Viêm vùng chậu: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

Hoàng Hải

01-07-2024

goole news
16

Khi gặp các vấn đề phụ khoa, chị em thường có xu hướng ngại tìm hiểu vì xấu hổ. Nếu như kéo dài tình trạng bệnh phụ khoa mà cụ thể là viêm vùng chậu sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nghiêm trọng nhất là vấn đề vô sinh, hiếm muộn của phụ nữ. Vì thế, bài viết này bệnh viện Phương Đông sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích về bệnh viêm vùng chậu giúp chị em phụ nữ có thể tham khảo và có biện pháp hiệu quả để đề phòng bệnh.

Viêm vùng chậu là gì?

Viêm vùng chậu (viết tắt PID - Pelvic inflammatory disease) là một bệnh nhiễm trùng của cơ quan sinh sản phụ nữ. Bệnh này thường xảy ra khi vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục của phụ nữ lây lan từ âm đạo đến tử cung, buồng trứng hoặc ống dẫn trứng.

Các triệu chứng và dấu hiệu căn bản của bệnh viêm xương chậu có thể rất nhẹ hoặc không có triệu chứng. Do đó nhiều phụ nữ không thể phát hiện mình bị viêm vùng chậu cho đến khi gặp khó khăn trong việc mang thai hoặc bị đau vùng chậu mãn tính.

Nguyên nhân gây ra bệnh lý viêm vùng chậu

Phần vùng chậu bị viêm có nhiều khả năng là do vi khuẩn gây ra. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào đường sinh sản của phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt và sau khi sinh con, sảy thai hoặc phá thai gây nên gây ra bệnh viêm vùng chậu.

Ngoài ra, bệnh lậu hoặc lây nhiễm chlamydia là hai trong những nguyên nhân phổ biến nhất. Con đường lây nhiễm chủ yếu khi quan hệ tình dục một cách không an toàn.

Một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm vùng chậu đó là:

  • Quan hệ tình dục trước 25 tuổi: Việc quan hệ tình dục sớm đối với giới trẻ ngày nay là điều không còn quá xa lạ. Tuy nhiên chính việc quan hệ tình dục mà cụ thể ở đây là trước 25 tuổi cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ làm vùng chậu bị viêm.
  • Có nhiều bạn tình: Quan hệ bừa bãi, nhiều bạn tình cũng là một yếu tố khiến nữ giới tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Đang quan hệ tình dục với người có nhiều bạn tình cùng lúc.
  • Quan hệ tình dục mà sử dụng bao cao su.
  • Thường xuyên thụt rửa âm đạo từ đó làm đảo lộn sự cân bằng của vi khuẩn tốt và có hại trong âm đạo.
  • Đã có tiền sử mắc bệnh viêm xương chậu hoặc bị nhiễm trùng lây qua con đường tình dục trước đó.
  • Có một nguy cơ nhỏ mắc bệnh viêm xương chậu ( PID ) sau khi đặt dụng cụ tử cung (DCTC). Rủi ro này thường sẽ được giới hạn trong ba tuần đầu tiên sau khi chèn dụng cụ.

nguyên nhân gây viêm vùng chậu

Vùng chậu bị viêm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên.

Viêm vùng chậu dấu hiệu nhận biết là gì?

Viêm vùng chậu triệu chứng có thể nhẹ và khó nhận biết. Đôi khi, một số phụ nữ không có bất kỳ dấu hiệu nào. Vì vậy, việc nhận biết triệu chứng, dấu hiệu của viêm vùng chậu cũng là điều mà chị em phụ nữ cần phải chú ý để phòng bệnh.

dấu hiệu viêm vùng chậu ở phụ nữ

Viêm vùng chậu có gây đau lưng không?

Khi sự viêm nhiễm của viêm vùng chậu đã lan ra thì triệu chứng phổ biến sẽ là:

  • Thứ nhất là đau từ nhẹ đến nặng ở phần bụng dưới và phần xương chậu
  • Thứ hai là dịch tiết âm đạo của bạn bất thường hoặc nặng và mùi khó chịu
  • Thứ ba là bị chảy máu ở vùng tử cung bất thường, đặc biệt là trong hoặc sau khi quan hệ tình dục hay giữa các chu kỳ kinh nguyệt.
  • Thứ tư là đau trong lúc quan hệ tình dục.
  • Thứ năm là sốt, đôi khi có ớn lạnh trong người.
  • Cuối cùng là đi tiểu cảm thấy bị đau, rát.

Đối tượng có nguy cơ bị viêm vùng chậu

Căn bệnh này xuất hiện ở phụ nữ, chủ yếu là những đối tượng sau đây:

  • Căn bệnh dễ phát triển ở phụ nữ trong độ tuổi từ 16 - 25 tuổi.
  • Phụ nữ quan hệ tình dục thô bạo, bừa bãi, không sử dụng biện pháp bảo vệ phù hợp.
  • Phụ nữ đã có tiền sử nạo, phá thai, hút thai không an toàn.
  • Phụ nữ mắc các bệnh lây qua đường tình dục như giang mai, lậu, sùi mào gà

Biến chứng của bệnh viêm vùng chậu

Bệnh viêm vùng chậu nếu không được điều trị có thể làm cho mô sẹo và áp xe phát triển trong đường sinh sản của phụ nữ gây ảnh hưởng không nhỏ đến cơ quan sinh sản.

Các biến chứng của bệnh viêm vùng chậu có thể bao gồm:

Thai ngoài tử cung

Có thể nói rằng, viêm vùng chậu là nguyên nhân chính dẫn đến thai ngoài tử cung. Mang thai ngoài tử cung có thể xảy ra khi bệnh không được điều trị đã khiến mô sẹo phát triển trong ống dẫn trứng của phụ nữ. Các mô sẹo ngăn trứng được thụ tinh đi qua ống dẫn trứng để cấy vào tử cung. Thay vào đó, trứng sẽ cấy vào ống dẫn trứng.

Mang thai ngoài tử cung có thể gây những hiện tượng như chảy máu ồ ạt, cần được điều trị khẩn cấp và nặng hơn là gây ảnh hưởng đến tính mạng.

có thai ngoài tử cung

Biến chứng của bệnh có thể gây thai ngoài tử cung

Vô sinh

Viêm vùng chậu cũng gây tổn thương cơ quan sinh sản dẫn đến việc có thể gây vô sinh – không có khả năng mang thai do bệnh này để lại sẹo trên ống dẫn trứng, khiến ống dẫn trứng bị tắc và ngăn cản đi sự thụ tinh.

Đau vùng chậu mãn tính

Viêm vùng chậu mãn tính còn khiến vùng chậu đau kéo dài hàng tháng hoặc hàng năm. Sẹo trong ống dẫn trứng và các cơ quan khác của vùng chậu và cũng gây đau khi giao hợp và rụng trứng.

đau vùng chậu

Viêm vùng chậu có nguy hiểm không?

Áp xe buồng trứng

Viêm vùng chậu có thể gây áp xe hình thành trong đường sinh sản của phụ nữ. Áp xe ảnh hưởng đến buồng trứng và ống dẫn trứng, nhưng chúng cũng có thể phát triển trong vùng tử cung hoặc trong các cơ quan vùng chậu khác. Nếu áp xe không được điều trị kịp thời người bệnh có thể bị nhiễm trùng thậm chí đe dọa đến tính mạng.

đau vung chậu dễ dẫn đến khả năng vô sinh

Viêm vùng chậu phải làm sao?

Xem thệm:

Biện pháp chẩn đoán bệnh lý viêm vùng chậu

Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh viêm vùng chậu sau khi nghe những triệu chứng của bệnh nhân. Trong hầu hết các trường hợp mà bệnh nhân đề cập, bác sĩ sẽ xét nghiệm để xác nhận chẩn đoán. Các biện pháp chẩn đoán bệnh có thể là:

  • Tiến hành khám vùng chậu để kiểm tra các cơ quan vùng chậu
  • Có thể nuôi cấy cổ tử cung để kiểm tra nhiễm trùng cổ tử cung
  • Xét nghiệm nước tiểu để tìm dấu hiệu của máu, ung thư và các bệnh liên quan khác

Ngoài ra còn có thể xét nghiệm bổ sung khác bao gồm:

  • Siêu âm vùng chậu của người bệnh
  • Thực hiện sinh thiết nội mạc tử cung
  • Tiến hành nội soi

siêu âm vùng chậu

Siêu âm vùng chậu để chẩn đoán bệnh.

Phương pháp điều trị viêm vùng chậu như thế nào?

Bệnh lý này có thể điều trị hoàn toàn. Tuy nhiên, việc điều trị không thể loại bỏ được các vết sẹo do quá trình nhiễm bệnh trước đó gây ra. Ngoài ra, nếu như không điều trị kịp thời, nguy cơ mắc các vấn đề khác như vô sinh cũng sẽ tăng lên.

Để điều trị bệnh, Bác sĩ thường sẽ kê đơn kháng sinh để uống hoặc tiêm tĩnh mạch cho người bệnh. Dùng kháng sinh có thể giải quyết tình trạng viêm nhiễm. Tuy nhiên, Bác sĩ có thể kê đơn dùng phối hợp hai hoặc nhiều loại kháng sinh cùng lúc. Thông thường, bệnh nhân sẽ cần tái khám sau 2 - 3 ngày để đánh giá hiệu quả điều trị. Đôi khi, các triệu chứng có thể giảm đi trước khi bệnh được chữa khỏi, nhưng bạn vẫn nên sử dụng hết số thuốc mà Bác sĩ đã chỉ định.

Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp cần phải nhập viện điều trị viêm vùng chậu như:

  • Có hiện tượng buồn nôn và ói mửa.
  • Bị sốt cao.
  • Bị áp-xe trong ống dẫn trứng hoặc buồng trứng.
  • Không có chẩn đoán rõ ràng về bệnh lý.
  • Đang mang thai.
  • Tiêm tĩnh mạch bằng cách sử dụng kháng sinh.
  • Tiên lượng xấu.

Ở một số trường hợp nhất định như khi phát hiện áp xe, bệnh nhân cần phải thực hiện phẫu thuật nếu bắt buộc.

Nếu như người tình của bệnh nhân bị viêm vùng chậu cần phải được điều trị dứt điểm. Phụ nữ mắc bệnh lý này thì bạn tình rất có khả năng đang mắc bệnh chlamydia hoặc bệnh lậu.

Viêm vùng chậu uống thuốc gì?

Viêm vùng chậu uống thuốc gì?

Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm vùng chậu

Quan hệ tình dục an toàn

Sử dụng bao cao su trong những lần quan hệ tình dục, giới hạn số lượng bạn tình và tuyệt đối không quan hệ với người quan hệ tình dục bừa bãi.

Tìm hiểu kỹ các biện pháp tránh thai

Nhiều hình thức tránh thai không an toàn có thể làm tăng nguy cơ bị viêm xương chậu. Nên sử dụng bao cao su để giảm nguy cơ lây lan bệnh qua đường tình dục.

Không thụt rửa âm đạo quá mạnh

Thụt rửa âm đạo quá mạnh làm đảo lộn sự cân bằng của vi khuẩn trong âm đạo, do đó chỉ nên vệ sinh nhẹ nhàng bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ để tránh mắc bệnh.

Đi khám phụ khoa định kỳ

Nhiều chị em ngại vấn đề phụ khoa nên không dám đi khám, chỉ khi không thể chịu nổi những cơn đau mới dám đi gặp bác sĩ. Tình trạng kéo dài sẽ khiến bệnh chuyển biến xấu và thời gian điều trị lâu hơn. Vì vậy, phụ nữ nên đi khám sức khỏe và phụ khoa định kỳ 6 tháng/ lần để chủ động phát hiện bệnh và chữa trị.

Bài viết trên đã thông tin chi tiết về căn bệnh viêm vùng chậu. Đây là bệnh lý cần được quan tâm và điều trị dứt điểm. Nếu không được chữa trị, những biến chứng nguy hiểm liên quan đến khả năng làm mẹ bị suy giảm. Bệnh viện đa khoa Phương Đông là địa chỉ thăm khám chữa bệnh uy tín với đội ngũ y bác sĩ có kinh nghiệm và các kiến thức chuyên khoa. Liên hệ ngay với bệnh viện Phương Đông để đặt lịch khám sớm.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
2,009

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám