Tiểu đường thai kỳ ăn đu đủ được không?

Tiểu đường thai kỳ ăn đu đủ được không?

Hỏi về: Sản phụ khoa

Khách hàng: Kiều Trinh

Đã hỏi: Ngày 28-06-2024

Em chào Bác sĩ. Bác sĩ ơi em muốn hỏi Bác sĩ câu hỏi liên quan đến thai kỳ ạ. Em mới mang bầu bé đầu tiên, hiện tại thai nhi đã được 32 tuần tuổi. Trước đó thai nhi phát triển rất bình thường không có vấn đề gì ạ. Nhưng mới đây em đi kiểm tra thai nhi thì biết mình bị tiểu đường thai kỳ, cần phải hạn chế một số loại thực phẩm để kiểm soát lượng đường. Em đang thắc mắc là tiểu đường thai kỳ ăn đu đủ được không. Bác sĩ trả lời câu hỏi này giúp em với ạ, em cảm ơn Bác sĩ.

Đã trả lời / Chủ đề: Sản phụ khoa

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc của mình đến Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. Với câu hỏi này chúng tôi xin được tư vấn và giải đáp như sau:

Tiểu đường thai kỳ ăn đu đủ được không? 

Tiểu đường thai kỳ ăn đu đủ được không? Câu trả lời là có, những lợi ích dưới đây cho thấy mẹ bầu có thể ăn đu đủ khi bị tiểu đường:

Giàu vitamin

  • Đu đủ chín là nguồn giàu vitamin, bao gồm vitamin A, vitamin B1, B2, B6, C, PP. Đặc biệt, vitamin B1 đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa.

Ít đường

  • Đu đủ có vị ngọt thanh nhưng hàm lượng đường khá thấp, do đó mức đường này không ảnh hưởng quá nhiều đến bệnh tiểu đường. Một quả đu đủ vừa chứa khoảng 8,3g đường. 
  • Ngoài ra, các nghiên cứu cho thấy đu đủ cũng chứa các thành phần giúp làm giảm sự tiến triển của bệnh tiểu đường type 2.

Hỗ trợ tăng sức đề kháng

  • Quả đu đủ có hàm lượng β-carotene cao hơn so với các loại quả khác. Khi thành phần này được cơ thể hấp thụ, nó sẽ chuyển hóa thành vitamin A. 
  • Điều này giúp bà bầu tăng cường sức đề kháng, có thể ngăn ngừa được một số loại bệnh nguy hiểm đối với mẹ và thai nhi.

Bổ sung các khoáng chất cần thiết

  • Đu đủ cung cấp một nguồn khoáng chất phong phú như sắt, magie, kali, kẽm, canxi, các chất này rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. 
  • Việc bà bầu ăn đu đủ cũng giúp ngăn ngừa thiếu máu trong quá trình mang thai và có thể tăng thể tích máu của bà bầu lên đến 50%. 
  • Đặc biệt, lượng kali cao trong đu đủ chín giúp giảm hiện tượng chuột rút và đồng thời cân bằng nước và điện giải trong các tế bào cơ thể.

Giúp xương khớp chắc khỏe

  • Trong quá trình mang bầu, thai phụ thường gặp phải các triệu chứng như đau nhức, tê cứng ở các khớp ngón tay, khuỷu tay, hông, đầu gối và chân, làm cho việc đi lại trở nên khó khăn. 
  • Bà bầu có thể ăn đu đủ chín với lượng vừa đủ để bổ sung thêm các vitamin và canxi, giúp củng cố xương và giảm các triệu chứng này.

Có nhiều người cho rằng việc ăn đu đủ có thể dẫn đến sảy thai và tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường, khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy lo lắng và hoang mang. Vậy tiểu đường thai kỳ có ăn đu đủ được không? Thực tế, việc này chỉ xảy ra khi bà bầu ăn đu đủ xanh hoặc đu đủ chưa chín. Tuy nhiên, khi tiểu đường thai kỳ ăn đu đủ chín, không có vấn đề gì.

Đu đủ chín có hàm lượng đường khá thấp, do đó việc ăn đu đủ chín sẽ không gây ra tăng đường huyết trong máu. Vì vậy, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn đu đủ chín, nhưng cần ăn vừa phải để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Tiểu đường thai kỳ bà bầu có thể ăn đu đủ chín.

Tiểu đường thai kỳ bà bầu có thể ăn đu đủ chín.

Tiểu đường thai kỳ ăn đu đủ cần lưu ý gì?

Khi mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Không nên ăn quá nhiều đu đủ. Việc ăn quá nhiều đu đủ có thể dẫn đến tình trạng da bàn tay, lòng bàn tay hoặc bàn chân bị vàng. Ngoài ra, việc tiêu thụ nhiều đu đủ cũng có thể kích thích ruột hoạt động mạnh, gây áp lực lên hệ tiêu hóa.
  • Đối với những bà bầu có các vấn đề về hô hấp như hen suyễn, không nên ăn đu đủ. Đu đủ chứa thành phần papain có thể gây ra các triệu chứng như sổ mũi, nghẹt mũi và khó thở.
  • Nên tránh ăn hạt đu đủ cũng như đu đủ xanh, đu đủ chưa chín.
  • Trong mỗi tuần, bà bầu nên chỉ ăn đu đủ chín từ 2 đến 3 lần để điều chỉnh lượng đường huyết trong máu một cách hiệu quả nhất.
  • Ngoài việc ăn đu đủ chín, thai phụ bị tiểu đường thai kỳ cũng có thể bổ sung thêm các loại trái cây như roi, cam, lê, bưởi… để cung cấp các dưỡng chất cần thiết.

Với những thông tin trên, hy vọng đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc Tiểu đường thai kỳ ăn đu đủ được không. Bạn có thể ăn đu đủ khi bị tiểu đường thai kỳ và hãy chú ý là ăn đu đủ chín nhé, không nên ăn đu đủ xanh. Ngoài ra, nếu như bạn còn có bất cứ câu hỏi gì liên quan đến sản phụ khoa hãy liên hệ tới Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, Bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn điều trị bệnh hiệu quả trong thời gian sớm nhất nhé. 

Phương Đông chúc bạn luôn mạnh khỏe và hạnh phúc nhé!

Đặt câu hỏi

Mọi thắc mắc của Quý khách sẽ được chuyên gia của chúng tôi giải đáp nhanh nhất

Tiểu đường thai kỳ ăn phô mai được không?

Đã hỏi: Ngày 28-06-2024
Em chào Bác sĩ. Em cần Bác sĩ giải đáp giúp em câu hỏi này với ạ. Em đang mang bầu bé đầu tiên, hiện tại thai nhi đã được 30 tuần tuổi. Cách đây...

Tiểu đường thai kỳ có được ăn socola không?

Đã hỏi: 28-06-2024
Xin chào Bác sĩ. Em mới mang thai lần đầu, hiện tai thai nhi đã được 29 tuần, em mới đi kiểm tra thai định kỳ thì phát hiện mình mắc tiểu đường thai kỳ....

Tiểu đường thai kỳ uống nước mía được không?

Đã hỏi: 28-06-2024
Xin chào Bác sĩ, Bác sĩ cho em hỏi, em đang mang thai ở tuần thứ 35, em bé phát triển bình thường, nhưng cách đây 2 ngày em đi khám định kỳ thì biết...

Tiểu đường thai kỳ ăn lựu được không?

Đã hỏi: 28-06-2024
Em chào Bác sĩ ạ. Bác sĩ ơi em đang mang bầu ở tuần thứ 33, em có làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ thì phát hiện mình đã bị tiểu đường và cần...

Thai lưu có tự ra không?

Đã hỏi: 22-06-2024
Xin chào Bác sĩ. Bác sĩ ơi em muốn hỏi Bác sĩ một câu hỏi ạ. Em đã có thai được 36 tuần, tự nhiên em bị đau bụng dưới, âm đạo xuất hiện máu...
19001806 Đặt lịch khám