Tiền sử thai lưu nhiều lần có nguy hiểm không? Làm sao để giữ thai

Phan Thị Hoàn

14-06-2024

goole news
16

Tiền sử thai lưu xảy ra khi phụ nữ mang thai bị thai lưu từ hai lần trở lên. Tình trạng này rất nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và tâm lý của người mẹ. Thai lưu có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ và thậm chí có thể xảy ra trong quá trình sinh con.

Tiền sử thai lưu, dấu hiệu thai lưu là gì?

Thai chết lưu là hiện tượng thai nhi chết lưu trong tử cung trước hoặc trong quá trình sinh. Nếu tình trạng này xảy ra nhiều lần được gọi là tiền sử thai lưu. Hiện tượng thai chết lưu có thể được phân thành ba loại dựa trên từng giai đoạn của thai kỳ:

  • Thai lưu sớm xảy ra khi thai nhi chết trước tuần 20 của thai kỳ. 
  • Thai lưu muộn là trường hợp thai nhi chết lưu từ tuần 21 đến tuần 36. 
  • Thai chết lưu có thể xảy ra từ tuần thứ 37 trở đi hoặc trong quá trình sinh nở.

Các dấu hiệu nhận biết thai chết lưu có thể khác nhau tùy theo từng trường hợp, nhưng thường bao gồm các triệu chứng sau:

  • Chảy máu âm đạo: Dấu hiệu chảy máu âm đạo thường là một trong những biểu hiện rõ ràng nhất, có thể đi kèm với cảm giác đau rát.
  • Đau ở bụng dưới: Cảm giác đau ở vùng bụng dưới có thể là một trong những dấu hiệu của thai lưu.
  • Mất cảm giác thai máy: Mất cảm giác về hoạt động của thai nhi trong bụng là một dấu hiệu khác mà mẹ có thể trải qua.
  • Mất các triệu chứng mang thai: Các triệu chứng như buồn nôn, mệt mỏi, hoặc đau ngực giảm hoặc biến mất.
  • Giảm kích thước tử cung: Nếu tử cung bắt đầu co lại và giảm kích thước, có thể đây là dấu hiệu của thai lưu.

Mẹ bầu có tiền sử thai lưu cần hết sức chú ý cho những lần mang thai tiếp theo.

Mẹ bầu có tiền sử thai lưu cần hết sức chú ý cho những lần mang thai tiếp theo.

Tiền sử thai lưu nhiều lần có nguy hiểm không?

Tiền sử thai lưu nhiều lần mang theo nguy cơ cao hơn cho thai phụ và thai nhi. Thai lưu liên tiếp có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe sinh sản cho phụ nữ và có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai và sinh sản trong tương lai. Nó cũng có thể gây ra tác động tâm lý và cảm xúc nặng nề đối với người mẹ. 

Để giảm nguy cơ, quan trọng là phụ nữ có tiền sử thai lưu nhiều lần cần được theo dõi chặt chẽ và điều trị đúng cách dưới sự giám sát của các chuyên gia y tế.

Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai lưu nhiều lần?

Có khoảng 20 - 50% trường hợp thai lưu không có nguyên nhân rõ ràng. Những trường hợp còn lại, nguyên nhân gây ra hiện tượng thai lưu liên tiếp rất đa dạng. Dưới đây là một số yếu tố có thể gây ra tiền sử thai lưu, bao gồm:

Bệnh nội tiết

Nữ giới mắc các bệnh như bệnh Basedow, thiểu năng giáp trạng, hoặc cường năng tuyến thượng thận cũng có thể gây ra thai lưu liên tiếp.

Tuổi tác

Nguy cơ thai lưu liên tiếp tăng cao với phụ nữ lớn tuổi hơn.

Rối loạn nhiễm sắc thể hoặc dị tật bẩm sinh ở thai nhi

Rối loạn nhiễm sắc thể hoặc dị tật bẩm sinh ở thai nhi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra thai lưu, chiếm khoảng 50% các trường hợp. Các rối loạn nhiễm sắc thể có thể xuất hiện ngẫu nhiên hoặc do di truyền. Dị tật bẩm sinh ở thai nhi có thể phát sinh từ nhiều nguyên nhân như nhiễm trùng, tiếp xúc với các chất độc hại hoặc các vấn đề sức khỏe của mẹ bầu.

Nhiễm trùng

Các bệnh nhiễm trùng và những bệnh lây truyền qua đường tình dục, có thể có tác động tiêu cực đến thai nhi và tăng nguy cơ thai chết lưu. Khoảng 13% trường hợp thai lưu được liên kết với nhiễm trùng.

Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai lưu nhiều lần?

Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai lưu nhiều lần?

Tiền sử thai lưu phải làm sao?

Điều trị tiền sử thai lưu như thế nào là câu hỏi của nhiều chị em khi gặp phải tình trạng này. Lưu thai là tình trạng mà không ai mong muốn xảy ra, đặc biệt là khi mắc phải lưu thai liên tiếp. Tuy nhiên, người phụ nữ không nên quá lo lắng hay sợ hãi, mà nên nhanh chóng tìm ra nguyên nhân gây ra thai lưu liên tiếp để có biện pháp khắc phục.

Dưới đây là một số biện pháp điều trị giúp giảm nguy cơ thai lưu liên tiếp cho thai phụ:

Phẫu thuật 

  • Phẫu thuật là biện pháp hiệu quả để giảm nguy cơ thai lưu liên tiếp hoặc sảy thai ở phụ nữ mắc các bệnh lý bất thường ở tử cung như u xơ tử cung, tử cung có vách ngăn, polyp tử cung,... 
  • Vì những bệnh lý trên thường là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng thai lưu liên tiếp.

Khắc phục tình trạng bệnh lý ở sản phụ

  • Thai lưu liên tiếp có thể liên quan đến các bệnh lý như bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì, bệnh tuyến giáp…
  • Việc khắc phục những bệnh lý này có thể giúp mẹ bầu mang thai an toàn và khỏe mạnh.

Sàng lọc di truyền

  • Sàng lọc di truyền trước khi mang thai là quá trình đánh giá nguy cơ của bệnh di truyền để quyết định việc tiếp tục mang thai hay không.
  • Những phương pháp này giúp cặp đôi đánh giá nguy cơ và quyết định liệu họ muốn tiếp tục mang thai hay xem xét các tùy chọn như thụ tinh trong ống nghiệm đi kèm với sàng lọc.

Chăm sóc bản thân

  • Hãy dành thời gian để chăm sóc bản thân và duy trì một tinh thần lạc quan. 
  • Điều này có thể bao gồm tham gia các hoạt động giảm căng thẳng, tập thể dục nhẹ và duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh.

Tiền sử thai lưu 1 lần phải làm sao?

Tiền sử thai lưu 1 lần phải làm sao?

Xem thêm:

Cách phòng ngừa tiền sử thai lưu

Không có bà mẹ nào muốn kết thúc thai kỳ khi thai nhi chưa đủ tuần tuổi. Do đó, để phòng tránh thai lưu, mẹ cần tuân thủ một số nguyên tắc trước và trong quá trình mang thai.

Trước khi mang thai

Dừng hút thuốc

  • Các chất hóa học trong thuốc lá làm giảm lượng oxy và chất dinh dưỡng mẹ truyền sang thai nhi.
  • Đồng thời, hàng ngàn chất độc hại trong khói thuốc cũng có thể chuyển sang thai nhi. Do đó, việc ngừng hút thuốc lá là bước đầu tiên quan trọng khi quyết định có em bé.

Dừng hút thuốc lá là cách phòng ngừa tiền sử thai lưu.

Dừng hút thuốc lá là cách phòng ngừa tiền sử thai lưu.

Cần giữ cân nặng hợp lý

  • Phụ nữ thừa cân hoặc béo phì (chỉ số BMI ≥ 23) có thể đối mặt với các vấn đề trong thai kỳ như tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp thai kỳ, và tiền sản giật. 
  • Những yếu tố này đóng góp vào nguy cơ thai lưu. Vì vậy, hãy đảm bảo duy trì cân nặng trong khoảng bình thường bằng cách duy trì một chế độ ăn uống cân đối và lập kế hoạch tập luyện đều đặn trước khi mang thai.

Không uống rượu và tránh xa ma túy

  • Cùng với thuốc lá, rượu và ma túy cũng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với sự phát triển của thai nhi, tăng nguy cơ sảy thai và thai chết lưu. 
  • Vì vậy, hãy tránh rượu và các chất kích thích trước và trong thai kỳ để đảm bảo sức khỏe an toàn cho em bé của bạn.

Trong quá trình mang thai

Theo dõi thai nhi 

  • Việc bé đạp mạnh là dấu hiệu của sự phát triển khỏe mạnh. Nếu mẹ cảm nhận rằng thai nhi đột ngột ít cử động hơn so với bình thường, hãy đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức.
  • Bằng cách can thiệp sớm, bạn có thể xác định nguyên nhân gây ra việc bé chậm phát triển và ngăn chặn kịp thời tình trạng thai chết lưu.

Nên ngủ nghiêng trong tam cá nguyệt thứ 3

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc nằm nghiêng trong tam cá nguyệt thứ ba sẽ an toàn hơn cho em bé. Nếu bạn nằm ngửa, tổng trọng lượng khá lớn của bụng có thể gây áp lực lên các cơ quan khác trong cơ thể của bạn. Đặc biệt:

  • Khi nằm ở tư thế nằm ngửa, em bé và trọng lượng của bụng có thể tạo áp lực lên các mạch máu chính cung cấp cho tử cung. Điều này có thể làm giảm lưu lượng máu và oxy đến em bé.
  • Ở giai đoạn cuối của thai kỳ, phụ nữ thường nằm ngửa nhiều hơn so với tư thế nằm nghiêng, điều này có thể làm giảm hoạt động của em bé và làm chậm nhịp tim của em bé. Lý do là do lượng oxy trong cơ thể của em bé giảm khi mẹ nằm ngửa.

Mẹ bầu nên ngủ nghiêng trong tam cá nguyệt thứ 3 để phòng tránh tiền sử thai lưu.

Mẹ bầu nên ngủ nghiêng trong tam cá nguyệt thứ 3 để phòng tránh tiền sử thai lưu.

Chăm sóc bản thân tốt

  • Khám thai đúng lịch: Hãy đảm bảo bạn thực hiện các cuộc khám thai đúng lịch trình và hoàn thành mọi xét nghiệm được yêu cầu. Điều này giúp cho bác sĩ có cơ hội theo dõi một cách toàn diện sự phát triển và tăng trưởng của thai nhi. Trong các cuộc khám thai, bác sĩ cũng sẽ có thể sớm chẩn đoán bất kỳ nguy cơ nào có thể xảy ra trong thai kỳ, như tiền sản giật, đái tháo đường, hoặc tăng huyết áp.
  • Phát hiện bất thường từ thai nhi: Hãy thông báo cho bác sĩ biết về bất kỳ dấu hiệu bất thường nào mà bạn thấy xuất hiện đột ngột trong thai kỳ, như xuất huyết, đau dạ dày, sốt hoặc bất kỳ triệu chứng nào khác đang làm bạn lo lắng.
  • Tiêm phòng cúm: Tiêm phòng cúm là quan trọng vì phụ nữ mắc cúm khi mang thai có thể tăng nguy cơ thai chết lưu cũng như gặp phải các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
  • Bổ sung axit folic: Bổ sung axit folic trước khi mang thai và trong suốt thai kỳ theo chỉ định của bác sĩ là cách hiệu quả để giảm nguy cơ dị tật thai nhi.

Hy vọng qua bài viết Tiền sử thai lưu nhiều lần có nguy hiểm không? Làm sao để giữ thai. Với những thông tin vô cùng hữu ích chắc chắn chị em sẽ hiểu rõ hơn về tiền sử thai lưu cần chú ý điều gì. Ngoài ra nếu như chị em còn có bất cứ thắc mắc gì về thai lưu hoặc những câu hỏi liên quan đến sản phụ khoa hãy liên hệ ngay tới Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được tư vấn, đặt lịch khám và chuẩn bị hành trang đón bé yêu chào đời trong thời gian sớm nhất nhé. 

Phương Đông luôn sẵn lòng phục vụ quý khách!

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
602

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTUT.BS.CKII

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Khoa Phụ Sản
19001806 Đặt lịch khám