Tại sao cần thay đổi chế độ ăn riêng cho người bệnh xạ trị?
Trên thực tế, thực đơn cho người xạ trị được áp dụng như một trong các phần không thể thiếu trong phác đồ điều trị cho bệnh nhân ung thư. Bởi tuy xạ trị là một phương pháp điều trị ung thư bằng cách sử dụng tia phóng xạ để tiêu diệt tế bào ung thư nhưng nó gây ra rất nhiều tác dụng phụ như viêm loét miệng, rối loạn tiêu hoá và tinh thần bị đả kích khiến người bệnh càng chán ăn, bỏ bữa và sụt cân nghiêm trọng.
Người đang áp dụng liệu pháp xạ trị nên có chế độ dinh dưỡng riêng
Do đó, việc thay đổi chế độ ăn là cần thiết để:
- Duy trì sức khỏe: Tế bào ung thư mạnh mẽ sẽ lấy đi rất nhiều năng lượng của bệnh nhân. Nếu muốn chiến đấu với bệnh tật, bạn phải bổ sung đầy đủ dưỡng chất để cơ thể không rơi vào trạng thái suy kiệt.
- Hỗ trợ nâng cao hiệu quả xạ trị: Một trong số khuyết điểm của xạ trị là nó tác động đến tất cả tế bào trong cơ thể và tấn công tế bào ung thư mạnh mẽ lắm. Sau liệu pháp này, cơ thể người bệnh sẽ cần lượng lớn các chất dinh dưỡng như protein để hình thành các tế bào mới, chất xơ hỗ trợ tiêu hoá, omega tăng cường sức khoẻ tim mạch,...
Tham khảo: Cách điều trị bệnh ung thư: Ưu, nhược điểm từng phương pháp
Thực đơn cho người đang xạ trị thay đổi như thế nào? Bệnh nhân nên ăn gì?
So với bữa ăn của người bình thường thì thực đơn cho người xạ trị phải được điều chỉnh để đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể như:
Bổ sung nhiều năng lượng hơn
Như đã đề cập đến ở trên, không thể phủ nhận xạ trị là phương pháp điều trị ung thư hiệu quả. Tuy nhiên, để bệnh nhân ung thư có đủ năng lượng phục hồi sức khoẻ sau liệu pháp thì người bệnh phải được bổ sung đủ calo giúp cơ thể có đủ sức để chống chọi với bệnh tật.
Một số người cho rằng, người bệnh xạ trị nói riêng và đang điều trị ung thư nói riêng nên kiêng khem kỹ càng bởi một số chất dinh dưỡng sau khi được hấp thụ sẽ trở thành nguyên liệu chính nuôi dưỡng tế bào ung thư. Điều này là không đúng, theo các bác sĩ chuyên khoa Ung bướu, nhu cầu năng lượng của người bệnh nhiều hơn mức bình thường vì nếu không có đủ vi chất, bệnh nhân dễ rơi vào trạng thái suy mòn trước khi được điều trị.
Bạn hãy tích cực bổ sung các loại trái cây, ngũ cốc, hạt giàu năng lượng
Khuyến cáo của các bác sĩ cũng gợi ý, người bệnh xạ trị nên tiêu thụ khoảng 25 - 40 kcal/ kg cân nặng/ ngày (~2400kcal). Vì thế bạn nên tăng cường các nguồn thực phẩm tinh bột, đạm có khả năng chuyển hóa thành năng lượng hiệu quả như gạo, mì, bánh mì, các loại hạt, dầu oliu, trái cây khô, các loại đậu.
Tăng cường chất đạm
Protein luôn là thành phần dinh dưỡng quan trọng hàng đầu, ngay cả đối với người bệnh K. Bởi nó tham gia vào quá trình xây dựng và sửa chữa các tế bào, giúp phục hồi các tế bào tổn thương và sản sinh các tế bào mới cho cơ thể. Do đó, người bệnh có cơ hội phục hồi sức khoẻ khả quan hơn.
Bạn nên phối hợp với chuyên gia dinh dưỡng để chọn được nguồn đạm phù hợp trong số thịt nạc, cá, trứng, sữa, đậu,...
Gợi ý một số thực phẩm giàu protein
Đa dạng các vitamin và khoáng chất
Các vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình phục hồi và bảo vệ tế bào khỏi tổn thương. Với từng loại vitamin cụ thể trong các loại hoa quả, rau xanh sẽ có vai trò không thể thay thế như:
- Vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6, B12) và axit folic là nhân tố chủ chốt trong quá trình chuyển hoá năng lượng, cải thiện khả năng hấp thụ dưỡng chất của bệnh nhân.
Nguồn thực phẩm: Rau lá xanh đậm (rau bina, cải xoăn, cải xanh), các loại đậu (đậu xanh, đậu đen, đậu lăng), ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, yến mạch), thịt gia cầm, cá, trứng, các loại hạt (hạnh nhân, óc chó), trái cây họ cam quýt (cam, bưởi), quả bơ, măng tây
- Vitamin C có nhiệm vụ tăng cường miễn dịch và thúc đẩy quá trình phục hồi tế bào, chống oxy hoá và rút ngắn quá trình lành vết thương
Nguồn thực phẩm: Cam, bưởi, chanh, dâu tây, kiwi, ớt chuông, bông cải xanh
- Vitamin D giúp xương phát triển chắc khỏe, giảm nhẹ các triệu chứng viêm loét, nhiễm trùng do bệnh lý và quá trình điều trị gây ra
Nguồn thực phẩm: Cá béo (cá hồi, cá ngừ), trứng gà, nấm, các loại hải sản
- Vitamin E và các chất chống oxy hóa khác thực hiện bảo vệ các tế bào khỏe mạnh
Nguồn thực phẩm: Hạt (hạnh nhân, óc chó, hạt hướng dương), dầu thực vật (dầu oliu, dầu hướng dương), rau lá xanh đậm
- Khoáng chất như canxi, sắt, magie, kẽm góp phần nâng cao chức năng xương khớp, cơ bắp, thần kinh và kích thích hệ miễn dịch chống lại các tế bào ung thư
Nguồn thực phẩm: Sữa và các sản phẩm từ sữa, rau lá xanh đậm (rau cải xanh, cải xoăn), các loại hạt (hạnh nhân), đậu phụ, thịt đỏ, hải sản,...
Các loại thực phẩm giàu vitamin
Chế biến các món ăn mềm và dễ tiêu hoá
Trên lâm sàng, không ít ca bệnh sau điều trị phải được áp dụng thực đơn cho người đang xạ trị ngay bởi người bệnh ăn uống rất kém. Viêm loét miệng thường xuyên, rối loạn tiêu hoá và mất khẩu vị xảy ra hàng ngày khiến họ có xu hướng bỏ bữa rất nhiều.
Khi đó, các món ăn mềm, lỏng, không phải nhai nhiều sẽ giúp người bệnh ăn uống dễ dàng, không bị kích ứng mà vẫn có đủ sức khỏe hàng ngày.
Chế độ ăn hỗ trợ giảm nhẹ tác dụng phụ của xạ trị như thế nào?
Chiến đấu với căn bệnh quái ác và tác dụng phụ của các phương pháp chữa bệnh liều cao là điều không hề dễ dàng. Tuy nhiên, nếu áp dụng được các nguyên tắc dinh dưỡng phù hợp thì có thể giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn trong quá trình chữa bệnh như:
Triệu chứng
|
Thực phẩm gợi ý
|
Lý do
|
Chán ăn
|
Thực phẩm mềm, dễ tiêu, có mùi vị hấp dẫn như súp gà, cháo hải sản, sinh tố trái cây
|
Kích thích vị giác, cung cấp năng lượng dễ hấp thu
|
Thực phẩm giàu protein như trứng, sữa, thịt nạc xay
|
Cung cấp năng lượng, giúp phục hồi cơ thể
|
Thực phẩm giàu calo như các loại hạt, quả bơ
|
Cung cấp năng lượng nhanh chóng
|
Buồn nôn, nôn
|
Thực phẩm dễ tiêu, ít chất béo, ít gia vị như bánh quy giòn, gạo lứt, chuối chín
|
Giảm kích ứng dạ dày, dễ tiêu hóa
|
Thực phẩm lạnh
|
Giảm cảm giác buồn nôn
|
Uống nhiều nước nhỏ từng ngụm
|
Bù nước, tránh mất nước
|
Đau miệng/cổ họng
|
Thực phẩm mềm, lỏng, mát như sữa chua, súp, kem
|
Giảm kích ứng niêm mạc miệng
|
Thực phẩm không cay nóng, chua
|
Tránh làm tổn thương niêm mạc miệng
|
Khô miệng
|
Uống nhiều nước, các loại nước ép trái cây
|
Cung cấp đủ nước cho cơ thể
|
Thực phẩm mềm, ẩm như súp, cháo
|
Giúp làm ẩm miệng
|
Thay đổi hương vị và mùi
|
Thực phẩm có mùi vị nhẹ nhàng, dễ chịu như táo, chuối, thịt gà
|
Giảm cảm giác khó chịu khi ăn
|
Thực phẩm không mùi quá mạnh
|
Tránh gây cảm giác khó chịu
|
Đầy hơi
|
Thực phẩm giàu chất xơ hòa tan như yến mạch, táo, chuối chín
|
Giúp tiêu hóa tốt hơn
|
Tránh các loại đậu, bắp cải, bông cải xanh
|
Giảm sản sinh khí trong đường ruột
|
Táo bón
|
Thực phẩm giàu chất xơ không hòa tan như rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt
|
Kích thích nhu động ruột
|
Uống đủ nước
|
Giúp phân mềm và dễ đi ngoài
|
Tiêu chảy
|
Thực phẩm dễ tiêu, ít chất xơ như gạo lứt, bánh mì trắng, chuối chín
|
Giảm kích ứng đường ruột
|
Uống dung dịch oresol
|
Bù nước và chất điện giải
|
Mệt mỏi
|
Thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, rau lá xanh đậm
|
Ngăn ngừa thiếu máu
|
Thực phẩm giàu vitamin B12 như thịt, cá, trứng
|
Tăng cường năng lượng
|
Người bệnh ung thư đang xạ trị không nên ăn gì?
Bên cạnh danh sách những món ăn tốt cho sức khoẻ nên được thêm vào thực đơn cho người xạ trị càng sớm càng tốt thì bạn cũng nên hạn chế tiêu thụ các đồ ăn sau:
Loại thực phẩm
|
Nguyên nhân nên hạn chế/tránh
|
Thực phẩm nặng mùi
|
- Gây cảm giác buồn nôn, nôn ói, đặc biệt đối với những bệnh nhân đã có các triệu chứng này do xạ trị.
- Làm giảm cảm giác ngon miệng, gây chán ăn.
|
Thực phẩm khô, cứng
|
- Khó nhai, nuốt, gây tổn thương niêm mạc miệng, cổ họng vốn đã bị kích ứng do xạ trị.
- Có thể làm tăng cảm giác đau rát, khó chịu.
|
Thực phẩm có cồn và chất kích thích
|
- Làm tăng các tác dụng phụ của xạ trị như buồn nôn, nôn, khô miệng.
- Gây mất nước, ảnh hưởng đến quá trình hấp thu thuốc và chất dinh dưỡng.
|
Thực phẩm cay nóng
|
- Kích thích niêm mạc miệng, cổ họng, gây đau rát, khó chịu.
- Có thể làm nặng thêm tình trạng viêm loét.
|
Thực phẩm đóng hộp
|
- Thường chứa nhiều muối, chất bảo quản, có thể gây tăng huyết áp, ảnh hưởng đến chức năng thận.
- Không đảm bảo về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
|
Nước ngọt có ga
|
- Chứa nhiều đường, gây tăng cân, tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.
- Làm tăng cảm giác đầy hơi, khó tiêu.
|
Cà phê và trà đặc
|
- Chứa caffeine, có thể gây mất ngủ, tăng lo âu, làm nặng thêm tình trạng mệt mỏi.
- Kích thích dạ dày, gây khó tiêu.
|
Thực phẩm không đảm bảo an toàn
|
- Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, gây ra các biến chứng không mong muốn.
- Làm suy yếu hệ miễn dịch vốn đã suy giảm do xạ trị.
|
Tùy thuộc vào tác dụng phụ
|
- Loét miệng: Tránh thực phẩm có tính axit (chanh, cam, quýt), thực phẩm cay nóng.
- Tiêu chảy: Hạn chế thực phẩm giàu chất xơ, đồ uống có ga.
- Khô miệng: Tránh đồ uống có cồn, cà phê, trà đặc.
|
Có thể bạn quan tâm: Giải đáp: Đang điều trị bệnh ung thư kiêng loại hoa quả gì?
Lưu ý khi xây dựng và áp dụng thực đơn cho người xạ trị
Bên cạnh những gợi ý về thực đơn cho người xạ trị kể trên, bạn cũng nên lưu tâm:
Ăn thanh đạm, ít gia vị
Thực phẩm nhiều gia vị, cay nóng có thể kích thích niêm mạc miệng, cổ họng vốn đã bị tổn thương do xạ trị, gây đau rát, khó chịu. Do đó, bạn nên:
- Ưu tiên các món luộc, hấp, hầm.
- Hạn chế các món chiên, xào, nướng, đồ ăn nhanh.
- Sử dụng các loại gia vị nhẹ nhàng như gừng, hành lá, rau thơm.
Gia đình nên cho bệnh nhân ăn ít gia vị, ít muối
Ăn bữa nhỏ, chia nhiều bữa, ăn chậm nhai kỹ
Việc ăn quá nhiều trong một bữa có thể gây đầy bụng, khó tiêu, thậm chí buồn nôn và khiến người bệnh càng lười ăn hơn. Bên cạnh đó, ăn chậm nhai kỹ giúp thức ăn được nghiền nhỏ, dễ tiêu hóa hơn.
Do đó, bạn hãy chia nhỏ các bữa ăn trong ngày (5-6 bữa/ngày). Mỗi bữa ăn không nên quá no. Đồng thời, phải nhai kỹ từng miếng thức ăn trước khi nuốt, tránh tạo áp lực thêm lên hệ tiêu hoá.
Uống nhiều chất lỏng
Xạ trị có thể gây ra tình trạng khô miệng, mất nước. Uống đủ nước giúp làm dịu cổ họng, hỗ trợ tiêu hóa và loại bỏ độc tố. Ngoài ra, nếu bạn đang bị tiêu chảy thì rất dễ bị mất nước nên phải thường xuyên để chai nước lọc bên mình để bổ sung kịp thời.
Nếu cảm thấy nước lọc khó uống quá thì bạn có thể thay bằng nước ép trái cây không đường, sữa không đường. Gợi ý, nên dùng ống hút để giảm cảm giác đau rát khi uống.
Lắng nghe cơ thể của bạn
Cơ thể mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy lắng nghe những tín hiệu mà cơ thể gửi đến. Hãy chọn các loiaj thực phẩm phù hợp nhất với bệnh lý, xen kẽ các món ăn người bệnh yêu thích và được khuyến khích bởi bác sĩ dinh dưỡng. Ví dụ:
- Nếu bị buồn nôn, hãy nghỉ ngơi và ăn những thức ăn dễ tiêu.
- Nếu thấy đau miệng, hãy chọn những thức ăn mềm, lỏng.
Hãy điều chỉnh chế độ ăn hợp lý theo tình trạng cơ thể
Bên cạnh đó, bạn có thể đến Bệnh viện uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa DInh dưỡng giúp đỡ xây dựng chế độ ăn uống phù hợp. Khoa Dinh dưỡng - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là địa chỉ thăm khám được nhiều khách hàng tin tưởng. Khoa dẫn đầu bởi TTUT.PGS.TS.BS Cao Thị Thu Hương từng là Trưởng Phòng Quản lý Nghiên cứu, Viện dinh dưỡng Quốc gia và hiện tại đang giữ chức vụ Trưởng khoa Dinh dưỡng của Bệnh viện.
Khám Dinh dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
Quy trình thăm khám dễ dàng, tiết kiệm thời gian và đội ngũ y tế được đào tạo bài bản sẽ đem lại trải nghiệm thoải mái, dễ chịu cho mọi khách hàng đến Bệnh viện.
Có thể nói, thực đơn cho người xạ trị nên chia thành ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, mỗi bữa ăn vừa phải. Thực phẩm cần được chế biến mềm, dễ tiêu, hạn chế gia vị. Uống đủ nước để tránh tình trạng mất nước.