Thuỷ đậu kiêng gì: 4 loại thực phẩm và 4 lưu ý trong sinh hoạt

Thu Hiền

21-03-2024

goole news
16

Thuỷ đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở mức độ nhẹ nhưng có khả năng lây nhiễm rất cao. Nếu một người chưa từng bị thuỷ đậu tiếp xúc với người bệnh thì khả năng lây bệnh lên đến 90%. Vì hầu như ai cũng bị thuỷ đậu một lần trong đời nên lưu ý trong ăn uống, sinh hoạt, cụ thể “thuỷ đậu kiêng gì cho mau khỏi bệnh?’ rất được quan tâm.

Cách nhận biết và mức độ nguy hiểm của bệnh thuỷ đậu

Hướng dẫn nhận biết thuỷ đậu đơn giản tại nhà

Trước khi tìm hiểu về “thuỷ đậu kiêng gì”, chúng ta cần nắm được các triệu chứng của thuỷ đậu có thể nhận biết bằng mắt thường bao gồm:

  • Sốt, phát ban toàn thân
  • Phát ban gây ngứa từng đợt
  • Nổi sẩn, mụn nước, mụn mủ và đóng mày
  • Mệt mỏi, nhức đầu, sốt, chảy nước mũi, đau họng. Da có thể bị nổi đỏ ở vùng đầu, mắt.

Triệu chứng của thuỷ đậu ở trẻ emTriệu chứng của thuỷ đậu ở trẻ em

Biến chứng và sự nguy hiểm của bệnh thuỷ đậu

Mặc dù được xếp vào bệnh nhẹ, có thể khỏi sau điều trị tại nhà. Tuy nhiên chúng ta không thể loại trừ các biến chứng nguy hiểm thuỷ đậu có thể gây ra như sau:

  • Viêm não (tỷ lệ tử vong từ 5 - 20%)
  • Xuất huyết
  • Nhiễm trùng máu
  • Nhiễm trùng nốt rạ
  • Viêm mô tế bào
  • Viêm gan
  • Viêm phổi

Đặc biệt, mức độ biến chứng có thể nặng hơn nếu người mắc bệnh thuộc nhóm: người cao tuổi có bệnh lý nền, thai phụ,... Đối với phụ nữ có thai, tỷ lệ tử vong rất là 10/100, tỷ lệ sảy thai là 30% và tỷ lệ thai nhi dị tật là rất cao. 

Bị thuỷ đậu kiêng gì để nhanh khỏi và không để lại sẹo?

Hầu hết những bệnh nhân bị thuỷ đậu đều có thể khỏi bệnh sau 7 - 10 ngày và có thể sớm hơn nếu thực hiện chăm sóc đúng cách:

Bị thuỷ đậu phải kiêng những gì?

Khi trong nhà có người bệnh thuỷ đậu, phần lớn mọi người sẽ kiêng cữ ăn uống rất nghiêm ngặt mà quên mất những lưu ý quan trọng trong sinh hoạt như sau:

Câu trả lời đầu tiên về “thuỷ đậu kiêng gì” là không nên đến nơi đông người. Vì khả năng lây nhiễm siêu nhanh nhạy nên để tránh lây nhiễm chéo cũng như đề phòng bùng dịch, người bệnh nên được cách ly riêng. Trong khoảng 7 - 15 ngày điều trị bệnh, kể từ giai đoạn tái phát - diễn biến - lui bệnh người bệnh nên ở trong không gian riêng. Cho tới khi nốt mụn cuối cùng trên người biến mất, bệnh nhân mới nên ra ngoài. 

Chú ý: Trong TH bất khả kháng phải tiếp xúc với bên ngoài:

  • Người bệnh cần che chắn kỹ, đeo khẩu trang khi tiếp xúc
  • Người chăm sóc cần đeo khẩu trang, kính râm, mũ, không để lộ khoảng trống nào trên cơ thể. 

Kiêng gãi, ngứa, động chạm xung quanh đến nốt thuỷ đậu

Hiện tượng phát ban của bệnh thuỷ đậu thường xuyên gây ngứa nên người bệnh thường lấy tay gãi, cậy, chà xát hay nặn các nốt mụn. Tuy nhiên một khi động chạm xung quanh làm các nốt mụn vỡ, các vùng da lành xung quanh có thể lên các nốt mụn thuỷ đậu tương tự. Đồng thời nguy cơ nhiễm trùng, tình trạng phát ban trên da cũng ngày càng tồi tệ hơn. Để khắc phục cơn ngứa, người bệnh có thể mặc quần áo rộng rãi, chất liệu thoải mái. 

Kiêng sử dụng vật dụng chung

Ngoài phòng riêng, người bệnh nên thuỷ đậu kiêng gì? Kiêng sử dụng vật dụng chung. Bởi đường lây nhiễm phổ biến nhất của thuỷ đậu là các giọt bắn trong không khí và chất dịch trên các đồ vật chung. Vì thế, quần áo, vật dụng cá nhân, chăn ga,... của bệnh nhân cũng nên vệ sinh riêng và đặt ở khu vực tách biệt với những người thân trong gia đình. 

Bệnh nhân và người chăm sóc không được sử dụng vật dụng, không gian chungBệnh nhân và người chăm sóc không được sử dụng vật dụng, không gian chung

Kiêng đến nơi lộng gió

Người bệnh thuỷ đậu không cần kiêng nước, kiêng quạt hay kiêng máu lạnh nhưng cần hạn chế đến nơi nhiều da vì:

  • Bảo vệ cơ thể khỏi các vi khuẩn, virus truyền nhiễm trong không khí và nguy cơ cảm lạnh
  • Tránh cảm giác ngứa vì gió có thể làm khô da, gây ngứa ngáy và làm vỡ nốt thuỷ đậu, gây ra sẹo thuỷ đậu

Bị thuỷ đậu có kiêng ăn gì không?

Khi đặt câu hỏi “thuỷ đậu kiêng gì”, người bệnh còn rất nhiều thắc mắc về chế độ ăn. Để hỗ trợ nhanh khỏi bệnh, người bệnh cần hạn chế tối đa các loại thực phẩm trong chế độ ăn như sau:

Kiêng thực phẩm tanh

Các loại thịt gia cầm như thịt gà, thịt chó, thịt dê, thịt bò, hải sản, cá,... đều dễ gây kích ứng, gia tăng cảm giác ngứa ngáy trên da. Đồng thời, các loại thực phẩm này cũng khiến quá trình lành vết thương lâu và nguy cơ để lại sẹo thâm trên da lớn hơn. 

Kiêng đồ cay, nóng và nhiều gia vị

Bệnh nhân ăn thức ăn mặn trong chế biến, đồ ăn nhanh hay có các gia vị: gừng, tỏi, ớt, tiêu, dầu mỡ có thể gây nóng trong người. Khi đó, lượng bã nhờn trên da tăng, da tiết ra nhiều mồ hôi hơn khiến tình trạng viêm nhiễm có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Đồng thời, nóng trong cũng có thể khiến các cơn ngứa tăng lên khiến bệnh nhân khó chịu hơn.

Thuỷ đậu kiêng gì: hoa quả tính nóng, thực phẩm tanh, sữa và đồ nhiều gia vịThuỷ đậu kiêng gì: hoa quả tính nóng, thực phẩm tanh, sữa và đồ nhiều gia vị

Kiêng sữa và các sản phẩm từ sữa

Sữa, phomai, bơ, sữa chua, trứng... nên được hạn chế trong thực đơn của người bệnh. Bởi giống như đồ cay nóng và mặn, nó cũng có thể gia tăng tình trạng viêm nhiễm làm tình trạng da xấu hơn. 

Kiêng hoa quả có tính nóng

Mít, mận, vải, đào, nhãn... là những loại hoa quả có tính nóng, hàm lượng đường cao nên dễ gây mẩn ngứa, mụn nhọt khiến người bệnh thuỷ đậu khó chịu hơn. 

Những sai lầm điển hình trong điều trị bệnh thuỷ đậu tại nhà

Kiêng gió, kiêng quạt

Một thành viên trong gia đình bị thuỷ đậu có thể khiến cả gia đình lo lắng, đôi khi là lo lắng quá mức. Các câu hỏi như “Bị thuỷ đậu có kiêng gió không?”, “Bị thuỷ đậu có kiêng gió quạt không”,...là thắc mắc của nhiều người. Trên thực tế, người bệnh không cần kiêng gió, kiêng gió quạt. 

Ngược lại không gian sống của người bệnh phải đảm bảo thông thoáng, mát mẻ. Việc kiêng gió quạt là không có cơ sở khoa học và hoàn toàn không cần thiết. 

Kiêng nước, kiêng tắm

“Bị thuỷ đậu có kiêng tắm không”, câu trả lời là không. Bệnh thuỷ đậu thường xuất hiện nhiều vào mùa xuân hè, tháng 2 - 6 trong năm, thời điểm khí hậu khá nóng và có hiện tượng nồm ẩm. Nếu người bệnh ở trong phòng kín gió, không tắm rửa, lau người sạch sẽ thì nguy cơ viêm nhiễm càng lớn. Cảm giác ngứa ngáy càng khó chịu hơn. 

Người bệnh thuỷ đậu vẫn nên tắm rửa bình thường bằng nước ấm, cần chú ý:

  • Không tắm gội quá lâu để tránh bị nhiễm lạnh
  • Tắm gội bằng nước ẩm

Tắm nước lá

Đây là một trong những cách chữa bệnh thuỷ đậu được truyền miệng. Tuy nhiên, chúng ta không nên áp dụng nếu không có chỉ định. Vì tuỳ cơ địa và độ tuổi mà da của người bệnh có thể rất nhạy cảm, mỏng nên dễ tổn thương do tác động của môi trường.

Vì thế, khi đang điều trị thuỷ đậu, cha mẹ không nên tự ý cho trẻ tắm lá làng, lá chè xanh,... mà không có chỉ định của bác sĩ.

Bị thuỷ đậu nên ăn gì để khỏi bệnh, lành sẹo nhanh?

Người bệnh thuỷ đậu có thể bị mệt, ốm sốt và yếu trong người. Để dễ tiêu hoá và dễ ăn uống, người bệnh nên ưu tiên các thức ăn lỏng hoặc xay nhuyễn và rau xanh, nhiều trái cây như:

  • Cháo củ năng, cháo đậu xanh, cháo gạo lứt, chạo miến đậu xanh
  • Măng tây, chuối, đậu đỏ, khoai tây, cà rốt, củ cải trắng, bí đao, rau ngót,...
  • Thực phẩm giàu vitamin C: ớt chuông đỏ, quả kiwi, súp lơ, dâu tây, dưa lưới,...
  • Uống nhiều nước

Đồng thời, người bệnh cũng phải kết hợp điều trị nội khoa bằng thuốc đúng liều lượng theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Người bệnh thuỷ đậu nên bổ sung cháo, rau xanh và hoa quảNgười bệnh thuỷ đậu nên bổ sung cháo, rau xanh và hoa quả

Hướng dẫn chăm sóc và phòng tránh bệnh thuỷ đậu

Cách chăm sóc người bị thuỷ đậu an toàn, hiệu quả

Nếu không may người bệnh vẫn bị mắc thuỷ đậu, bệnh nhân cần được chăm sóc theo hướng dẫn dưới đây:

  • Mặc quần áo mềm mại, tắm thường xuyên để giữ cơ thể sạch sẽ, không tạo điều kiện gây nhiễm trùng, ngứa ngáy
  • Hạn chế gãi hoặc động vào các nốt mụn thuỷ đậu
  • Phòng chăm sóc phải thoáng khí, rộng rãi, tránh gió lùa
  • Vệ sinh tai mũi họng bằng nước muối sinh lý hàng ngày
  • Ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hoá, tăng cường nhiều vitamin C và chất xơ từ hoa quả, rau xanh
  • Kiêng thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhiều gia vị và đồ ăn nhiều đạm

Các biện pháp phòng tránh bệnh thuỷ đậu

Vì thuỷ đậu là bệnh có khả năng tái nhiễm cả ở người lớn và trẻ em nên người dân nên chú ý thực hiện các biện pháp phòng tránh. 

Tuy nhiên, cách phòng bệnh hiệu quả nhất là cách tiêm vắc xin phòng bệnh thuỷ đậu kịp thời. Trong đó, Trung tâm Tư vấn & Tiêm chủng BVĐK là địa chỉ được nhiều bệnh nhân gửi gắm niềm tin, bởi: 

  • Nguồn vắc xin thuỷ đậu nhập khẩu từ nước ngoài, đã được kiểm định y tế: 02 loại vắc xin phòng thuỷ đậu là Varivax (Mỹ) và Varicella (Hàn Quốc) cho cả người lớn và trẻ em
  • Quy trình thăm khám đầy đủ, khám sàng lọc và tư vấn cho bệnh nhân trước khi thực hiện. Sau khi tiêm 30 phút, bệnh nhân được theo dõi, kiểm tra lại các chỉ số.
  • Đa dạng gói tiêm, đặt lịch dễ dàng, thực hiện nhanh chóng, tiết kiệm thời gian với chi phí ổn định. 
  • Lưu giữ lịch tiêm online, nhắc lịch tiêm tự động với các gói tiêm nhắc lại nhiều lần. 
  • Đội ngũ y bác sĩ được đào tạo chuyên sâu về tiêm chủng, thực hiện tiêm nhanh chóng, chuẩn xác và không gây đau đớn cho bệnh nhân.

Tiêm vắc xin phòng bệnh thuỷ đậu tại BVĐK Phương ĐôngTiêm vắc xin phòng bệnh thuỷ đậu tại BVĐK Phương Đông

Để đặt lịch thăm khám và tìm hiểu thêm về đậu mùa và thuỷ đậu, bệnh nhân có thể liên hệ hotline 19001806 để được đội ngũ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hỗ trợ kịp thời!

Như vậy, bài viết trên đã giải đáp đầy đủ những thắc mắc về “thuỷ đậu kiêng gì”. Nếu phát hiện có những triệu chứng nghi ngờ, người bệnh nên đến các cơ sở y tế gần nhất và thực hiện theo các điều trị. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
2,709

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám