Trẻ tiêm phế cầu có bị sốt không?

Nguyễn Mai Phương

27-11-2020

goole news
16

Trẻ tiêm phế cầu có sốt không? Đây là vấn đề mà các bậc phụ huynh đều rất quan tâm khi đưa con đi tiêm phòng. Việc trẻ có bị sốt sau tiêm không phụ thuộc phần lớn vào thể trạng, khả năng đáp ứng vắc xin của từng trẻ. Cụ thể như thế nào, mời bạn đọc xem tại bài viết dưới đây.

Vì sao cần tiêm phế cầu cho trẻ?

Để trả lời cho câu hỏi trẻ tiêm phế cầu có bị sốt không thì bố mẹ cần biết vì sao trẻ cần tiêm phế cầu.

Phế cầu khuẩn (tên khoa học là Streptococcus pneumoniae) là căn bệnh gây ra bởi vi khuẩn Gram dương thuộc chi Streptococcus. S. pneumoniae. Nó vốn là dạng vi khuẩn bình thường, có thể cư trú "hòa bình" trong khu vực khoang mũi hoặc hong. Thế nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi ở người nhạy cảm như người già, suy giảm miễn dịch ở trẻ em thì chúng có thể phát triển thành bệnh phế cầu.

Tiêm phế cầu cho trẻ là cách tốt nhất để bảo vệ trẻ khỏi vi khuẩn phế cầuTiêm phế cầu cho trẻ là cách tốt nhất để bảo vệ trẻ khỏi vi khuẩn phế cầu

Bệnh do phế cầu gây ra sẽ lây lan qua đường hô hấp khi tiếp xúc, va chạm với người bệnh qua các hành động như ho, hắt hơi, nôn, dùng chung đồ dùng cá nhân.

Một số bệnh lý nguy hiểm do phế cầu gây ra đó là:

  • Viêm phổi: phế cầu khuẩn là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh viêm phổi ở trẻ em, người trên 65 tuổi hoặc người có hệ miễn dịch kém. Bệnh tiến triển nhanh nên nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ trở nặng và gây nhiều biến chứng.
  • Viêm màng não: viêm màng não gây ra bởi phế cầu là bệnh khó phát hiện nhất và để lại nhiều di chứng nặng nề. Biểu hiện ban đầu của bệnh là đau đầu và nôn ói nên thường bị nhầm lẫn với các bệnh về tiêu hóa.
  • Viêm tai giữa: tỷ lệ này gặp ở trẻ nhỏ rất nhiều, với tỷ lệ đến 80%, nguyên nhân là do bệnh về đường hô hấp không được trị dứt điểm hoặc không đúng cách.

Ngoài ra nó còn gây ra các bệnh lý khác như viêm xoang cấp tính, viêm kết mạc, viêm màng ngoài tim, viêm mô tế bào, viêm tủy xương hay nặng thì bị áp xe não, nhiễm trùng máu, thậm chí là đối mặt với nguy cơ tử vong.

Như vậy, nguyên nhân khiến vi khuẩn phế cầu phát triển là do sức khỏe và sức đề kháng yếu. Do đó, trẻ em là đối tượng cần được tiêm vacxin phế cầu bởi hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, dễ bị vi khuẩn phế cầu tấn công, gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe.

Tiêm phế cầu có bị sốt không?

Phản ứng sau tiêm phế cầu của mỗi người là khác nhau tùy vào cơ địa. Đa phần sẽ có các phản ứng nhẹ như sốt khoảng 38 độ C, sưng và đau tại vị trí tiêm nhưng sẽ tự khỏi trong 24 giờ. Các chuyên gia nhấn mạnh việc trẻ tiêm phế cầu bị sốt là phản ứng rất bình thường, là biểu hiện của hệ miễn dịch cơ thể đang đáp ứng với vắc xin.

Trẻ tiêm phế cầu bị sốt là dấu hiệu hết sức bình thườngTrẻ tiêm phế cầu bị sốt là dấu hiệu hết sức bình thường

Tuy nhiên có sốt ít trẻ lại có phản ứng mạnh như sốt cao, quấy khóc kéo dài, co giật, tím tái, thậm chí là bị sốc phản vệ. Có nhiều trường hợp tiêm cùng loại vắc xin, cùng lô, thậm chí là cùng một lọ nhưng có trẻ thì phản ứng bình thường có trẻ lại gặp phản ứng nghiêm trọng.

Tiêm mũi phế cầu có sốt không phụ thuộc vào cơ địa của từng trẻ chứ không nằm ở chất lượng vắc xin. Do vậy, gia đình không cần quá lo lắng nếu bé tiêm phế cầu bị sốt vì nó sẽ nhanh biến mất, không gặp biến chứng. Để đảm bảo con khỏe mạnh thì bố mẹ cần theo dõi sát sao theo hướng dẫn của bác sĩ, tuân thủ lịch tiêm và số mũi tiêm theo đúng phác đồ, đồng thời lựa chọn cơ sở uy tín để đảm bảo an toàn cho bé khi tiêm.

Trẻ tiêm phế cầu có thể gặp phản ứng phụ gì?

Ngoài vấn đề tiêm viêm phế cầu có sốt không thì bạn cũng cần biết một số tác dụng phụ không mong muốn có thể gặp phải khi tiêm, cụ thể là vắc xin phế cầu cộng hợp như Synflorix hoặc Prevenar 13 như:

Phản ứng phụ trẻ có thể gặp khi tiêm vắc xin phế cầuPhản ứng phụ trẻ có thể gặp khi tiêm vắc xin phế cầu

  • Phản ứng rất thường gặp (tỷ lệ khoảng 10% trở lên) trẻ chán ăn, chóng mặt, kích thích, có phản ứng tại chỗ tiêm như: nổi ban đỏ, đau, tăng nhạy cảm tại vị trí tiêm,... sốt từ 38 độ C trở lên, hiện tượng này kéo dài không quá 2 ngày.
  • Phản ứng thường gặp (tỷ lệ từ 1- 10%): chai cứng tại vị trí tiêm, sốt trên 39 độ C (khi đo nhiệt độ hậu môn ở trẻ dưới 2 tuổi) và sốt từ 38 độ C (khi đo nhiệt độ hậu môn với trẻ từ 2- 5 tuổi).
  • Phản ứng không thường gặp (tỷ lệ là 0,1- 1%): trẻ quấy khóc bất thường, khóc dai dẳng, tiêu chảy, nôn mửa, có u máu tại vị trí tiêm, chảy máu và xuất hiện nốt sưng nhỏ, ngưng thở ở trẻ non tháng, sốt trên 40 độ C (đo hậu môn ở trẻ dưới 2 tuổi), sốt cao hơn 39 độ C (đo hậu môn trẻ 2 - 5 tuổi).
  • Phản ứng hiếm gặp (tỷ lệ 0,01 - 0,1%): viêm da dị ứng, viêm da không điển hình, chàm, co giật do sốt cao, phát ban da, nổi mề đay, giảm trương lực cơ, giảm đáp ứng.

Các trường hợp này cần được đưa đến bệnh viện để theo dõi, điều trị kịp thời đảm bảo an toàn cho trẻ sau khi tiêm vắc-xin.

Cách chăm sóc bé khi đi tiêm phế cầu về

Sau khi trẻ được tiêm phòng viêm phế cầu thì cần chăm sóc đặc biệt trong khoảng 1- 2 ngày tiếp theo, bố mẹ và người thân cần theo dõi các biểu hiện sau đây:

  • Bé ăn, ngủ có ngoan không, có bình thường không?
  • Bé hô hấp bình thường không?
  • Vết tiêm, vị trí quanh vết tiêm của bé có phản ứng bất thường không?
  • Bé có bị phát ban không?
  • Nhiệt độ cơ thể của bé như thế nào?

Chăm sóc trẻ sau tiêm như sau:

  • Cho bé ăn hoặc bú đủ bữa, đủ số lượng, đúng tư thế và hạn chế cho bé ăn nằm, cho trẻ bú mẹ hoặc uống nước nhiều hơn (nếu trẻ lớn) để hạ sốt, tăng cường các món dễ tiêu hóa

Cho trẻ bú hoặc uống nước nhiều để làm giảm các cơn sốtCho trẻ bú hoặc uống nước nhiều để làm giảm các cơn sốt

  • Nếu trời lạnh thì giữ ấm cho bé còn trời nóng thì cho bé thoáng mát, mặc quần áo mỏng
  • Hạn chế tối đa việc đụng chạm vào vết tiêm
  • Thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khỏe cũng như tinh thần bé xem có gì bất thường không
  • Cho trẻ dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ nếu có
  • Nếu trẻ sốt: cặp nhiệt độ, mặc quần áo mỏng để hạ nhiệt, chườm ấm (nhúng khăn vào nước có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể 1- 20 độ C), dùng hạ sốt theo đơn hoặc thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol, ibuprofen khi sốt trên 38,5 độ C hoặc đau với liều theo cân nặng.
  • Không đắp bất kỳ chất gì vào vị trí tiêm như lá cây, chanh, khoai tây... vì có thể gây nhiễm trùng.

Cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế nếu có những dấu hiệu sau:

  • Sốt cao trên 39 độ mà không thể hạ sốt khi đã áp dụng các cách trên
  • Vùng tiêm bị sưng tấy, thâm đỏ thành quầng với kích thước ngày càng mở rộng

Đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế nếu trẻ sốt cao trên 39 độ sau khi tiêm phế cầuĐưa trẻ đến ngay cơ sở y tế nếu trẻ sốt cao trên 39 độ sau khi tiêm phế cầu

  • Có biểu hiện co giật, mệt lả, người lừ đừ, gọi không phản ứng
  • Người tím tái, khó thở như thở nhanh, thở ngắt quãng, khò khè, ậm ạch, có rút lõm lồng ngực
  • Quấy khóc liên tục kéo dài trên 3 tiếng
  • Bỏ bú, bú kém hoặc có các phản ứng tương tự kéo dài trên 1 ngày
  • Nổi mề đay, chân tay lạnh.

Mẹ cần lưu ý gì khi đưa con đi tiêm phế cầu?

Để tránh xảy ra các phản ứng phụ hay tình huống xấu khi trẻ tiêm thì mẹ cần lưu ý những điều sau đây:

  • Hoãn việc tiêm lại nếu trẻ đang sốt cao cấp tính 
  • Không tiêm vắc-xin phế cầu Synflorix theo đường tĩnh mạch hoặc đường trong da trong bất kỳ hoàn cảnh nào
  • Thận trọng khi tiêm cho bé đang có dấu hiệu giảm tiểu cầu hoặc rối loạn đông máu
  • Cân nhắc tiêm cho trẻ có nguy cơ mắc các bệnh do vi khuẩn phế cầu: nhiễm HIV, mắc bệnh hồng cầu hình liềm, suy lách, bệnh mạn tính) do hiệu quả đáp ứng với vắc xin không cao
  • Trẻ sinh non dưới 28 tuần, đang trong chế độ chăm sóc đặc biệt cần được theo dõi chặt chẽ từ 48- 72 giờ sau tiêm
  • Trẻ có hệ miễn dịch suy giảm hoặc đang dùng thuốc ức chế miễn dịch có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin
  • Liệu trình tiêm vắc-xin Synflorix nên tiến hành khi trẻ dưới 2 tuổi bởi đây là khoảng độ tuổi thích hợp nhất
  • Mặc dù thành phần của vaccine Synflorix có giải độc tố uốn ván, bạch hầu, HIB nhưng nó không thể thay thế cho liệu trình tiêm vắc-xin bạch hầu, uốn ván và các bệnh gây ra bởi HIB
  • Việc dùng Paracetamol để dự phòng nguy cơ sốt cao sau tiêm có thể làm giảm đáp ứng miễn dịch của trẻ với vắc xin nên chỉ dùng khi trẻ sốt trên 38,5 độ C.
  • Mẹ hãy đảm bảo trẻ trước khi tiêm đã được kiểm tra, khám lâm sàng với bác sĩ chuyên môn. Theo dõi sức khỏe trẻ 30 phút trước khi ra về. 

Một số lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm vaccine phế cầuMột số lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm vaccine phế cầu

  • Cho trẻ đi tiêm tại cơ sở luôn có sẵn phương tiện cấp cứu và ekip chuyên kịp để đề phòng khi có tình huống xấu xảy ra.

Tiêm vắc xin phế cầu tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Bệnh viện đa khoa Phương Đông cung cấp dịch vụ tư vấn và tiêm chủng các loại vắc xin cho trẻ nhỏ, trong đó có vắc xin phế cầu sản xuất tại Anh và Bỉ. Phương Đông cam kết toàn bộ vắc xin tại Trung tâm Tiêm chủng đều nhập khẩu chính hãng từ các hãng sản xuất uy tín, nổi tiếng trong và ngoài nước, được kiểm chứng về độ hiệu quả và an toàn, bảo quản nghiêm ngặt theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Sở hữu đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm về tiêm chủng, hệ thống phòng tiêm hiện đại theo tiêu chuẩn với đầy đủ tiện nghi. Trung tâm Tiêm chủng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đảm bảo sẽ mang đến cho quý khách sự hài lòng về sự chuyên nghiệp trong dịch vụ và sự an tâm khi tiêm chủng. 

Đã có hàng nghìn cha mẹ tại Hà Nội và các tỉnh thành lân cận tin tưởng lựa chọn và hài lòng bởi:

- Phòng tiêm hiện đại, vô khuẩn, trang bị đủ tiện nghi.

- Không gian phòng chờ trước và sau thân thiện, tạo sự thoải mái cho bé và gia đình, giảm sự căng thẳng, sợ hãi cho các bé.

- Đội ngũ bác sĩ khám sàng lọc và tư vấn được đào tạo chuyên biệt về tiêm chủng, giàu kinh nghiệm, áp dụng phương pháp giảm đau hiệu quả cho trẻ khi tiêm.

- Bố mẹ sẽ được nhận tin nhắn thông báo trước ngày tiêm, đảm không không lỡ lịch tiêm của con.

- Thủ tục nhanh chóng, dễ dàng, đội ngũ nhân viên hỗ trợ 24/24.

Như vậy, bài viết đã trả lời cho câu hỏi “Trẻ tiêm phế cầu có bị sốt không”? Mong rằng sẽ giúp bố mẹ an tâm hơn khi đưa con đi tiêm. Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cung cấp trọn gói tiêm chủng cho các đối tượng khác nhau. Liên hệ ngay tới Hotline 1900 1806 hoặc fanpage Bệnh Viện Đa Khoa Phương Đông để đặt lịch tiêm cho trẻ.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

7,244

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám