều cần lưu ý

Bích Ngọc

08-08-2024

goole news
16

Đặt vòng tránh thai là một biện pháp tránh thai có hiệu quả cao được nhiều chị em phụ nữ lựa chọn. Đây là phương pháp có tác dụng trong thời gian dài, tuy nhiên trong một số trường hợp bạn cần tháo vòng tránh thai. Vậy khi nào nên tháo vòng, quy trình tháo như thế nào và cần lưu ý những gì sau khi tháo? Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu chi tiết về tháo vòng tránh thai qua bài viết dưới đây. 

Tổng quan về đặt vòng tránh thai

Vòng tránh thai là một phương pháp phòng tránh thai hiệu quả được nhiều phụ nữ lựa chọn. Đây là một dụng cụ nhỏ, thường có hình chữ T, được bác sĩ đặt vào tử cung. Vòng tránh thai hoạt động theo cơ chế ngăn chặn cho trứng thụ tinh làm tổ ở tử cung, từ đó ngăn việc mang thai. 

Với phương pháp này, thủ thuật sẽ được thực hiện đơn giản, chi phí thấp, phát huy hiệu quả ngay lập tức và kéo dài tới 5 năm. Ngoài ra, đặt vòng tránh thai còn hạn chế lượng máu mất đi trong chu kỳ kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh, giảm nguy cơ mắc bệnh u xơ tử cungviêm vùng chậu. Hơn nữa, đặt vòng tránh thai cũng không gây cảm giác khó chịu khi quan hệ tình dục. 

Các chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (từ 19- 49 tuổi) được khuyến cáo sử dụng vòng tránh thai để tránh mang thai ngoài ý muốn. 

 Vòng tránh thai là một dụng cụ nhỏ có hình chữ T và được đặt trong lòng tử cung của phụ nữVòng tránh thai là một dụng cụ nhỏ có hình chữ T và được đặt trong lòng tử cung của phụ nữ

Nên tháo vòng tránh thai khi nào?

Khi nào chị em nên tháo vòng tránh thai? Theo các bác sĩ sản phụ khoa khuyên nên tháo vòng trong một số trường hợp dưới đây: 

  • Vòng hết hạn sử dụng: Đối với vòng tránh thai bằng chất dẻo có thời gian sử dụng khoảng 5-7 năm, còn vòng bằng thép không gỉ có hạn sử dụng lâu hơn (khoảng 10-15 năm). Khi hết thời gian, vòng sẽ dễ bị gãy và dễ gây ra các bệnh phụ khoa. Việc tháo vòng khi hết hạn sử dụng là điều cần thiết, đặc biệt là đối với phụ nữ không còn khả năng sinh sản. 
  • Chảy máu khi đặt vòng: Nếu bị chảy máu liên tục sau khi đặt vòng, kèm theo kinh nguyệt bất thường cùng những triệu chứng khó chịu thì nên tháo vòng. 
  • Phụ nữ có ý định mang thai. 
  • Tháo vòng chủ động khi vòng bị rộng, lệch làm thủng tử cung. 
  • Phụ nữ bị viêm vùng chậu cấp, có u ở tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung,... nên tháo vào để điều trị bệnh hiệu quả. 
  • Phụ nữ mãn kinh 6 tháng vì không còn khả năng mang thai. 

Có một số trường hợp phụ nữ mang thai khi vòng tránh thai vẫn trong cơ thể. Lúc này, cần đến các bệnh viện lớn để được tư vấn và có phương án điều trị an toàn.

Phụ nữ có ý định mang thai cần tháo vòng để quá trình mang thai diễn ra thuận lợiPhụ nữ có ý định mang thai cần tháo vòng để quá trình mang thai diễn ra thuận lợi

Quy trình tháo vòng tránh thai

Tháo vòng tránh thai thường không mất nhiều thời gian và không đau đớn. Việc đặt vòng tránh thai còn đau hơn so với việc tháo vòng. 

Thông thường, quy trình tháo vòng tránh thai bao gồm: 

  • Nằm ở tư thế ngửa và đặt trên lên bàn đạp. 
  • Bác sĩ đưa mỏ vịt vào âm đạo để tìm dây phòng tránh thai. Nếu không thấy dây, bác sĩ sẽ đưa dụng cụ chuyên dụng vào cổ tử cung để lấy dây. Sau đó, bác sĩ kéo dây để loại bỏ vòng tránh thai ra khỏi cổ tử cung qua đường âm đạo. 
  • Sau đó, bác sĩ sẽ tháo vỏ vịt và tháo vòng tránh thai sau khi thực hiện xong. 

Quá trình tháo vòng tránh thai diễn ra khá nhanh chóng, do đó không cần quá lo lắng. Bạn có thể uống ibuprofen để giảm đau và nghỉ ngơi. Nếu được chỉ định tháo vòng do bị nhiễm trùng, cần sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. 

Quy trình tháo vòng cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo kỹ thuậtQuy trình tháo vòng cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo kỹ thuật

Tháo vòng có đau không?

Có nhiều chị em phụ nữ lo lắng rằng tháo vòng tránh thai có đau không. Điều này phụ thuốc khá nhiều vào cơ địa và mức độ nhạy cảm của mỗi người. 

Thông thường, khi thực hiện tháo vòng có thể gây cảm giác khó chịu và đau nhẹ, giống như khi đặt vòng. Cảm giác đau sẽ chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc giảm đau trong một vài trường hợp. Đối với một số phụ nữ, tháo vào không gây đau mà chỉ có cảm giác khó chịu nhẹ.

Nếu vòng tránh thai hết hạn hoặc bị lệch vị trí, việc tháo vòng sẽ trở nên phức tạp và đau nhiều hơn. Trong những trường hợp này, bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp khác để đảm bảo an toàn và giảm đau đớn cho chị em phụ nữ. 

Mặc dù tháo vòng có thể gây cảm giác khó chịu, tuy nhiên phần lớn đều không gây quá đau đớn. Nếu có lo ngại hoặc câu hỏi nào, hãy thảo luận trực tiếp với bác sĩ tháo vòng tránh thai để được tư vấn và giải đáp chi tiết. 

Tháo vòng có đau hay không phụ thuộc vào cơ địa và độ nhạy cảm của mỗi ngườiTháo vòng có đau hay không phụ thuộc vào cơ địa và độ nhạy cảm của mỗi người

Những biến chứng có thể gặp khi tháo vòng

Tháo vòng tránh thai là quá trình an toàn và không hề gây ra vấn đề gì lớn. Mặc dù vậy, đôi khi sẽ có một số rủi ro và biến chứng tiềm ẩn khác. Dưới đây là hai biến chứng phổ biến mà mẹ có thể gặp phải như: 

  • Thiếu dây vòng tránh thai: Trong một số trường hợp, dây vòng có thể bị co vào trong tử cung hoặc mất đi, từ đó gây ra khó khăn trong việc tìm kiếm và tháo vòng. Nếu không thể tìm thấy dây vòng, bác sĩ sử dụng dụng cụ chuyên dụng hoặc siêu âm để xác định vị trí của vòng trước khi tháo vòng. 
  • Vòng tránh thai bị mắc kẹt ở thành tử cung: Đây là biến chứng rất hiếm gặp nhưng gây nguy hiểm. Nếu vòng bám chặt vào lớp niêm mạc tử cung, việc tháo vòng sẽ phức tạp và đôi khi cần thực hiện can thiệp y tế chuyên sâu để đảm bảo quá trình tháo vòng diễn ra an toàn. Có thể cần sự hỗ trợ hình ảnh siêu âm khi tháo, thậm chí là thực hiện phẫu thuật nội soi để loại bỏ vòng. 

Xem thêm:

Những điều cần lưu ý khi tháo vòng tránh thai

Khi tháo vòng tránh thai, chị em phụ nữ cần chú ý một số lưu ý sau: 

  • Nếu không đủ sức khỏe tại thời điểm tháo vòng hoặc đang mắc bệnh thì có thể tạm dừng thời gian tháo cho tới khi sức khỏe ổn định hoàn toàn. 
  • Đối với phụ nữ bị viêm tại bộ phận sinh dục cần được điều trị trước khi tháo vòng. 
  • Thực hiện tháo vòng cần thực hiện một ngày trước khi kỳ kinh nguyệt kết thúc. 
  • Không nên có thai ngay sau khi tháo vòng vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. 
  • Hạn chế vận động mạnh, làm việc nặng ngay sau khi tháo vòng. Trong 1 giờ đầu, không nên đi lại nhiều và lên xuống cầu thang. Chú ý trong 1 tuần tháo vòng, tránh hoạt động thể thao nặng. 
  • Hạn chế thụt rửa vùng kín, ngâm mình trong bồn nước. 
  • Không nên quan hệ tình dục ngay sau khi tháo vòng để tránh chảy máu âm đạo và viêm nhiễm. Sau tháo vòng khoảng 7-10 ngày có thể quan hệ tình dục trở lại bình thường. 

Chị em nên kiêng quan hệ tình dục trong khoảng 7-10 sau khi tháo vòngChị em nên kiêng quan hệ tình dục trong khoảng 7-10 sau khi tháo vòng

Những câu hỏi thường gặp

Tháo vòng tránh thai bao lâu thì đặt lại được?

Sau khi tháo vòng, thời gian tối thiểu để đặt lại vòng thường là khoảng 4-6 tuần sau tháo. Thời gian này có thể kéo dài hơn trong một vài trường hợp đặc biệt. 

Trong khi đặt vòng và sau khi tháo cần thăm khám định kỳ, tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất. 

Tháo vòng tránh thai bao lâu thì có thai?

Nếu có mong muốn mang thai, phụ nữ cần tháo vòng. Tuy nhiên, không nên mang thai ngay lập tức vì có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Do đó, thời điểm phù hợp để mang thai sau khi tháo vòng là khoảng 2-3 tháng, vì lúc này tử cung đã trở về trạng thái tốt nhất, sẵn sàng cho phôi thai làm tổ và phát triển. 

Tháo vòng tránh thai có bị ra máu không?

Hầu hết, tháo vòng tránh thai sẽ không gây chảy máu. Tuy nhiên, khi tháo vòng tránh thai hết hạn sẽ gây đau nhiều hơn vì có thể vòng bị gãy hoặc đã bám vào thành tử cung. Nếu gặp tình trạng chảy máu âm đạo nhẹ thì cũng không nên quá lo lắng vì chúng sẽ chảy rất ít và tự hết. 

Tháo vòng tránh thai có bị chậm kinh không?

Khi tháo vòng tránh thai, cơ thể có sự thay đổi hormone nên khiến chị em cũng có những thay đổi về mặt tâm lý như hụt hẫng, khó chịu trong người,.... Đồng thời, lúc này, nội mạc tử cung, tử cung và buồng trứng chưa kịp thích nghi dẫn đến tình trạng chậm kinh. Chị em cũng không nên quá lo lắng, vì tình trạng chậm kinh sẽ cải thiện sau khoảng 2- 3 tháng sau khi tháo vòng.

Nên lựa chọn cơ sở uy tín để bác sĩ chuyên khoa thực hiện tháo vòngNên lựa chọn cơ sở uy tín để bác sĩ chuyên khoa thực hiện tháo vòng

Tháo vòng tránh thai thường được chỉ định trong một vài trường hợp nhất định. Việc tháo vòng thường khá an toàn và ít rủi ro, tuy nhiên có thể gây đau nhẹ. Để đảm bảo quá trình tháo vòng diễn ra thuận lợi, chị em nên lựa chọn những cơ sở y tế uy tín và được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa. 

Hy vọng qua bài viết này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, chị em đã có thêm những thông tin cần thiết về kỹ thuật tháo vòng tránh thai. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào thì đừng ngần ngại để lại thông tin tại phần Đặt lịch khám hoặc bấm máy gọi tới Hotline 1900 1806 của Phương Đông để được hỗ trợ.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
572

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám